Vía Phật - Bồ Tát Trong Năm
Tục Trồng Cây Nêu

 

Một trong những cổ tục khó thiếu trong những ngày Tết của Việt Nam là cây nêụ 
Nêu là một cây tre hay cây bương (một loại tre lớn rỗng ruột, thường dùng làm cột nhà hay máng nước) dài khoảng 5 hay 6 thước tâỵ Ở ngọn cây tre hay bương này người ta đeo một vòng tròn nhỏ có buộc nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã; bùa trừ tà; cành xương rồng; bầu rượu bện bằng rơm; hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời; giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung nữạ.... Mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui taị... Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễụ...
Đặc biệt vào buổi  tối, người ta treo một lồng đèn ở cây nêu để Tổ Tiên biết đường mà về nhà ăn Tết với con cháụ Vào đêm trừ tịch, cũng như ngày mồng một Tết, người ta còn cho đối pháo ở cây Nêu để mừng Tổ Tiên về ăn tết, mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.v.v.. Ở Bắc phần Việt Nam nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo quân về trờị Chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa, vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, màngười ta phải trồng cây nêu để trừ tà....
Tục Xông Đất
Tục lệ xông đất đã có lâu đời ở nước tạ Người dân Việt Nam quan niệm ngày mồng Một là ngày đầu của một năm. Họ cho rằng vào ngày mồng Một, nếu mọi việc xảy ra suôn sẻ, mau mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành thuận lợị Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối một năm, mọi người có ý tìm xem những người nào vui vẻ, linh hoạt, đạo đức, và thành công trong bà con hay láng giềng để nhờ sang thăm. Tục này gọi là tục xông đất.
            Người khách đến xông đất phải đến thăm sáng sớm ngày mùng Một (vì muốn là người khách đầu tiên), mang theo quà biếu như trái cây, bánh mứt, và tiền lì xì cho trẻ con trong nhà. Chủ nhà, do đã sắp đặt trước, sẽ tiếp đón niềm nở và nhận những lời chúc tốt lành. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc Tết chừng năm mười phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thong suốt.
            Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước. Người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tớị.
Chúc Tết & Mừng Tuổi
Sáng sớm mồng một Tết hay ngày "Chính đán", mọi sinh hoạt ngừng lại, các con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng và mừng tuổi lẫn nhaụ Theo tục lệ, cứ năm mới tới, kể cả người lớn lẫn trẻ con, mỗi người tự nhiên tăng lên một tuổị Bởi vậy ngày mồng một Tết là ngày con cháu "chúc thọ" ông bà và các bậc cao niên; và các người lớn thì "mừng tuổi" các trẻ em một cách cụ thể bằng những đồng tiền mới bỏ trong những "phong bao". Tục này ở Nam Phần Việt Nam quen gọi là "lì xì". Tiền mừng tuổi mà mình nhận được trong ngày tết gọi là "Tiền mở hàng". Xưa còn có lệ cho tiền phong bao với số tiền lẻ (chứ không phải là tiền chẵn). ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiềụ
Về chúc Tết, trong ba ngày Tết, những thân bằng quyến thuộc, hoặc những người phải chịu ơn người khác thường phải đi chúc Tết và Mừng Tuổi gia chủ; sau đó xin lễ ở bàn thờ Tổ Tiên của gia chủ. Tục này ngày nay ít còn, vì thì giờ eo hẹp, đường xá xa xôi cho nên đã được thay thế bằng những thiệp "Chúc Mừng Năm mới" hay "Cung Chúc Tân Xuân"
Tục Gửi Tết và Biếu Quà Tết
Vào dịp Tết, để bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổ Tiên hoặc người dưới đối với người trên; hoặc những người mà mình phải chịu ơn hay quý mến, người ta thường hay mua sắm những quà Tết (chẳng hạn như bánh chưng, hoa quả, mứt...) để đem đi tặng biếụ Tục lệ biếu Tết này trước đây rất phổt thông, nào là học trò tết thầy, con nợ tết chủ nợ, những người được chữa lành bệnh đi tết các thầy thuốc (thầy lang)..v.v...
