PHẬT HỌC CƠ BẢN

VÀI LỜI TRƯỚC CHÍNH VĂN
 
TUỆ NHẬT giảng đường đã từng tổ chức pháp hội Dược Sư, nay lại tổ chức pháp hội giảng kinh. Pháp hội Dược Sư trọng ở hành, pháp hội giảng kinh trọng ở giải. Có thể nói coi trọng cả hành và giải.Pháp hội Dược Sư trọng ở hành lấy tự lợi làm chánh, pháp hội giảng kinh trọng giải, lấy lợi tha làm đầu. Đây là biểu hiện của tinh thần TỰ LỢI,LỢI THA.
Chư vị hẳn đã biết, thế giới ngày nay có nhiều biến động. Trước tình hình đó, những Phật tử chúng ta phải phát đại tâm Bồ Đề. Không chỉ vì Đạo Phật suy vi mà phải phát tâm Bồ Đề, mà chính là phải phát tâm Bồ Đề để cứu khổ nhân lọai. Vì lẽ đó, là một tín đồ Phật giáo, việc phát tâm Bồ Đề  là việc không thể trì hõan. Những đệ tử của Phật đang sống trong trời đất tự do, nếu không phát tâm Bồ Đề thì tiền đồ của đạo Phật sẽ không thể nào tưởng tượng được.
Tôi trở về tổ quốc lần này, được pháp sư Ấn Hải mời tới đây thuyết giảng Phật pháp với chơ vị mấy ngày. Sau nhiều lần bàn bạc, rốt cuộc tôi đã quyết định chọn giảng bài văn Khuyến phát tâm Bồ Đề của đại sư Tịnh Am. Nghe đề mục nay, chư vị có thể hiểu ngay rằng, điều sẽ giảng lần này không phải là kinh của đức Phật nó ra, cũng không phải là luận điều của các bậc Thanh Văn hoặc Bồ Tát, mà chỉ là một bài văn ngắn, hơn nữa lại là tác phẩm do bậc hiền triết thời xưa Trung Quốc sọan ra. Những người đã quen nghe kinh có thể sẽ không được thỏa mãn về điều này. Tuy vậy, tôi xin thưa rằng bài văn Khuyến phát tâm Bồ Đề tuy là của bậc cổ đức Trung Hoa, nhưng nội dung mỗi câu, mỗi chữ của nó đều bắt nguồn từ thánh giáo của Như Lai, đặc biệt là về nhân duyên phát tâm Bồ Đề, chỉ ra hết sức rỏ rang tường tận. Vì lẽ đó, chúng ta nhất thiết không thể vì nó là bài văn của một vị cổ đức Trung Hoa mà bỏ qua, thậm chí xem nhẹ nội dung của nó, đây là điều tôi phải thưa trước với chư vị.
Phát tâm Bồ Đề là cái gốc của việc tu học Phật pháp. Ở những nơi lưu hành Phật pháp Đại thừa, nhất là ở Trung Hoa, nhừng người học Phật, ai ai cũng đều biết câu “Phát tâm Bồ Đề”. Hơn nữa câu nói phát tâm Bồ Đề này, hầu như đã thành câu nói đầu lưỡi của đệ tử Phật, thường xuyên nói ra nơi miệng. Còn như Bồ Đề là gì? Tâm Bồ Đề là gì? Làm thế nào để phát tâm Bồ Đề? E rằng nhiều người chưa thật hiểu lắm. Nghe giảng bài vă Khuyên phát tâm Bồ Đề này ròi, tôi tin rằng sẽ hiểu rõ chính xác.
