Thư Viện Chùa Dược Sư
CÁC BÀI VIẾT VỀ VU LAN
NGƯỜI THẦY THUỐC GIỎI
---o0o---
 
Chùa Kỳ-Quang vào một ngày trước lể Phật đản sanh. Qúi thầy, qúi ni sư và chư phật tử đang bận rộn với việc chuẩn bị cho ngày đại lễ sắp đến. Bên trong nhà hậu tổ, hòa thượng Thiện Quang đang ngồi trong tư thế kiết già, tay ngài vẩn đều đặn lần từng hạt chuổi bồ đề. Phía dưới bồ đoàn là một thiếu phụ trẻ đang ôm hai đứa bé sanh đôi qùi trước mặt ngày, kế bên là ba cô con gái từ ba đến năm tuổi ngoan ngoãn qùi bên cạnh mẹ.
            Người thiếu phụ chưa dứt cơn xúc động, những giọt nước mắt buồn tủi vẩn không ngớt tuôn rơi trên gương mặt còn trẻ ! Bạch thầy sao đời con khổ quá. Cha con mất sớm mẹ con thì ở quá xa. Chồng con thường xuyên vắng nhà, con cái đau ốm liên miên,một thân một mình với năm đứa con còn nhỏ dại, nhiều lúc không biết phải làm sao nữa. Nay hai đứa bé song sanh nầy cùng bệnh nặng. Bác sĩ bảo phải đưa vào bệnh viện Saint Paul, ở đó họ có đầy đủ phương tiện may ra cứu chữa được cho chúng. 
            Con không biết chúng sẽ sống chết ra sao nhưng con nguyện mang hai cháu xuống đây để xin ký thác cho thầy, cầu xin thầy thu nhận để nếu như hai cháu còn sống thí nguyện đời đời theo làm đệ tử Phật còn như mà chết thì cũng cầu vảng sanh theo hầu dưới chân Phật. Hòa thượng Thiện Quang đưa mắt hiền từ nhìn người nữ đệ tử tại gia vơí lòng đầy thương xót, ngài cất giọng dịu dàng nói: Diệu Cảnh, con theo thầy đã lâu,lòng tin theo Phật của con thật bền chặc,thì chắc con cũng hiểu vì sao Ðức Phật từ bỏ cung vàng điện ngọc để đi tu, tất cả cũng chỉ vì chúng sanh, tất cả cũng vì lo tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi vòng sinh tử luân hồi thoát cảnh nhiều đời nhiều kiếp trôi lăn trong lục đạo do nhân duyên và nghiệp quả của chúng sanh đã tạo ra. a. 
            Diệu Cảnh con ! Ðạo pháp thâm sâu khó thể nghĩ bàn do đó con cần nhiều thời gian để chiêm nghiệm và học hỏi. Con phải luôn luôn tâm niệm rằng muốn thoát khỏi cảnh phiền nảo thì phải giử tâm luôn an định mà muốn tâm an định con cần chuyên niệm phật dù lúc con đang vui mừng hay lòng con đang đau khổ. Khi con tưởng niệm và lòng con thành tâm cầu nguyện thì sẽ được chư Phật và Bồ Tát độ trì thoát qua cơn khổ nạn, lòng con sẽ thấy an nhiên tự tại. Con hảy nhớ bất cứ lúc nào hay khi đang gặp cảnh khổ nạn con luôn cầu nguyện và niệm danh hiệu của đức Quan Thế Âm Bồ Tát vì ngài là vị Bồ Tát có hạnh nguyện và năng lực tầm thinh cứu khổ. 
Nói xong Hòa thượng Thiện Quang đặt tay lên đầu của hai đứa bé để chú nguyện và  thọ nhận sự ký thác. Sau khi được thầy thọ nhận cho các con qui y Tam bảo, người thiếu phụ trẻ đã vội vàng mang con đến nhập viện . Tại đây các bác sĩ đã cấp tốc cho bé Lam vào nằm tại phòng săn sóc đặc biệt, còn bé Sơn thì đưa vào phòng bệnh thường trực. Người thiếu phụ như con thoi tất tả ngược xuôi,vất vả chạy từ phòng nầy sang phòng khác để trông chừng và săn sóc cho hai con vì hai đứa bé nằm ở hai phòng riêng biệt. Rồi bà lại phải tất tưởi chạy về nhà lo cơm nước cho ba đứa con gái còn nhỏ dại sau đó mới nhờ người hàng xóm tốt bụng trông chừng dùm. 
