Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ HAI MƯƠI MỐT


Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

 

PHẨM ĐẲNG HỌC THỨ SÁU MƯƠI BA 

 

            Ngài Tu Bồ Ðề thưa:
            Bạch đức Thế-Tôn! Những gì là đẳng  pháp của đại Bồ-Tát mà Bồ-Tát phải học?
            Này Tu Bồ Ðề! Nội không đến vô opháp hữu pháp không là đẳng pháp của Bồ-Tát.
            Sắc và sắc tướng không, thọ tưởng hành thức và thọ tưởng hành thức tướng không, nhẫn đến vô thượng bồ đề và vô thượng bồ đề tướng không là đẳng pháp của Bồ-Tát.
            Ðây gọi là đẳng pháp của đại Bồ-tát. An trụ trong đẳng pháp này mà đại Bồ-Tát được vô thượng bồ đề.
            Bạch đức Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát vì sắc tận, vì sắc ly, vì sắc diệt, vì sắc bất sanh nên học, đó là học nhứt thiết chủng trí?  Nhẫn đến vì tứ niệm xứ đến pháp bất cộng: tận, ly, diệt và bất sanh nên học nhứt thiết chủng trí?
            Này Tu Bồ Ðề!  Vì sắc đến pháp bất cộng: tận. ly, diệt và bất sanh nên học, đó là học nhứt thiết chủng trí.
            Này Tu Bồ Ðề! Theo ý ngươi thế nào? Sắc như, nhẫn đến vô thượng bồ đề như, Phật như. Các như đó có tận có diệt có đoạn chăng?
            Bạch đức Thế-Tôn! Không.
            Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát học như đó là học nhứtt hiết chủng trí, chẳng tác chứng, chẳng diệt chẳng đoạn như vậy. Học như thế ấy là đại Bồ-Tát học nhứt thiết chủng trí.
            Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát học như vậy là học sáu ba la mật, là học tứ niệm xứ đến học pháp bất cộng. Nếu học tứ niệm xứ đến pháp bất cộng, đó là học nhứt thiết chủng trí.
            Này Tu Bồ Ðề! Học như vậy là cùng tận mé bờ của các môn học. Ma và thiên ma chẳng phá hoại được. Học như vậy thì thẳng đến bực bất thối chuyển. Học như vậy là học đạo sở hành của Phật. Học như vậy là được pháp ủng hộ, là học đại từ đại bi, là học tịnh Phật quốc độ thành tựu chúng sanh.
            Này Tu Bồ Ðề! Học như vậy là học ba lần chuyển  mười hai hành pháp luân. Học như vậy là học độ chúng sanh. Học như vậy là học chẳng dứt giống Phật. Học nhưv ậy là học mở cữa cam lồ. Học như vậy là học muốn hiển thị tánh vô vi.
            Này Tu Bồ Ðề! Người hạ liệt chẳng thể học được như vậy. Người học như vậy là vì muốn cứu vớt chúng sanh chìm đắm trong sanh tử.
            Người học như vậy trọn chẳng sa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, trọn chẳng sanh vào nhà chiên đà la, trọn chẳng mang tật điếc đui câm ngọng què thột, các căn đầy đủ, quyến thuộc thành tựu trọn chẳng cô độc nghèo cùng.
            Người học như vậy trọn chẳng sát sanh, nhẫn đến trọn chẳng tà kiến.
            Người học như vậy chẳng sanh sống tà mạng, chẳng gần  người ác người phá giới.
            Người học như vậy do sức phương tiện nên chẳng sanh cõi trời Trường Thọ. Những gì là sức phương tiện? Như trong Bát-Nhã ba la mật đã nói: Ðại Bồ-Tát do sức phương tiện mà nhập tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định mà chẳng theo thiền tâm định để thọ sanh.
