Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ MƯỜI BA

Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM TÍN HỦY THỨ BỐN MƯƠI MỐT

          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Có đại Bồ-Tát tin hiểu Bát-Nhã ba la mật này. Ðại Bồ-Tát ấy từ đâu sanh nơi đây? Phát tâm bồ đề được bao lâu? Ðã cúng dường bao nhiêu đức Phật? Thật hành sáu ba la mật được bao lâu mà  nay có thể tùy thuận và hiểu thâm nghĩa Bát-Nhã ba la mật.
          Ðức Phật nói:
          - Ðại Bồ-Tát này cúng dường chư Phật mười phương đến sanh nơi đây. Ðại Bồ-Tát này đã phát tâm vô thượng bồ đề từ vô lượng vô biên a tăng kỳ trăm ngàn muôn ức kiếp. Từ lúc mơí phát tâm bồ đề, đại Bồ-Tát này thường thật hành sáu ba la mật.
          Này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ-Tát này đã thấy  hay nghe Bát-Nhã ba la mật liền nghĩ rằng tôi thấy Phật, nghe Phật t huyết pháp.
          Này Xá Lợi Phất! Ðại Bồ-Tát này hay tùy thuận hiểu thâm nghĩa Bát-Nhã ba la mật. Vì vô tướng, vô nhị và vô sở đắc vậy.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã ba la mật này, có thể nghe có thể thấy được chăng?
          Ðức Phật nói:
          - Bát-Nhã ba la mật này, không có ai nghe cũng không có ai thấy.
          Bát-Nhã ba la mật, không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
          Thiền na ba la mật, tỳ lê gia ba la mật, sằn đề ba la mật, thi la ba la mật, và đàn na ba la mật, không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
          Tứ niệm xứ đến bát thánh đạo, không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
          Thập lực đến bất cộng pháp, không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
          Phật và Phật đạo, không nghe không thấy, vì các pháp độn vậy.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Thật hành Phật đạo bao lâu mà Bồ-Tát này có thể thật hành thâm Bát-Nhã ba la mật này?
          Ðức Phật nói:
          - Này Tu Bồ Ðề! Trong đây phải phân biệt để nói.
          Có đại Bồ-Tát sơ phát tâm tập thật hành thâm sáu ba la mật, do sức phương tiện nên đối với các pháp không chỗ phá hoại, chẳng thấy các pháp có pháp nào là không lợi ích, cũng trọn chẳng xa rời thật hành sáu ba la mật, cũng chẳng xa lìa chư Phật. Từ một thế giới đến một thế giới, nếu muốn dùng sức thiện căn để cúng dường chư Phật, thời tùy ý liền được. Vĩnh viễn chẳng còn thác sanh trong bụng bà mẹ nhơn loại. Trọn chẳng rời những thần thông, trọn chẳng sanh những phiền não và tâm niệm Thanh Văn Bích Chi Phật. Từ một quốc độ đến một quốc độ để thành tựu chúng sanh thanh tịnh Phật độ.  
          NÀy Tu Bồ Ðề! Chư đại Bồ-Tát có thể tập thật hành thâm Bát-Nhã ba la mật như vậy.
          Lại này Tu Bồ Ðề! Có đại Bồ-Tát thất chư Phật nhiều. Hoặc từ vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp theo chư Phật thật hành sáu ba la mật, vì không sức phương tiện, đều vì có sở đắc, nên lúc nghe giảng thuyết thâm Bát-Nhã ba la mật, liền từ trong chúng hội bỏ đi, chẳng cung kính thâm Bát-Nhã ba la mật và chư Phật. Chư Bồ-Tát ấy hiện nay ngồi trong đại chúng này, nghe thâm Bát-Nhã ba la mật, vì không thích nên bèn bỏ đi.
          Tại sao vậy?
          Vìi những người  này đời trước lúc nghe nói thâm Bát-Nhã ba la mật bèn bỏ đi nên đời nay nghe nói thâm Bát-Nhã ba la mật cũng bỏ đi, thân tâm không hòa.
          Những người này gieo trồng giống nghiệp duyên ngu si.
          Do nghiệp duyên ngu si nên khi nghe giảng th âm Bát-Nhã ba la mật bèn khinh chê. Vì khinh chê thâm Bát-Nhã ba la mật nên tức là khinh chê nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí của tam thế chư Phật.