Ba hôm sau vào buổi sáng sớm người ta thấy bà vội vàng chạy từ hành lang dài dẩn vào phòng cấp cứu của bé Lam. Vừa bước chân vào cửa phòng cấp cứu bà đã vội hỏi cô con bác hàng xóm ! Bưởi à! Em ra sao mà cháu ngũ quên như thế,cô dặn cháu đừng rời em ra mà cháu lại quên rồi. Bưởi đưa tay lên dụi mắt rồi nói ! ơ cô đừng có lo quá, con thấy em ngũ yên nên con mới ra đây đó, không kịp nói thêm một lời với Bưởi người thiếu phụ chạy vội đến bên giường nhìn con đang nằm yên lặng, bà đưa tay đặt lên trán con một cảm giác yên lặng lành lạnh trong tay bà, bà vội đưa tay lên mủi con và không cảm thấy một hoi thở nhẹ... Bà cuống quít lên .. .Gọi bác sĩ nhanh lên Bưởi ơi, bà cảm tưởng như không đứng nổi trên đôi chân khi vị Bác sĩ người pháp ngỏ lời chia buồn, toàn thân bà như lịm đi cho đến khi một dì phước vào chuẩn bị cho việc làm lễ rửa tội cho đứa bé thì bà mới giật mình và nói rằng không được. Người nử tu hỏi tại sao? Xin bà tha lỗi, đứa bé nầy không thễ rữa tội cho nó được bởi vì nó đã được chú nguyện đễ theo hầu dưới chân Ðức Phật, bởi vì nó đã được qui y tam bảo và dù sống hay chết thì nó chỉ đi theo một con đường duy nhất mà thôi. Nói rồi bà quay lại nhìn đứa con trai bé nhỏ của mình, nó đã ra đi trong sự trong sạch và thanh tịnh, nhìn gương mặt xin xắn của đứa bé như thiên thần trong lòng bà. Bà cuối xuống đặt hai tay con lên ngực và bà chấp tay lại bắt đầu cầu nguyện với một lòng thành khẩn cho bé Lam được vảng sanh tịnh độ. 
Còn bé Sơn mỗi ngày một bệnh nặng thêm, bé được chuyễn vào phònng cấp cứu cũng căn phòng mà trước đây bé Lam đã nằm. Cũng tại chiếc giường nầy bé Lam đã ra đi, bây giờ trên chiếc giường nầy bé Sơn nằm thiêm thiếp, hơi thởi nhẹ mong manh, không ăn không uống. Người mẹ lẵng lẽ quan sát cô y tá khi cô mang dụng cụ đến bên giường đễ làm xét nghiệm máu, cô đã phải thữ nhiều nơi trên thân thễ bé nhỏ đó mới lấy đủ số lượng máu cần thiết. Nhìn những giọt máu được rút đi từ thân thễ nhỏ bé của con mình bà đã tưởng chừng như chính những giọt máu của mình đang được rút ra khỏi trái tim của bà. Những giọt máu đó đã ra đi và sẽ vỉnh viễn không bao giờ trở lại với trái tim, cũng như bé Lam  đã vĩnh viễn không trỡ lại cõi thế gian nầy.  
Từng phút trôi qua bà chợt bà chợt tưởng đến lúc bà lại có thể mất đi bé Sơn! Bà hoảng hốt kêu lên không, không, tôi phải cứu nó bằng mọi cách, tôi phải rời khỏi nơi đây ngay, như có một động lực thôi thúc mãnh liệt, bà gỡ tháo dây truyền thuyết thanh, lấy vội tấm khăn lông quấn vội đứa bé vào và ôm con rời khỏi phòng. Bóng tối choàng xuống vạn vật như giúp bà thêm phần can đảm bà rảo bước cố gắng đi nhanh nhưng con đường như dài ra với những hành lang dài sâu hun hút. Bà có cãm giác như có những trỡ lực vô hình trì kéo bà lại, bà cảm thấy hoảng hốt dường như hai chân bà muốn quị xuống mệt quá sức bà ngồi xuống dựa lưng vào tường: Con nhớ dù trong bất cứ tình huống nào con cũng phải luôn thành tâm niệm phật và cầu nguyện đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bà bắt đầu lâm râm khấn nguyện. 