Phát tâm Bồ Đề quyết không phải là việc bình thường mà là cực kỳ hiếm có rất khó đạt được. Một hành giả Phật pháp, nếu đã thực sự phát tâm Bồ Đề thì địa vị của người đó trong Phật pháp sẽ rất cao cả, ngay cả công đức mà người đó có được cũng sẽ rất là rộng lớn. Bởi vì ngừoi đã phát tâm Bồ Đề, ngay lúc đó đã có thể được tôn xưng là Bồ Tát.Bồ Tát sở dĩ trở thành Bồ Tát chính là ở chỗ đã phát tâm Bồ Đề. Người đã phát tâm Bồ Đề, tuy hã còn là một phàm phu nhưng đã không còn là phàm phu bình thường nữa, mà đã trở thành một vị phàm phu Bồ Tát rồi. Có điều là, việc này sinh ra tâm Bồ Đề cố nhiên là cực kỳ khó, nhưng lại rất dễ thối chuyển. Một người đã phát tâm Bồ Đề, nếu không chịu được những gay go phức tạp, mà một khi đã để mất đi cái tâm Bồ Đề, thì cái tư cách Bồ Tát của người đó sẽ vì vậy mà mất theo. Vì lẽ đó, là Bồ Tát hay không phải là Bồ Tát, mấu chốt quan trọng nhất không ở đâu khác, mà hòan tòan quyết định ở chỗ đẫ phát tâm Bồ Đề chưa? Có thể vĩnh hằng giữ lấy, không để mất cái tâm Bồ Đề ấy hay không?
 
I-SỰ TÔN QUÝ ĐẶC BIỆT CỦA TÂM BỒ ĐỀ VÀ CÔNG ĐỨC CỦA NÓ.
 
Trước hết xin nói về sự tôn quý đặc biệt của tâm Bồ Đề: Muốn nói đến sự tôn quý của tâm Bồ Đề phải dùng so sánh hoặ thí dụ mới rõ ra được. Những câu chữ chính thức nói về sự tôn quý của việc phát tâm Bồ Đề có rất nhiều, rất nhiều trong kinh điển Đại thừa của đức Phật Đà. Ở đây chỉ xin cử ra mấy điều đơn giản.
Trong kinh nêu ví dụ: Có một Đại Long Vương trên đầu đội cái vương miện Như ý Diệu Bảo lớn. Vì cái vương miện đó mà mọi lòai cừu địch đều không dám xâm phạm Đại Long vương đó, càng không phải nói là điều dám tỏ ý dọa nạt. Ví dụ đó muốn nói rằng: một vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ Đề đội trên đầu một cái vương miện Diệu bao tâm Bồ Đề và tâm Từ Bi, vì cái vương miện đó mà mọi lọai hữu hình trong ác thú( ác thú còn gọi là ác đạo, chỉ tam đồ: địa ngục, quỉ đói và súc sanh- N D) đều không dám xâm phạm vị Bồ Tát đó. Ngay cả các lọai thiên ma, ngọai đạo muốn xâm phạm vị Bồ Tát cũng đành chịu bất lực. Phát tâm Bồ Đề tôn quý như thế nào từ đây có thể rõ.
Trong kinh lại nêu ví dụ: Vật báu của người đời cho là quý gía nhất, không gì hơn ngọc kim cương. Một viên kim cương hòan chỉnh không sức mẻ, không tỳ vết gì, cố nhiên là có gía trị bằng cả mấy tòa thành, không thể tính đếm hết được. Ngay khi viên kim cương đó vỡ ra, không còn hòan chỉnh nữa, nó vẫn có gía trị hơn hẳn mọi lọai châu báu khác. Mọi thứ châu báu khác đều không thể quý báu và có gía trị như nó được. Không những thế, cái tên gọi kim cương cũng không vì sự tàn khuyết không trọn vẹn của nó mà mất đi, kim cương vẫn là kim cương. Đem những mảnh kim cương vỡ đó đi cứu giúp vô số người nghèo đói thiếu thốn, nó vẫn có gía trị cứu tế.