          Vì người này khinh chê nhứt thiết trí của tam thế chư Phật nên phát khởi nghiệp phá pháp. Do tội phá pháp kết hợp nhơn duyên nên đọa trong đại địa ngục vô lượng trăm ngàn muôn ức năm.
          Những người phá pháp này, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục. Nơi đó lúc hỏa kiếp phát khởi, người này lại dời đến một đại địa ngục ở cõi khác mà thác sanh, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục. Nếu lúc cõi đó hỏa tai phát khởi, thời người này lại thác sanh vào đại địa ngục ở cõi khác. Lần lượt thác sanh như vậy khắp thế giới mười phương. Vì tội phá  pháp chưa hết, nên sanh trở lại cõi này, từ một đại địa ngục đến một đại địa ngục thọ vô lượng khổ. Cõi này phát khởi hỏa kiếp lại thác sanh vào đại địa ngục cõi khác.
          Người này lúc thác sanh vào súc sanh chịu khổ vì tội phá pháp cũng vậy.
          Lúc tội nạng lần mỏng nhẹ, người này hoặc được thân  nhơn loại, sanh vào nhà người sanh manh, hoặc sanh vào nhà chiên đà la, sanh vào những nhà hạ tiện như hốt phân hay khiên thây người chết vân vân. Hoặc không con mắt, hoặc một moắt, hoặc mắt mù, không lưỡi, không tai, không chân tay. Nơi người này thác sanh không có Phật, không có chánh pháp, không có Phật tử. Tại sao vậy? Vì tội phá pháp chứa nhóm quá sâu nặng nên thọ lấy quả báo như vậy.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Tội ngũ nghịch cùng tội phá pháp có tương tợ nhau không?
          Ðức Phật nói:
          - Chẳng nên bảo là tương tợ. Tại sao vậy?
          Nếu có người nghe nói thâm Bát-Nhã ba la mật mà chẳng tin rồi hủy báng rằng chẳng nên học pháp ấy. Ðó là phi pháp, chẳng phải pháp  lành, chẳng phải lời Phật dạy, chẳng phải Phật giáo.
          Người này tự mình hủy báng cũng bảo người khác hủy báng Bát-Nhã ba la mật.
          Người inày tự phá hoại thân mình cũng phá hoại thân  người khác.
          Người này tự uống độc dược giết thân mình cũng đầu độc người khác.
          Người này tự làm mất thân mình cũng làm mất thân người khác.
          Người này tự chẳng tin chẳng biết thâm Bát-Nhã ba la mật cũng làm người khác chẳng tin biết.
          Này Xá Lợi Phất! Ta còn chẳng cho nghe danh tự của người ấy huống là mắt thấy và cùng ở.
          Tại sao vậy?
          Phải biết người này gọi là kẻ làm nhơ chánh pháp, bị sa vào tánh đen trượt suy hoại.
          Những ai nghe và tin dùng lời người này thời cũng thọ khổ như vậy.
          Này Xá Lợi Phất! Nếu người nào phá hủy Bát-Nhã ba la mật thời gọi là kẻ hoại pháp.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Ðức Thế-Tôn nói người hoại pháp phải mang lấy trọng tội mà chẳng nói thân thể lớn nhỏ của người này phải thọ.
          Ðức Phật nói:
          - Chẳng cần nói người này thọ thân lớn nhỏ.
          Tại sao vậy?
          Người phá pháp này nếu nghe thân thể lớn nhỏ mà mình phải thọ thời sẽ thổ máu nóng, hoặc chết hoặc sắp chết.
          Người phá pháp này nghe thân thể như vậy, có trọng tội nư vậy, sẽ rất buồn lo như mũi tên đâm vào tim, sẽ lần khô héo mà nghĩ rằng vì tội phá pháp nên mắc lấy thân đại quỷ thọ vô lượng khổ như vậy.
          Vì thế nên Phật chẳng cho Xá Lợi Phất hỏi thân lớn nhỏ mà người phá pháp này phải thọ.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Xin đức Thế-Tôn nói để làm điều răn sáng suốt cho người đời sau, khiến biết rằng tội nghiệp phá pháp mắc phải thân lớn xấu thọ khổ như vậy.
          Ðức Phật nói:
          - Người đời sau nếu nghe tội phá pháp nghiệp nhơn dầy nặng đầy đủ phải chịu vô lượng khổ rất lâu trong đại địa ngục, cũng đủ làm điều răn sáng suốt rồi.