Riêng đối với những con, cháu đem quà Tết hay lễ vật tới cùng ở các nhà thờ Tổ Tiên nhân ngày Tết, thì gọi là gửi Tết. Tục này để tỏ lòng biết ơn Tổ Tiên, kính trọng các bậc phụ huynh trưởng và giữ mối liên lạc thân ái trong gia tộc....
Các tục biếu Tết hay gửi Tết này phải được thực hiện trước ngày 30 Tết.
L ì X ì
Chữ lì xì được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ lợi thị (tiền bạc, lợi lộc) trong Hán tự. Để mừng tuổi các em, những người lớn trong gia đình, họ hàng, bạn bè của cha mẹ tặng các em những món tiền nho nhỏ (lì xì) và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt.... Những món tiền này được cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có văn hoa vàng. Cũng như màu hồng thắm, màu đỏ hoặc các màu có sắc đỏ được tin là tượng trưng cho sự may mắn. Thuở trước, sau khi nhận những lời chúc thọ, các vị cao niên trong gia đình lì xì tất cả con cháu bất kể tuổi tác với những món tiền nho nhỏ, vừa bạc lẻ vừa tiền chẵn, ngụ ý chúc con cháu làm ăn phát đạt, tiền bạc sinh sôi nảy nở trong năm.
Xuất Hành & Hái Lộc
Đầu năm mới, người mình còn có tục xuất hành nữạ Xuất hành là đi ra khỏi nhà trong ngày đầu năm để đi tìm cái may mắn cho mình và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày, giờ và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần....
Thường thường, người ta theo các hướng tốt, xuất hành đi lễ chùa, đền hoặc đi chúc Tết các bậc huynh trưởng, thân quyến hay bằng hữụ Đối với nhà nông ngày xưa, đầu năm mới xuất hành còn để chiêm nghiệm thời tiết nữạ Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi, người ta có thể đoán được năm mới hên hay xui, chẳng hạn:
- Gió Nam: chỉ đại hạn
- Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc
- Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả
- Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải
- Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu
- Gió Đông: chỉ có lụt lớn....
Nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người mình còn có tục bẻ lấy một "cành lộc" để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục "hái lộc." cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành xi, cây xương rồng... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nẩy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mớị Cành lộc này thường đem về cắm ở bàn thờ Tổ Tiên.
Tục Cúng Cơm
Để đón mừng Tổ Tiên về ăn tết, ngay từ đêm 30, mọi nhà đều làm cơm để dâng lên tổ Tiên, nôm na gọi là lễ cúng cơm. Lễ này kéo dài suốt trong các ngày Tết cho tới ngày "hóa vàng". xem như Tổ Tiên đã về ngự trị ở trên bàn thờ, ngày hai bữa, người ta làm cơm cúng với những món quý nhất và ngon nhất như các món nấu cỗ: măng, nấm, miến, bong bóng, giò chả, bánh chưng.... Đặc biệt trên bàn thờ gia tiên đèn hương lúc nào cũng phải nghi ngút và không được để tắt. Do vậy, người ta thường dùng thứ hương đặc biệt là hương vòng hay hương sào (là những thứ hương có nhiều chiều dài và thân hương thật to có thể cháy với một thời gian khá lâụ) Lễ vật đặc biêt cúng gia tiên ngày Tết là một con gà luộc. Người ta thích giữ lại đôi chân gà này, treo lên giánh bếp để cho chân gà khô đi và sau này có dịo nhờ các thầy tướng số đoán hộ vận mạng năm mới hên hay xuị Cúng cơm cũng là cổ tục hoàn toàn Việt Nam.
Khai Bút Tân Xuân
Vào những ngày đầu Xuân, các người có văn học còn có tục "khai bút Tân Xuân" nữạ 
            Sự "khai bút" này nhằm mong mỏi đón nhận được mọi sự tốt lành nhân năm mới tớị Thường thường người ta phải chọn ngày và giờ tốt để khai bút. Nhiều khi sự khai bút cũng chỉ có tính cách tượng trưng mà thôi; chẳng hạn như viết lên giấy hồng điều vài chữ: ngày, tháng, năm.... "khai bút đại cát" hay "tân Xuân đại cát" (nghĩa là đầu năm mới khai bút để gặp được những điều tốt lành lớn).