Đây là lấy kim cương để ví tâm Bồ Đề, lấy viên kim cương hòan chỉnh không khuyết tật để ví tâm Bồ Đề quảng đại viên mãn. Vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ Đề quảng đại viên mãn, cố nhiên là cao cả nhất, vĩ đại nhất trong mọi giới chúng sanh.Ngay cả một hành giả Phật pháp chỉ có phần ít tâm Bồ Đề. Thì công đức, trang nghiêm của hành gỉa đó cũng đã vượt xa công đức , trang nghiêm của mọi Thanh văn, mọi Duyên giác. Đồng thời cũng không vì chỉ có phần ít tâm Bô Đề mà mất đi cái tên gọi Bồ Tát. Hơn nữa vị Bồ Tát chỉ có ít phần tâm Bồ Đề đó cũng có thể đi cứu giúp những chúng sinhbần cùng thiếu thánh tài Phật pháp, khiến cho những chúng sinh không có thánh tài Phật pháp đó nhờ sự hóa độ của Bồ Tát mà có được thánh tài Phật pháp, dần dần bước lên con đường giải thóat của Phật giáo,cuối cùng thân tâm đều đạt được sự giải thóat tự tại. Giá trị tôn quý của tâm Bồ Đề cũng được chứng minh qua những ví dụ này.
Trong kinh lại nêu thí dụ: Có một người xách một ngọn đèn đi vào buồng tối. Cái hắc ám trong buồng tối đó không phải mới có một hai năm nay mà đã dồn nén tích tụ từ mấy trăm ngàn năm. Thế mà, khi xách ngọn đèn vào, ánh sang từ ngọn đèn tỏa ra lập tức xua tan mọi hắc ám. Nên hiểu người xách đèn đó là vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ Đề, còn ngọn đèn là bó đuốc Đại quang mínhoi sang mọi tâm trí mà Bồ Tát cầm, hắc ám trong buồng tối là hắc ám vô minh trong lòng chúng sinh. Một vị Bồ Tát đã phát tâm Bồ Đề cầm ngọn đuốc Đại quang minh soi sang mọi tâm trí, đi vào cái buồng tối của tâm ý chúng sinh, làm cho mọi phiền não chướng, mọi nghiệp chướng cho đến mọi hắc ám vô minh tích tụ từ trăm ngàn kiếp nay tất cả tiêu trừ sạch sành sanh. Từ đay có thể hiểu được việc phát tâm Bồ Đề là quý giá đến mức độ nào trong việc tu học Phật pháp.
Căn cứ vào Phật pháp mà nói, một người trên thế gian, bất luận làm việc tốt gì, ắt hẳn sẽ coa công đức. Phát tâm Bồ Đề cũng sẽ được công đức tương ứng. Công đức do phát tâm Bồ Đề mà có được sẽ quảng đại vô cùng, thù thắng trang nghiêm không gì so sánh được. Rốt cuộc, quảng đại thù thắng đến như thế nào, chỉ có thể làm sang tỏ được qua sự so sánh công đức. Ví dụ như sông Hằng của Ấn Độ, sông đó có rất nhiều, rất nhiều cát. Gỉa sử một hạt cát là một thế giới Phật, số thế giới Pật nhiều như số cát sông Hằng. Gỉa sử có người chất đầy đồ thất bảo khắp cả bấy nhiêu thế giới Phật để cúng dường Phật Thế Tôn, các vị có thể tưởng tượng rằng công đức mà người có được là to lớn đến mức không thể nào tả hết.
Nhưng Phật cho chúng ta biết rằng, nếu có một người khác, có lòng khẩn thiết chí thành chắp tay lại, niệm phát tâm A nậu đa la Tam  diểu Tam Bồ Đề, thì công đức của người ấy sẽ vượt rất xa công đức của người đã chứa đầ thất bảo trong hết thảy thế giới Phật để cúng dường chư Phật. Từ đây chúng ta có thể hiểu được công đức phát tâm Bồ Đề rộng lớn đặc biệt như thế nào.
Trong kinh vì sao phả nói rõ sự tôn quý và công đức đặc biệt rộng lớn của việc phát tâm Bồ Đề? Nên biết rằng chư Phật mười phương, bất luận là Phật đã thành ngày xưa, hay hiện nay đang thành Phật, tất cả đều là nhờ phát tâm Bồ Đề. Nhờ phát tâm Bồ Đề. Mà được thành Phật. Thế thì tôn quý và công đức đặc biệt rộng lớn của của việc phát tâm Bồ Đề không phải nói cũng đủ rõ.