            Này Tu Bồ Ðề! Bồ-Tát học như vậy, ở trong tất cả  pháp được thanh tịnh, đó olà thanh tịnh tâm Thanh Văn, tâm Bích Chi Phật vậy.
            Bạch đức Thế-Tôn! Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh, sao đức Phật dạy rằng Bồ-Tát ở trong tất cả pháp được thanh tịnh?
            Này Tu Bồ Ðề! Ðúng như vậy. Tất cả pháp bổn tánh thanh tịnh. Ở trong các pháp đó, nếu đại Bồ-Tát tâm thông đạt chẳng mê mờ, đó chính là Bát-Nhã ba la mật.
            Các pháp như vậy, tất cả phàm phu chẳng biết chẳng thấy.
            Vì những chúng sanh đó mà đại Bồ-Tát hành đàn na ba la mật đến Bát-Nhã ba la mật, hành tứ niệm xứ đến nhứt thiết chủng trí.
            Này Tu Bồ Ðề! Học như vậy, Bồ-Tát ở trong tất cả pháp được mười trí lực, bốn vô sở úy. Học như vậy để biết tâm xu hướng của tất cả chúng sanh.
            Ví như ở quả đất, một ít chỗ sản xuất vàng bạc châu báu.
            Cũng vậy, trong chúng sanh có số ít người học được Bát-Nhã ba la mật, còn phần nhiều sa vào Thanh Văn, Bích Chi Phật.
            Ví như trong loài người ít người tạo nghiệp chuyển luân Thánh Vương còn người tạo nghiệp tiểu vương thì đông.
            Cũng vậy, một số ít chúng sanh hành Bát-Nhã ba la mật cầu nhứt thiết chủng trí, phần đông học đạo Thanh Văn đạo Bích Chi Phật.
            Này Tu Bồ Ðề! Trong hàng chư Bồ-Tát phát tâm cầu vô thượng bồ đề, ít cóo người hành trúng như lời, mà phần nhiều sa vào bực Thanh Văn, bực Bích Chi Phật. Nhiều Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật không có sức phương tiện, số ít người trụ bực bất thối chuyển.
            Này Tu Bồ Ðề! Vì thê nên đại Bồ-Tát muốn trụ bực bất thối chuyển, phải học bát-Nhã ba la mật sâu xa này.
            Lại này Tu Bồ Ðề! Lúc học Bát-Nhã ba la mật đại Bồ-Tát chẳng sinh lòng tham lam, căm giận, ngu si, giải đãi, tán loạn, phá giới, chẳng sanh tâm lầm lỗi khác, chẳng sanh tâm nắm lấy sắc tướng, nắm lấy thọ tưởng hành thức tướng, chẳng sanh tâm nắm lấy tướng tứ niệm xứ đến vô thượng bồ đề.
            Tại sao vậy? Vì đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật này không có pháp để được.
            Vì không có pháp để được nên chẳng sanh tâm nắm lấy tướng.
            Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-tát học Bát-Nhã ba la mật sâu xa như vậy thì tổng nhiếp tất cả ba la mật, làm cho các ba la mật được tăng trưởng, các ba la mật đều tùy tùng. Vì Bát-Nhã ba la mật sâu xa này là chỗ vào của tất cả ba la mật.
            Ví như trong ngã kiến nhiếp hết sáu mươi hai kiến.
            Cũng vậy, Bát-Nhã ba la mật này nhiếp hết các ba la mật.
            Ví như người chết, vì mạng căn diệt nên các căn khác cũng đều diệt theo.
            Cũng vậy, lúc đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật sâu xa này thì các ba la mật đều tùy tùng.
            Này Tu Bồ Ðề! Muốn cho các ba la mật được thành tựu rốt ráo, đại Bồ-Tát phải học Bát-Nhã ba la mật sâu xa này.
            Ðại Bồ-Tát học Bát-Nhã ba la mật sâu xa này thì lên trên tất cả chúng sanh.
            Này Tu Bồ Ðề! Trong cõi Ðại Thiên chúng sanh có nhiều chăng?
