Thư Viện Chùa Dược Sư
CÁC BÀI VIẾT VỀ VU LAN
TỪ "MẸ" TRONG NGÔN NGỮ THẾ GIỚI
Lê Trung Hoa
---o0o---
 
Từ lâu, người ta đã thấy có sự trùng hợp kỳ lạ ở các phụ âm đầu của những từ chỉ người mẹ trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Dù tư liệu còn hạn chế, chúng tôi cũng đã tìm thấy 29 ngôn ngữ ở Việt Nam và trên thế giới có 49 từ chỉ người mẹ khởi đầu bằng "M".
Ở Việt Nam, ta có Mế (Mường), Mê, Manda (Thái), Mẻ (Tày), Mê (Nùng), Mi (Giarai), Mê (Koho), Mê (Bana), Mê (Raglai), Mé (Chàm), Mata, Mđai (Khơme)...
Trong một số ngôn ngữ ở châu Á٬ cũng thấy có hiện tượng này. Mê, Manda (Thái Lan), Mệ, Manda (Lào), Mẫu, Ma (Trung Quốc), Mata, Mati (Pali), Mata, Mati (Sanskrit)...
Ở các ngôn ngữ Ấn - Âu, hiện tượng này cũng xuất hiện : Mère, Marâtre, Maman (Pháp), Mat, Mama (Nga), Mutter (Đức), Mater (Tiếng Latinh), Madre (Tây Ban Nha), May (Bồ Đào Nha), Modir (Bắc Âu cổ), Mothir (Ailen), Mati (Slave cổ), Moté (Lítva), Mêter (Hy Lạp), Mayr (Acmêni)...
Đặc biệt, trong tiếng Việt và Anh, mỗi ngôn ngữ có đến sáu từ chỉ người mẹ khởi đầu bằng "M". Tiếng Việt : Mẹ, Má, Mạ, Mệ, Mẻ, Me (có lẽ Me mượn từ Mère của Pháp vì từ này chỉ dùng ở các thành phố). Tiếng Anh : Mother, Mum, Mummy, Mama, Mamma, Mammy.
            Tại sao có hiện tượng đặc biệt này ?
Lý do cũng dễ hiểu. Phụ âm đầu "M" là phụ âm rất dễ phát âm. Trẻ con chỉ cần bật hai môi là thành tiếng, và những tiếng bập bẹ đầu tiên của đứa trẻ được người lớn coi là tiếng đứa trẻ gọi người mẹ, người thân nhất, có quan hệ nhiều nhất đến sự sống của nó. Do đó, chúng ta không lấy làm lạ vì hầu hết các từ mẹ trong các ngôn ngữ trên thế giới chỉ có một, hai âm tiết (vì hơi của trẻ con ngắn), chứ không dài như các từ khác
--o0o--