Các vị có thể tự hỏi: Mục đích cuối cùng của việc học Phật là gì? Phải chăng hy vọng sau này mình sẽ thành Phật? nếu đúng như vậy thì phát tâm Bồ Đề. Nếu không phát tâm Bồ Đề mà muốn thành Phật thì tuyệt đối không thể được. Tiếp theo, hãy xin tự hỏi: Phát tâm Bồ Đề là để thành Phật, thế thì sao nhất định phải thành Phật? Thành Phật có nhiều tướng hảo trang nghiêm, viên mãn mọi công đức. Nhưng đây chưa phải là mục đích chủ yếu. Mục đích chân chính nhất của việc thành Phật vẫn là để hóa độ chúng sanh. Như kinh đã nói:”Để lợi chúng sinh, nguyên thành Phật”. Trong Kinh Vô Tận Ý, đức Pật dạy chúng ta:” Nếu không vì hóa độ chúng sinh, ta không phát tâm Bồ Đề này”, cho nên phát tâm Bồ Đề không chỉ là để hy vọng sau này mình sẽ thành Phật, mà quan trọng hơn vẫn là ngay bây giờ có thể hóa độ chúng sinh, thâm nhập xã hội, tiếp cận nhân quần, tùy phận tùy sứ c mở lối cho chúng sinh ra khỏi đường mê. Nói theo cách nói thông thường: Phát tâm Bồ Đề có hai mục tiêu: Hướng lên, thành Phật là mục tiêu của chúng ta; hướng xuống, hóa độ chúng sinh là mục tiêu của chúng ta. Cho nên nói:” Trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh” chính là ý này.
 
II- PHÁT TÂM BỒ ĐỀ, BẤT NHỊ PHÁP MÔN ĐỂ VÀO ĐẠO ĐẠI THỪA
 
Phật pháp có sự sai biệt giữa Đại Thừa và Tiểu Thừa. Đó là đìeu ai cũng biết, không cần phẩi nói. Vào Tiểu Thừa có đường vào Tiểu Thừa, vào Đại Thừa có đường vào Đại Thừa. Con đường duy nhất để vào Tiểu Thừa là phải phát tâm yếm ly, không phát tâm yếm ly, tuyệt đối không thể bước lên con đường giải thóat của Thanh Văn. Còn bất nhị pháp môn vào Đại Thừa là phải phát tâm Bồ Đề mà chúng ta đang nói đây. Nếu không phát tâm Bồ Đề tất nhiên không thể bước lên con  đường Bồ Đề của Bồ Tát. Và tâm Bồ Đề một khi đã nảy sinh trong thân tâm, thì mặc dù chưa phát sinh công đức khác, cũng tức là đã bước vào cửa đại Thừa rồi. Nhưng cũng cần phải nói, đã phát tâm Bồ Đề mà lại để thối chuyển, thì trong Phật pháp, cho dù đã có đủ các lọai công đức thông hiểu về tính không, vẫn cứ rơi xuống các hạng Thanh Văn địa, mất tư cách làm hành giả Đại Thừa. Vì vậy, đã vào cửa Đại Thừa hay chưa, hòan tòan quyết định bởi việc đã phát tâm Bồ Đề hay chưa.