            Bạch đức Thế-Tôn! Chúng sanh trong DIêm Phù Ðề còn rất nhiều huống là trong cõi Ðại Thiên.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu tất cả chúng sanh tro ng cõi Ðại Thiên đồng thời được thân người đều chứng vô thượng bồ đề, có vị Bồ-Tát đem y phục, đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men cúng dường bao nhiêu Phật như vậy, do nhơn duyên cúng dường đó được phước nhiều chăng?
            Bạch đức Thế-Tôn! Tất nhiều, rất nhiều.
            Này Tu Bồ Ðề! Phước ấy không nhiều bằng thiện nam, thiện nữ học Bát-Nhã ba la mật chánh ức niệm thật hành đúng như lời.
            Tại sao vậy? Vì bát-Nhã ba la mật có thế lực làm cho đại Bồ-tát được vô thượng bồ đề.
            Thế nên, này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát muốn lên trên tất cả chúng sanh thì phải học Bát-Nhã ba la mật. Muốn làm chỗ cứu hộ cho chúng sanh không được cứu hộ, muốn làm chỗ chúng về nương cho chúng sanh không chỗ về nương, muốn làm con đường rốt ráo cho chúng sanh không có đường rốt ráo, muốn làm mắt sáng cho chúng sanh mù, muốn được công đức Phật, muốn làm Phật tự tại du hí, muốn làm Phật sư tử hống, muốn động chuông Phật, đánh trống Phật, thổi ốc Phật, lên tòa Phật cao thuyết pháp, muốn dứt nghi cho tất cả chúng sanh thì phải học Bát-Nhã ba la mật sâu xa.
            Này Tu Bồ Ðề! Nếu đại Bồ-Tát học Bát-Nhã ba la mật sâu xa thì không công đức lành nào mà chẳng được.
            Bạch đức Thế-Tôn! Ðại Bồ-Tát đó chừng có được công đức Thanh Văn, Bích Chi Phật chăng?
            Này Tu Bồ Ðề! Ðều có thể được cả, nhưng chẳng an trụ trong đó, dùng trí quán xong liền thẳng qua nhập vào ngôi vị Bồ-Tát.
            Ðại Bồ-Tàt học như vậy thì gần nhứt thiết chủng trí mau được vô thượng bồ đề.
            Ðại Bồ-Tát học như vậy thì làm phước điền cho tất cả Thiên, Nhơn, A Tu La ở thế gian.
            Học như vậy, đại Bồ-Tát lên trên bực Thanh Văn, Bích Chi Phật, mau gần nhứt thiết chủng trí.
            Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bò-Tát học như vậy thì gọi là chẳng bỏ rời Bát-Nhã ba la mật, thường hành Bát-Nhã ba la mật.
            Này Tu Bồ Ðề! Ðại Bồ-Tát học Bát-Nhã ba la mật sâu xa như vậy, phải biết là bực bất thối chuyển Bồ-Tát, mau gần nhứt thiết chủng trí, xa rời Thanh Văn, Bích Chi Phật, gần vô thượng bồ đề.
            Này Tu Bồ Ðề! Lúc hành Bát-Nhã ba la mật, nếu đại Bồ-Tát này nghĩ rằng: đây là Bát-Nhã ba la mật, tôi do Bát-Nhã ba la mật này mà được nhứt thiết chủng trí. Nếu đại Bồ-Tát có ý nghĩ như trên thì chẳng gọi là hành Bát-Nhã ba la mật.
            Nếu Bồ-Tát lúc hành Bát-Nhã ba la mật mà không có ý nghĩ: đây là Bát-Nhã ba la mật, đây là  người có Bát-Nhã ba la mật, đây là pháp Bát-Nhã ba la mật, đây là người hành Bát-Nhã ba la mật được vô thượng bồ đề. Nếu Bồ-Tát chẳng aó ý nghĩ như trên thì gọi là hành Bát-Nhã ba la mật.
            Này Tu Bồ Ðề! Nêu Bồ-Tát nghĩ rằng không có Bát-Nhã  ba la mật ấy, không có người có Bát-Nhã ba la mật ấy, không có hành Bát-Nhã ba la mật được vô thượng bồ đề. Tại sao? Vì tất cả pháp như, pháp tánh, thiệt tế, thường trụ vậy. Hành như vậy, đó là đại Bồ-Tát hành Bát-Nhã  ba la mật.