KIÊNG KỴ TRONG NGÀY TẾT
 
Đặc biệt ngày Tết người ta kiêng không dùng những tiếng hay làm những hành động xấu có thể đem lại sự không may cho mình. Sự xui hay không may này sẽ làm cho mình bị "giông" cả năm.
Đầu năm mới, người ta tránh chửi bới, giận dữ hay cãi lộn. Người ta cũng cố tránh làm đổ vỡ những đồ vật. Vận quần áo đen hay trắng, nhân năm mới là xui vì đó là màu của tang tóc, tối tăm. Người ta tránh không đòi nợ (hay bắt nợ). Ngày tết, mọi sinh hoạt thường nhật đều dình chỉ, người ta "kiêng" không quét nhà và đổ rác vì sợ sẽ đổ hay vứt bỏ mất những sự may mắn tốt lành tới nhà mình trong năm mớị Thường thường người ta phải đợi đến ngày "động thổ" mới tiếp tục đổ rác và quét nhà!
Đặc biệt, nếu có tang thì không nên đi xông nhà hay đi mừng tuổi người khác (để tránh cho người khác không bị xui như mình). Cũng vậy, đàn bà có thai thường "kiêng" không đi đâu cả trong những ngày đầu năm mới vì tục ngữ có câu: "sinh dữ, tử lành!"
Ngày xưa, ở chốn thôn quê còn có tục "kiêng" để cối xay gạo trống không vào những ngày đầu năm. Bởi vậy, người ta phải đổ một ít lúa vào cối xay ngụ ý cầu mong năm mới lúc nào cũng có lúa gạo sung túc.
LỄ ĐỘNG THỔ
Trước đây ở nước ta còn có tục rất thịnh hành nữa là lễ động thổ.
Động thổ là lễ xin phép các vị thần đất đai gọi là Thần Hậu Thổ, được "động đất" nghĩa là được tiếp tục làm lại các công việc thường ngày; chẳng hạn như nhà nông thì tiếp tục cày cuốc, người đánh cá th`i đi chài lướị....
Lễ động thổ cũng không ấn định rõ rệt vào ngày nào và thay đổi tùy theo từng địa phương, nhưng thường là sau ngày mồng 3 tháng Giêng Tết. Dịp này các làng thường làm lễ động thổ rất long trọng ở đình làng. Sau khi tết lễ vị chủ tế thường cuốc xuống đất mấy nhát lấy một cục đất để lên trên bàn thờ và xin cho dân làng được "động đất", làm việc trở lạị...
Trong ba ngày Tết, nếu nhà nào không may có người chết, thì không được phép chôn mà phải đợi đến sau ngày động thổ mới được an táng!. Ở châu Tiên Yên, Tỉnh Quảng yên (Bắc Phần Việt Nam còn có tục, nếu chưa động thổ, "đi đêm không được cầm đuốc và gặp mưa không được đội nón...)
Trên thực tế, tùy theo từng địa hương, Tết còn kéo dài cho tới hết tháng Giêng với những hội đền, hội chùa, hội đình.... do vậy, ca dao có câu "Tháng Giêng ăn tết ở nhà"
Tết chính là dịp để mọi người nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả. Thú vui giải trí đầu năm, nhất là những trò đỏ đen, không dâu là không có. Vì vậy, đầu năm gặp nhau người ta thường hỏi dã "phát tài chưa"... Tuy nhiên, ở các hội xuânnước ta xưa, tuỳ theo từng nơi, còn có các trò giải trí công cộng đầy mầu sắc dân tộc như thi đánh vật, thi bắn cung, thi bơi lội, thi bơi chải hay đua thuyền, thi kéo co, thi đánh đáo, thi đánh đu, thi làm bánh, thi thổi cơm....
TÁO QUÂN(Vua Bếp)
Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn táo quân về chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 23 tháng 12 Âm Lịch)  
Theo tục cổ truyền của người Việt thì Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng là 3 cỗ, "đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người mình ngày xưạ Vào ngày nói trên, Táo quân sẽ lên thiên đình  để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Thượng Đế (hay Ông Trời) Táo quân cũng còn gọi là Táo Công là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp nữạ Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về Chầu Trời rất  là trọng thể. Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Tái bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũhành. Thí dụ:
- Năm hành kim thì dùng màu vàng
- Năm hành mộc thì dùng màu trắng
- Năm hành thủy thì dùng màu xanh
- Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
- Năm hành thổ thì dùng màu đen
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo công. 
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữạ Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhei^`u nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc Việt Nam người ta còn cúng một con cá chép hãY còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông táo về trờị Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung Việt Nam thì người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở Nam Phần Việt nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn táo Công.
Sự tích Táo quân bắt nguồn từ Trung Hoa, cho nên truyện đã được "Việt Nam hóa" với nhiều tình tiết khác nhaụ Tuy nhiên, các câu truyện vẫn nói lên "tình nghĩa yêu thương" giữa một người vợ và hai người chồng cũ và mớị Chính vì những mối ân tình đó mà ba người đều đã quyên sinh vì nhaụ.. Thượng đế thông cảm mối tình sâu nghĩa đâ,m này đã cho về bếp núc ở gia đình... Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc. 
ÔNG ĐỊA
Nhắc đến Tết Việt Nam, người ta nhắc đến múa Lân. Nhắc đến múa Lân, không ai không nhắc đến ông Địạ Hễ ở đâu có múa Lân, ở đó có ông Địa với cái bụng phệ , cái mặt nạ tròn, và miệng cười ngoác tận mang tai, khác hẳn với vẻ hung hãn dữ dằn của con Lân.
Theo tích xưa, thổ Địa là vị thần mang đến sự trù phú, giàu có. Ông Điạ chỉ có khả năng ban phước chứ không có khả năng giáng họa hay hãm hại aị Người Việt Nam, nhất là những người buôn bán, hay nhờ ông Địa phù hộ.
Vì tính tình vui vẻ tốt bụng, nên ông Địa thường đóng vai trò dụ con Lân xuống giúp đờị Theo truyền thống, con Lân xuất hiện đâu thì thái bình, thịnh vượng đi đến đó. Ông Địa phải dụ dỗ con Lân vào lãnh địa của mình để cư dân làm ăn khấm khá.
Đám múa Lân nào cũng vậy, ông Địa đi trước, con Lân theo saụ Lân múa, Địa nhảỵ Pháo nổ, Địa phe phẩy quạt khói cho Lân. Lân cúi đầu cắn Tiền lì xì, Địa hớn hở tươi cười, thỏa mãn như  là người ban phước lộc cho cả đôi bên.
Cái vẻ bông lơn ngớ ngẩn của ông Địa làm cho đám múa Lân thêm phần nhộn nhịp hội hè và cái Tết thêm phần ý vị truyền thống.
MÚA LÂN
Không phải như các hội hè đình đám khác cần đến tiếng đàn, sáo ... Múa Lân chỉ cần tiếng trống vui nhộn hùng hồn. Tiếng trống múa Lân từ lâu đã trở thành một tiết điệu không thể thiếu trong ngày đầu năm Tết đến.
Truyền thuyết dân gian Việt Nam tương truyền rằng Lân là một sinh vật Thánh, đứng thứ nhì trong bộ Tứ Linh: Long (Rồng), Lân (Kỳ Lân), Qui (Rùa), Phụng (chim Phụng Hoàng). Lân có hình thù dữ dằn, nhưng tính tình lại ngây ngô vui vẻ, hiền lành. Lân ăn chay (ăn rau quả) và chỉ xuất hiện những nơi thanh bình. Ở đâu Lân xuất hiện, dân cư nơi đó sẽ làm ăn khấm khá, bịnh dịch được bài trừ, đất đai sẽ màu mỡ hưng vượng. Tục truyền rằng có một năm dân chúng đói nghèo bịnh tật, Phật Di Lặc, tức ông Địa đã lên núi tìm hái cỏ Linh Chị Ông Địa đã dụ dỗ con Lân xuống núi để giúp dân mình.
Từ đó, mỗi đầu năm, người ta tổ chức múa Lân với lòng mong mỏi suốt năm mọi người sẽ được sung túc. Mỗi đội Lân cần ít nhất 4 người, một người gõ trống, một người làm ông Địa, một người múa đầu Lân, một người múa đuôi Lân. Các nhịp bước bệ vệ, nhịp nhàng theo tiếng trống. Con Lân theo sự dẫn dụ của ông Địa, vừa đi vừa múa trên các đường phố, xóm làng. Nhà nào treo tiền lì xì thì con Lân ngừng lại, quì lạy chúc phước. Có khi người ta treo tiền trên cao để dụ con Lân vượt tường và như thế nó sẽ lưu lại ở nhà mình lâu hơn.
Không nói chi tương lai cả năm dài, ngày đầu năm, tiếng trống múa Lân rộn rã, ông Địa tươi cười, con Lân linh hoạt nhảy múa  đã làm cho lòng người thanh thản, cởi mở, và ấm lạị

 

--o0o--