Về việc này, trong Kinh Hoa Nghiêm đức Phạt đã từng nói:” Tâm Bồ Đề là hạt giống của hết thảy các Phật pháp”. Hạt giống là chỉ cái nhân. Trong thế gian, hạt giống gì thì kết quả ấy. Hạt giống có đủ lọai khác nhau, như giống lúa mạch, giống ngũ cốc, giống lòai đậu v..v…là bất cộng nhân (nhân không chung riêng biệt) của từng lọai riêng biệt khác nhau. Vì bất luận hợp với duyên gì, hạt giống lúa thường cuối cùng không thể nào thành ra nhân của giống lúa mì, hạt giống lúa mì không thể thành ra nhân của giống lúa thường, Nhưng đất, nước, không khí, nhiệt độ, phân bón v.v… thì lại là cộng nhân (nhân chung) của tất cả, vì chúng hợp với giống thóc sẽ thành ra nhân của mầm cây lúa, hợp với giống lúa mì sẽ thành ra nhân của mầm cây lúa mì. Chúng không chọn riêng biệt đối tượng gì, hợp với hạt giống nào thì giúp cho sự sinh trưởng của giống cây ấy. Nên hiểu rằng,cái tâm Bồ Đề vô thượng nói ở đây là bất cộng nhân trong mầm cây Phật, sẽ thành ra nhân tố chủ yếu của Phật cũng như hạt giống riêng biệt khác nhau của các giống lúa thường, lúa mì v.v…
Bảo tính luận nói: Tín giải Đại Thừa là hạt giống, Tuệ là mẹ sinh ra mọi Phật Pháp”. Hai câu này có nghĩa là: Tâm Bồ Đề do tin hiểu Đại Thừa mà phát ra cũng như hạt giống làm cha, trí tuệ ưu việt thông đạt các pháp vô ngã, cũng như bà mẹ hiền từ. Cha là hạt giống, nếu như thuộc về Hán tộc, thì con sinh ra, tất nhiên cũng thuộc về Hán tộc, tuyệt đối không thể sinh ra con là người Tạng hoặc người Mông. Cho nên, cha là cái nhân quyết định con thuộc giống nào, còn như mẹ bất luận là người Tạng hay người Mông, nếu như kết hợp với cha là người Hán, thì sẽ sinh ra con thuộc giống người hán; nếu kết hợp với cha là người Mông sẽ đẻ ra con thuộc giống người Mông. Do đó, mẹ là cộng nhân sinh con. Từ đay có thể hiểu rằng: Trí tuệ Bát nhã tuệ vô ngã là mẹ chung của thánh giả Tam Thừa – Chư Phật cố nhiên đều dựa vào Bát nhã ba la mật, Thanh văn, Duyên giác cũng dựa vào Bát nhã ba la mật. Như Tán tuụe độ của Long Mãnh Bồ Tát nói: “ Chư Phật, Bích Chi Phật, tịnh chư Thanh văn nhân, giải thóat duy y tuệ, quyết định vô hữu dư”. Nghĩa là: Chư Phật, cho đến các Thanh văn, đều chỉ dựa vào tuệ mà giải thóat, không có gì khác ngòai cái đó. Vì vậy, chỉ dựa vào trí tuệ Bát nhã chứng chư pháp không tính thì không thể phân biệt Đại Thừa, Tiểu Thừa được, phải lấy tâm Bồ Đề và hạnh quảng đại thì mới làm sang tỏ được Đại Thừa khác với Tiểu Thừa. Như vậy, Tuệ Bát Nhã chứng chư pháp không tính còn chưa phải là con đường riêng của Đại Thừa, các đạo phẩm khác ngòai Tuệ Bát Nhã ra không hẳn không còn phải nói nữa. Do vậy, naêu muốn vào cửa Đại Thừa, không truyền dạy tâm Bồ Đề là không được. Ngòai ra, không có con đường nào khác để vào Đại Thừa.
Lại lấy ví dụ để tổng kết: Như việc sinh con đẻ cái ở thế gian, phải có đủ hai thân phụ mẫu; không cha, cố nhiên không thể sinh, không mẹ càng khỏi phải nói. Đạo chi viên mãn của Phật pháp Đại Thừa thì phải coi phương tiện là cha, trí tuệ là mẹ. Cha phương tiện là gì? Là phát tâm Bồ Đề. Mẹ trí tuệ là gì? Là tuệ chứng tính không. Một hành giả Phật pháp, nếu như tự nhận là Đại Thừa, thì phải phát tâm Bồ Đề. Không có ai không phát tâm Bồ Đề mà được coi là Đại Thừa cả. Khi nào tâm Bồ Đề phát sinh trong thân tâm ta thì khi ấy ta vững vàng trở thành hành gỉa Đại Thừa. Người tu học Phật pháp ở nước ta vẫn tự nhận là Đại Thừa, nhưng đã phát tâm Bồ Đề hay chưa, còn phải chờ tự hỏi mình.