Vừa lúc ấy người nữ y tá trực đã phát hiện được sự mất tích của bé Sơn nên báo động mọi người biết và cuối cùng họ đã tìm thấy bà. Khi họ kêu gọi bà nhất định không mang con trở lại phòng. Người y tá trưởng đã giận dữ buộc bà phải gặp bác sĩ trực ca đêm ấy để được giải quyết.  
Vì bác sĩ trẻ tuổi đã tốt nghiệp từ Pháp về hiện đang phục vụ cho khoa cấp cứu nhi đồng đã không khỏi ngạc nhiên khi nghe báo cáo. Ông ngồi yên lặng khá lâu và quang sát người thiếu phụ đoạn cất tiếng hỏi: Con của bà đau nặng đến thế tại sao bà không để bình viện chữa trị mà bà lại lén mang cháu đi như thế, bà không biết là làm như thế là nguy hại đến tính mạng của cháu bé,bộ bà không thương con của bà sao? Thưa bác sĩ tôi là mẹ, có người mẹ nào mà không thương con của mình, chính vì thương con nên tôi thấy tôi cần phải mang cháu đi ngay. Tai Sao? Nếu bà giải thích hợp lý thì tôi để bà mang cháu đi, còn không thì bà nên để  cháu lại cho chúng tôi săn sóc, chứ theo báo cáo theo dỏi bệnh lý thì e rằng chau không qua khỏi  đêm nay...
Thưa bác sĩ nếu đã như thế thì xin cho phép tôi mang con về chứ đã bao nhiêu ngày cháu không ăn uống gì cả mà cứ lấy máu đi thử nghiệm mãi thì e rằng cháu không chết vì bệnh mà chết vì bị thiếu máu. Bà thật là không hiểu gì cả, chúng tôi muốn giúp bà mà bà còn nói như vậy.  Thưa bác sĩ tôi quê mùa ít học nghĩ sau thi nói vậy, vì cũng chính nơi đây cách một tuần lễ cũng chính những phương pháp nầy một đứa con của tôi đã vĩnh viễn ra đi, nay bằng mọi cách tôi xin đêm cháu về, xin bác sĩ vui lòng giúp cho, dù cháu sống hay chết tôi cũng thành thật mang ơn bác sĩ. Thôi được, bà đã cương quyết tôi không còn cách nào hơn chỉ e rằng đứa bé không qua khỏi đêm nay, tôi sẽ làm giấy bà ký vào đây và chịu hoàn toàn trách nhiệm sau nầy không thể khiếu nại vì bất cứ lý do gì. Ngoài ra tôi cho bà toa thuốc nầy nếu bà cảm thấy cần thì dùng cho cháu. 
Về đến nhà người mẹ vẫn ôm chặc con vào lòng và dùng hơi ấm của mình để ấp ủ cho tân thể bé nhỏ đang lạnh dần . Bà dùng bàn tay nhẹ nhàng xoa bóp thân thể của bé Sơn nguyện thì thầm những lời thành khẫn cầu nguyện cùng đức linh cảm Quan Thế Âm Bồ Tát. Một đêm đã trôi qua bà vẫn không hay biết, mãi cho đến khi đứa bé cất tiếng rên nhỏ và khóc lên thì bà vừa dừng lời cầu nguyện. Dòng lệ vui mừng lăn trên đôi gò má, trên gương mặt bà thoáng lên một tia hy vọng bà nhỏ từng giọt sữa vào đôi môi khô khốc của con và không ngớt thì thầm: "Con phải sống ,con sẽ lớn lên thành trẻ ngoan". 
Một năm sau tại đường Hòa Hảo, vào một buổi sáng chử nhật đẹp trời, người thanh niên trẻ đứng trong sân nhà một người bạn nhìn sang ngôi nhà bên cạnh, anh thấy đàn trẻ bốn đứa đang chơi đùa ngoài sân, lồng anh cảm thấy dạt dào tình thương với  tuổi thơ. Anh nghĩ đến ngày còn bé thơ anh cũng đã có một thời hồn nhiên dễ thưong như thế, đột nhiên anh nhìn thấy người thiếu phụ đang đúng trước mái hiên để trông chừng đám trẻ kia có vẽ như quen quen chừng như anh đã gặp đâu đó.