          Ngài Xá Lợi Phất thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Nếu thiện nam thiện nữ tánh thiện thanh tịnh được nghe pháp này cũng đủ làm chỗ y chỉ, thà mất thân mạng chớ chẳng hủy phá chánh pháp thời sẽ phải thọ lấy sự khổ như vậy.
          Ngnài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Những thiện nam thiện nữ phải khéo nhiếp thân khẩu ý ba nghiệp, chớ để thọ lấy sự  khổ như vậy, hoặc chẳng được thấy Phật, hoặc c hẳng được nghe pháp, hoặc chẳng được thân cận chư Tăng, hoặc sanh ở quốc độ không Phật, hoặc sanh nhà bần cùng, hoặc mọi người chẳng tin thọ lời nói.
          Bạch đức Thế-Tôn! Do nơi khẩu nghiệp nhơn duyên, có tội nặng pháp pháp như vậy chăng?
          Ðức Phật nói:
          - Do nơi khẩu nghiệp nhơn duyên co 1tội nặng phá pháp như vậy.
          Này Tu Bồ Ðề! Người ngu si ấy ở trong Phật pháp xuất gia thọ giới rồi phá thâm Bát-Nhã ba la mật, chê bai chẳng tín thọ.
          Này Tu Bồ Ðề! Nếu phá Bát-Nhã ba la mật, chê bai Bát-Nhã ba la mật, thời là phá nhứt thiết trí của chư Phật mười phương.  Phá nhứt thiết trí  là phá Phật bảo. Phá Phật bảo thời là phá pháp bảo. Phá pháp bảo thời là phá tăng bảo. Phá tam bảo thời là phá chánh kiến của thế gian. Phá chánh kiến thế gian thời là phá tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí. Phá nhứt thiết chủng trí thời mắc vô lượng vô biên a tăng kỳ tội thời phải thọ lấy vô lượng vô biên a tăng kỳ sự ưu khổ.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Có mấy nhơn duyên mà người ngu si này chê bai phá hoại thâm Bát-Nhã ba la mật?
          Ðức Phậ nói:
          - Có bốn nhơn duyên. Một là bị ma sai tử. Hai là chẳng tin thâm pháp, chẳng tin chẳng hiểu, tâm không thanh tịnh. Ba là gần gũi thầy bạn ác, tâm mê tối giãi đãi chấp chặc thân  ngũ ấm. Bốn là nhiều sân giận tự cao khinh người.
          Này Tu Bồ Ðề! Do bốn nhơn duyên trên đây mà người ngu si muốn phá hoại thâm Bát-Nhã ba la mật.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Người tương đắc với bạn ác gieo trồng điều bất thiện chẳng siêng năng tinh tấn tu pháp lành thời khó tin hiểu thâm Bát-Nhã ba la mật này.
          Ðức Phật nói:
          - Ðúng như vậy. Người ấy khó tin khó hiểu thâm Bát-Nhã ba la mật này.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Thế nào Bát-Nhã  ba la mật này rất sâu khó tin khó hiểu?
          Ðức Phật nói:
          - Này Tu Bồ Ðề! Sắc chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sắc.
          Thọ tưởng hành thức chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là thọ tưởng hành thức.
          Ðàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là sáu ba la mật.
          Nội không đến vô pháp hữu pháp không chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô  sở hữu là nội không đến vô pháp hữu pháp không.
          Tứ niệm xứ đến nhứt thiết và nhứt thiết chủng trí chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì tánh vô sở hữu là tứ niệm xứ đến nhứt thiết trí và nhứt thiết chủng trí.
          Này Tu Bồ Ðề! Sắc bốn tể chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậ y? Vì bốn tể tánh vô sở hữu là sắc.
          Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí bốn tể chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì bốn tể tánh vô sở hữu là nhứt thiết c hủng trí.
          Này Tu Bồ Ðề! Sắc hậu tế nhẫn đến n hứt thiết chủng trí hậu tế chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hậu tế tánh vô sở hữu là sắc, nhẫn đến là nhứt thiết chủng trí.
          Này Tu Bồ Ðề! Sắc hiện tại nhẫn đến nhứt thiết chủng trí hiện tại chẳng trói chẳng mở. Tại sao vậy? Vì hiện tại tánh vô sở hữu là sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí.
          Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
          - Bạch đức Thế-Tôn! Những người chẳng chuyên cần tinh tấn, chẳng gieo trồng căn lành, gần gũi bạn ác, giãi đãi, ưa quên, không trí huệ thiện xảo phương tiện, thiệt khó tin khó hiểu Bát-Nhã ba la mật.
          Ðức Phật nói:
          - Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy. Những người ấy thiệt khó tin khó hiểu Bát-Nhã ba la mật này. Tại sao vậy? Vì sắc thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Thọ tưởng hành thức thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh. Nhẫn đến vô thượng bồ đề thanh tịnh thời quả cũng thanh tịnh.
          Lại vì sắc thanh tịnh tức là Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh. Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh tức là sắc thanh tịnh.
          Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh tức là Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh. Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh tức là nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
          Sắc thanh tịnh và Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh không hai không khác không đoạn không hoại. Nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh và Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh không hai không khác không đoạn không hoại.
          Lại này Tu Bồ Ðề! Vì chẳng hai thanh tịnh nên sắc thanh tịnh. Vì chẳng hai thanh tịnh nên nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì chẳng hai thanh tịnh này cùng sắc thanh tịnh đến nhứt tihết chủng trí thanh tịnh không hai không khác.
          Vì ngã thanh tịnh, chúng sanh đến tri kiến giả thanh tịnh nên sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
          Vì sắc nhẫn đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh nên  ngã chúng sanh nhẫn đến tri giả kiến giả thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì ngã đến kiến giả thanh tịnh này cùng với sắc đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh chẳng haichẳng khác không đoạn không hoại.
          Này Tu Bồ Ðề! Vì tham sân si thanh tịnh nên sắc đến nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì tham sân si thanh tịnh cùng với sắc đến  nhứt thiết chủng trí thanh tịnh chẳng hai chẳng khác.
          Này Tu Bồ Ðề! Vì vô minh thanh tịnh nên hành thanh tịnh. Vì hành thanh tịnh nên thức thanh tịnh. Vì thức thanh tịnh nên danh sắc thanh tịnh. Vì danh sắc thanh tịnh nên lục nhập thanh tịnh. Vì lục nhập thanh tịnh nên xúc thanh tịnh. Vì xúc thanh tịnh nên thọ thanh tịnh. Vì thọ thanh tịnh nên ái thanh tịnh. Vì ái thanh tịnh nên thủ thanh tịnh. Vì thủ thanh tịnh nên hữu thanh tịnh. Vì hữu thanh tịnh nên sanh thanh tịnh. Vì sanh thanh tịnh nên lão tử thanh tịnh. Vì lão tử thanh tịnh nên Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh. Vì Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh nên thiền na thanh tịnh. Nhẫn đến vì đàn na thanh tịnh nên nội không thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến vô pháp hữu pháp không thanh tịnh. Vì vô pháp hữu pháp không thanh tịnh nên tứ niệm xứ nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Vì nhứt thiết trí thanh tịnh nên nhứt thiết chủng trí thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì nhứt thiết trí này cùng với nhứt thiết chủng trí không hai không khác không đoạn không hoại.
          Lại này Tu  Bồ Ðề! Vì Bát-Nhã  ba la mật thanh tịnh  nên sắc thanh tịnh. Nhẫn đến vì Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh nên nhứt thiết trí thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì Bát-Nhã ba la mật này cùng với nhứt thiết trí không hai không khác.
          Này Tu Bồ Ðề! Vì thiền na ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Nhẫn đến vì đàn na ba la mật thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Vì nội không thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh. Vì tứ niệm xứ thanh tịnh nên nhẫn đến nhứt thiết trí thanh tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Vì nhứt thiết trí thanh tịnh nên nhẫn đến Bát-Nhã ba la mật thanh tịnh.
          Này Tu Bồ Ðề! Vì hữu vi thanh tịnh nên vô vi thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì hữu vi thanh tịnh cùng với vô vi thanh tịnh không hai không khác không đoạn không hoại.
          Này Tu Bồ Ðề! Vì quá khứ thanh tịnh nên vị lai và hiện tại thanh tịnh. Vì vị lai thanh tịnh nên quá khứ và hiện tại thanh tịnh. Vì hiện tại thanh tịnh nên quá khứ và vị lai thanh tịnh.
          Tại sao vậy? Vì hiện tại thanh tịnh cùng với quá khứ và vịl ai thanh tịnh không hai không khác không đoạn không hoại vậy.