 
III- NÓI SƠ QUA VỀ ĐỀ MỤC BÀI VĂN NÀY
 
Nói Tam Tạng trong Phật pháp, thì Kinh có đề Kinh, Luật có đề Luật, Luận có đề Luận. Các bậc đại thiện tri thức hoăng dương Phật páp, bất luận nói về Kinh nào hay Luận nào, trước hết cũng nói về đề Kinh, đề Luận ấy, hoặc sơ qua hoặc tỉ mỉ, vì đề nục của Kinh, Luận là con mắt của tòan bộ Kinh, Luận. Có nhận thức đại thể vêđề mục thì cũng nắm được đại cương của nội dung, Bài văn đem ra thuyết giảng hôm nay tuy chỉ là một bài văn ngắn, nhưng vă cũng có đề mục của văn, cần phải nói rỏ. Hiểu rỏ được đề văn thì cũng có thể hiểu được đại ý của bài văn. Giải thích đề mục Kinh Luận, chúng ta thường phân biệt thông đề và biệt đề. Bài văn này cũng có thông đề , biệt đề. Chữ “văn” là thông đề, nghĩa là đề chung của các bài văn khác. Bài này gọi là “văn”, bài văn khác cũng gọi là “văn” như “Văn Tây phương phát nguyện” (Tây Phương phát nguyện văn),”Văn giới sát phóng sinh” ( Giới sát phóng sinh văn), tất cả có cái đề mục chung là “văn” Năm chữ “ Khuyết phát Bồ Đề tâm” là biệt đề, chỉ rõ chỉ có bài này có tên gọi như vậy, không thể chung cho các bài khác. Gọi là “biệt đề” là như vậy. Chữ “văn” là thông đề, ở Trung Quốc là chữ “văn” trong từ ‘văn chương”, còn trong tiếng Phạn ở Ấn Độ có câu “danh cú văn thân”. Nhưng chữ văn trong “danh cú văn” khác hẳn với chữ “văn” ở nước ta là gom chữ thành tên,gom tên thành câu. Gom câu thành bài thì mới thành “bài văn”  hoặc như hiện nay góp chữ thành bài gọi là “văn” trong “bài văn”. Còn chữ “văn” trong “danh cú văn” tiếng Phạn là chỉ chữ cái. Nhiều chữ cái ghép thành từ, nhiều từ ghép thành câu, cho nên chữ ‘văn” trong “danh cú văn” là đơn vị cơ bản cấu thành từ, thành câu, khác hẳn nghiã chữ “văn” trong “bài văn”. Có người lấy chữ “văn” trong “danh cú văn” để giải thích chữ “văn” trong đề mục bài này, tôi cho là không thỏa đáng, cho nên phải điểm sơ qua.
Dưới đây, điều cần phải giảng là biệt đề của bài văn này. Trong biệt đề trước hết hãy nói bốn chữ “phát tâm Bồ Đề”, có thể chia thành ba lớp: 
1- BỒ ĐỀ: Là tiếng Ấn Độ, dịch ra tiếng Trung Quốc thì có hai cách, cách dịch cũ và cách dịch mới. Cách dịch cũ trước đời Đường là “Đạo”, dịch mới sau đời Đường là “Giác”. Nếu so sánh ý nghĩa thì: nói về những diệu lý do chư Phật thánh giả thể hội được và những trí đức đã thành tựu được mà dịch Bồ Đề là “Đạo”thì không có gì là không được. Nhưng cách dịch mới là “Giác” thì xác đáng hơn. Chữ “Giác” và chữ “Ngộ” trong “Giác ngộ” là gần nghĩa nhau, “giác” tức là “ngộ”, “ngộ” tức là “giác”, nhưng thường ghép với nhau mà thành ra “Giác ngộ”. Chữ “Giác” nghĩa là Bồ Đề khác nghĩa với chữ “Giác” trong “cảm giác”, “tri giác”, “ố giác” thường gặp. Như