Người mẹ ấy dường như cũng đã nhận ra anh nên bà gật đầu chào. Anh bước đến gần bờ rào và cất tiếng:
- Chào bà, các cháu đây là con của bà à, trong các cháu thật ngoan, xin đẹp và khoẻ mạnh, thật là một gia đình hạnh phúc. Thưa bà tôi thấy bà thật quen, xin lỗi bà hình như tôi đã gặp bà ở đâu rồi! Vâng, thưa bác sĩ! Ông đã nhớ rất đúng! Chúng ta đã có dịp gặp nhau, tôi là người mẹ đã ôm con trốn ra bệnh viện vào một đêm tối trời và đã bị bác sĩ bắt trở lại, chuyện ấy cách đây một năm.
- A! Thì ra là bà đây, thật không ngờ được gặp lại bà, thế cháu bé ra sau? Chắc cháu đã...thành thật chia buồn với bà.
- A! Thưa không bác sỉ đã lầm rồi! A! bác sĩ thấy không cái thằng bé đang ráng sức chạy theo các chị của kia kìa, nó chính là đứa bé đã từng là bệnh nhân của bác sỉ đó!
- Thật à, thật là  một điều kỳ diệu, trong cháu lớn hẵn ra và thật là khỏe mạnh, thật tình mà nói tôi không ngờ đấy! Vâng thưa bác sĩ năm nay cháu vừa tròn ba tuổi, tôi thành thật xin chúc mừng bà, thế bà đem cháu đi bác sĩ nào và chửa trị ra sao? Dùng loại thuốc gì? Bà có thể vui lòng kể lại cho tôi nghe được không?  
- Thưa bác sĩ từ lúc rời khỏi bệnh viện St Paul là tôi đêm cháu về thẳng nhà vì các vị bắc sĩ khác đã từng cho tôi biết chỉ có bệnh viện St Paul mới co đủ phương tiện và chuyên môn để cứu cháu mà thôi.  Lúc ấy bác sĩ cũng đã nói vơí tôi rằng cháu không có nhiều hy vọng lắm do đó tôi đành mang cháu về nhà. Bước đầu tôi ủ ấm thân thể cháu rồi xoa bóp tay chân cho nó, lúc ấy tôi chỉ một lòng hướng nguyện lời dạy của thầy tôi, là niệm danh hiệu của đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật và đức Quan Thế Âm Bồ Tát...
Sau đó khi cháu tỉnh lại thì tôi cho cháu dùng sữa và nước ép thịt bò cùng với nước súp hầm rau cải. Còn thuốc thì tôi chỉ dùng mổi toa thuốc bác sĩ cho đó thôi, cho đến khi cháu hết bệnh thì cũng vừa hết thuốc. Gia đình tôi rất cảm ơn bác sĩ những gì mà bác sĩ đã giúp đỡ chúng tôi.
                Thưa bà! Thật sự thì chúng tôi chẵng giúp được gì cho bà. Lúc ấy tôi chỉ ghi cho bà một cái toa thông thường vì tôi nghĩ chắc cháu cũng không cần dùng đến, nảy nghe bà kể lại tôi cảm thấy hết sức phi thường và kỳ diệu, những niềm tin và lời cầu nguyện của bà thật sự vượt qua khỏi kiến thức y học của chúng tôi đang có. Tôi phải hết sức cảm ơn bà mới đúng, những gì bà cho tôi được biết ngày hôm nay, nó cũng chính là một bài học mà tôi cần phải tham khảo để có thể được phục vụ hửu hiệu hơn cho các bệnh nhân khác.
            Câu chuyện đến đây bị cắt ngang vì tiếng khóc của bé Sơn gọi mẹ, bé trược chân té.
Bà mẹ chạy đến ôm con lên và cất tiến dổ dành ba cô bé gái cũng chạy a lại ôm chầm lấy mẹ. Nhìn gương mặt rạng rở của bà lúc đang âu yếm các con. Vị bác sĩ nghĩ thầm bà ấy thật sự là người mẹ hiền và cũng là người thầy thuốc giỏi.
Ngoài kia nắng vẩn lên cao như trong lòng của vị bác sĩ trẻ cũng có một niềm tin đang nẩy mầm và vươn lên trong nắng mới..
--o0o--