Đối với những danh sĩ thì đôi khi khai bút bằng cách làm một bài thơ đầu Xuân bày tỏ nguyện vọng hoặc ý chí của mình. Những bài thơ khai bút này được viết lên giấy hồng điều (giấy màu đỏ) hoặc trên giấy hoa tiên (giấy có vẽ hoa) rồi dán bài thơ lên tường để thưởng Xuân. Sau dây là bài thơ nổi tiếng của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến:
- Tuổi thêm, thêm được tóc râu phờ,
Nay đã năm mươi, lẻ có ba
Sách vở ích gì cho tuổi ấỷ
Áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già!
Xuân về, ngày loạn còn lơ láo,
Người gặp, khi cùng những ngẩn ngơ!
Lẩn thẩn lấy chi đền tấc bóng?
Sao con đàn hát vẫn say sưả
Những người có chức vụ lớn như Tổng Đốc, Tuần Phủ, Tri Phủ, Tri huyện.... thì có lên Khai ấn và Khai triện nữạ Tục này cũng được thực hiện ở các bộ đường ở kinh đô Huế dưới triều Nguyễn nữa (tục khai ấn, triện này mô phỏng của nhà Thanh)
Ấn và triện là những con dấu của những người giữ chức vụ chỉ huy trong chính quyền. Các vị này nhân đầu năm làm lễ khai ấn, triện bằng cách đóng dấu vào những giấy tờ công văn để cầu mong cho "thiên hạ thái bình" và dân chúng được "an cư lạc nghiệp" Lễ khai ấn và khai triện thường được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng giêng âm lịch. Đối với các quan võ thì có tục Khai Kiếm nghĩa là dùng gươm chọc huyết (trâu bò) hay cắt tiết (lợn, gà, vịt) các con vật dùng trong các tế lễ....
Còn dân chúng thì tùy theo nghề nghiệp của mình cũng làm lễ Khai trương cửa hàng hay công việc của mình bằng lễ cúng các vị tổ của các nghề gọi là "lễ cúng Tiên Sư" (thường là vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm Lịch)
Lễ Trừ Tịch & Giao Thừa
Đêm 30 Tết cũng còn gọi là đêm trừ tịch nữa ("trừ" là bỏ đi, "tịch" là đêm). Trừ tịch là đêm cuối cùng của một năm, là thời gian của năm cũ sắp bước sang năm mớị Vào giờ phút giao tiếp giữa năm cũ và năm mới này, người ta làm lễ Trừ Tịch và cúng giao thừa nghĩa là giao cái cũ, đón nhận cái mớị
Người ta tin rằng mỗi năm có một vị thần gọi là Hàng Khiển trông coi mọi việc ở trần gian. Bởi vậy trong dịp năm cũ sắp qua, năm mới tới, người ta làm lễ cúng giao thừa để "Tống cựu, Nghinh tân". Lễ cúng giao thừa được cử hành rất là trang nghiêm và trọng thể không những ở các tư gia mà còn đuợc cử hành ở đình của các làng nữạ
Lễ tế thần của làng ở Đình làng nhân năm mới cũng là một cổ tục thuần tuý Việt Nam. Xưa, ở chốn làng quê, vào đêm giao thừa, dân đình (phái nam, trên 18 tuổi) và các quan viên của làng tụ họp ở Đình để tế lễ cầu cho dân làng được an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình. Theo thứ tự cao thấp, tất cả đều lần lượt vào tế thần Thành Hoàng (tức thần của làng) rồi ăn cỗ và mừng năm mới lẫn nhau, sau đó trở về nhà làm lễ cúng gia tiên.
Tại tư gia, người ta thường cúng giao thừa ở ngoài sân hay trước cửa nhà. Bàn thờ là một hương hán bày những lễ vật như hương hoa, rượu, đèn, nến... đợi đúng 12 giờ đêm tức năm mới tới, người ta cúng gia thừa cầu mong năm mới đem lại nhiều phúc lành cho gia đình và làng nước. Sau đó người ta đốt pháo mừng năm mới, mừng Tổ Tiên trở về ăn Tết cùng con cháu và cũng là để xua đuổi những điều xấu của năm cũ.
--o0o--