trong câu thường nói:”giác kim thị, nhi tạc phi”,(biết ra rằng nay đúng mà trước đây sai) thì chữ “Giác” cũng có nghia là “biết ra”, nhưng so với chữ “Giác” dịch nghĩa chữ Bồ Đề thì vẫn còn một khỏang cách. Căn cứ vào những điều được chỉ dẫn trong kinh Phật, thì chữ “Giác” nghã là Bồ Đề “thuần chính giác”, trái nghĩa với mê hoặc, là “thanh tịnh giác”, khác với mê hoặc, vì “Giác” sỡ dĩ gọi là “Giác” vốn là đối lập với mê hoặc. Người phàm đối với sự vật này kia không hiểu được chính xác, không thể gọi là “Giác”. Ngay cả trong trường hợp tưởng mình đã hiểu rồi, nhưng cái “hiểu” đó đã thật “thuần chính” chưa thì vẫn còn là vấn đề lớn. Vì tất cả những sự “hiểu” thông thường đó , phần lớn đều còn lẫn thành phần ô trọc trong đó mà chưa “thanh tịnh”. Cho nên chữ “Giác” nghĩa là Bồ Đề chân chính là phải “thuần chính”,”thanh tịnh”, không lẫn một mảy may vẩn đục hay mê hoặc trong đó, nếu không thì chưa đúng nghĩa “Giác” của chữ Bồ Đề. Trên đây là giải thích giản lược, nghĩa của chữ “Bồ Đề”.
Tiếp theo điều cấn nói là “lọai biệt của Bồ Đề. Nói là lọai biệt, chứng tỏ rằng không phải chỉ có một lọai “Bồ Đề. Bồ Đề đã có nghĩa là giác ngộ, đương nhiên là không còn mảy may mê hoặc nào nữa. Do đó “giác ngộ” và “mê hoặc là trái hẳn nghĩa nhau; khi đã hiện diện sự giác ngộ thì mê hoặc đã tiêu tan hết rồi, hai cái đó không thể cùng song song tồn tại, cái lẽ của nó cũng như vậy.Quang minh xuất hiện thì hắc ám tiêu tan, trái lại hắc ám bao trùm thì quang minh biến mất. Lại như bạo ác và chính nghã không thể cùng song song tồn tại, khi chính nghĩa ngững cao đầu dậy thì bạo ác bị xéo nát. Chữ “Giác” của Bồ Đề cùng với “bất giác” của mê hoặc cùng cái đạo lý như vậy. Phải đật đến trình độ như thế nào thì mới gọi đượclà “Giác ngộ? Phải đến đến được cái mức không còn mê hoặc, thì mới nói là Bồ Đề. Ở địa vị phàm phu, do còn có mê hoặc chưa thánh tựu được Bồ Đề. Chỉ có những thánh nhân xuất thế, vì đã dứt được mọi mê hoặc, nên đã thành tựu được giác ngộ, mới có thể nói là đạt được Bồ Đề. Cùng với thánh nhân xuất thế, nhưng về trình độ khác nhau chia làm tam thừa khác nhau. Cái mà các vị Thanh văn thành tựu được là Bồ Đề Thanh văn, cái mà các vị Duyên giác thành tựu được là Bồ Đề Duyên giác, cái các bậc Phật Đà Vô thượng thành tựu được gọi là Bồ Đề vô thượng. Nói về ý nghĩa của giác ngộ, tuy rằng cùng là giác ngộ, nhưng tùy theo mức độ sâu nông khác nhau mà chia thành ba lọai Bồ Đề, mà Bồ Đề Vô Thượng là cứu cánh nhất, viên mãn nhất, cũng là cái Bồ Đề mà người phát tâm Bồ Đề muốn chứng quả.
Bồ Đề không chỉ có danh nghĩa của nó, mà lại còn có tự thể của nó. Cái gì là tự thể của Bồ Đề? Đó là điều chúng ta bàn tiếp dưới đây.
Phật pháp có sự phân biệt Tam thừa cộng giáo và Đại Thừa bất cộng giáo: Tự thể của Bồ Đề từ Tam thừa cộng giáo là chỉ tuệ thanh tịnh vô lậu xuất thế. Tuệ này không phải cái gì khác, mà tức là Tuệ tâm sở trong ngũ biệt cảnh, chỉ có biệt cảnh tuệ thông với lậu và vô lậu, mà đây là chuyên chỉ tuệ tâm sở vô lậu. Tự thể của Bồ Đề xuất từ Đại thừa bất cộng giáo thì chỉ tứ trí Bồ Đề thanh tịnh. Tứ trí Bồ Đề thường được nói đến trong duy thức học, tức là tứ trí chuyển bát thức thành tứ trí – thành sở tác trí, diệu quan sát trí, bình đẳng tánh trí và đại viên kính trí. Đại thừa coi tứ trí này là tự thể của Bồ Đề. Trên lập trường đó, Bồ Đề mà thánh giả tam thừa đạt được, vẫn chưa đủ tư cáchgọilà Bồ Đề, vì tứ trí của nó chưa viên mãn, giác ngộcòn chưa cứu cánh, phổ biến. Như giác ngộ mà các thánh giả Thanh văn, Duyên giác đạt được chỉ là bộ phận, chưa thể biết khắp hết tất cả, cho nên không được gọi là Bồ Đề; giác ngộ của các thánh gỉa Bồ Tát đạt được, phổ biến thì cố nhiên đã phổ biến, nhưng vẫn chưa đạt đến vô thượng, cho nên cũng không thể gọi là Bồ Đề.
Giác ngộ của thánh giả tam thừa, đã đều không thể gọi là Bồ Đề, thì tại sao kinh nói có ba lọai Bồ Đề của Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát? Nên biết rằng đây là đứng trên tướng bình đẳng của Bồ Đề mà nói, vì Bồ Đề tức là giác ngộ, thánh giả tam thừa đều đã được giác ngộ, cho nên có thể gọi chung là Bồ Đề. Nhưng theo ý nghĩa thù thắng thì chỉ có vô thượng Bồ Đề mới có thể chân chính gọi là Bồ Đề. Vì chỉ có chứng được vô thượng Bồ Đề thì mới hòan thành được tứ trí. Khi chưa thể hòa thành viên mãn. Vì thế, gắn với ý nghĩa thù thắng của Bồ Đề, chỉ lấy tứ trí làm thể . Diệu quan sát trí trong tứ trí, nhị thừa có thể đạt được thành tựu từng bộ phận. Còn như Thành sở tác trí, Bình đẳng tánh trí, Đại viên kính trí, nhị thừa căn bản không thể thành tựu. Chân chính hòan thành tứ trí Bồ Đề duy chỉ Phật và Phật mới có thể cứu cánh viên mãn. Vì thế cho nên, chỉ có giác ngộ mà Phật Đà tối cao hòan thành tứ trí mới chân chính gọi được là Bồ Đề. Mà vô thượng Bồ Đề này lấy tứ trí làm thể. Giấc ngộ của nhị thừa, do đó không thể gọi là Bồ Đề.
Bồ Đề là giác ngộ, lấy Vô Lậu tuệ làm thể. Vô lậu tuệ tức là tuệ tâm sở trong biệt cảnh, cho nên Bồ Đề cũng có tâm sở tương ứng của nó, cũng tức là tâm sở tương ứng với tứ trí, Trên vị hữu lậu, nói đến họat động tâm thức của người ta, cái gọi là tương ứng tâm sở: như đệ bát thức có năm tương ứng tâm sở, đệ nhất thức có 18 tương ứng tâm sở,đệ lục có 51 tương ứng tâm sở, năm thức trước có 34 tương ứng tâm sở. Đến tứ trí do Bồ Đề Phật quả hòan thành là do bát thức chuyển thành. Bát thức hữu lậu đã có tâm sở tương ứng thì tứ trí vô lậu cũng có tâm sở tương ứng của nó. Cho nên bất luận một trí nào trong tứ trí , cũng quyết không phải là cô đơn biệt lập. Tâm sở tương ứng của bát thức hữu lậu có sợ khác nhau hoặc nhiều hoặc ít. Tâm sở tương ứng của tứ trí vô lậu thì lại cũng có 21 tương ứng tâm sở, tức là ngũ biệt cảnh: dục. thắng giải, niệm, định, tuệ; ngũ biến hành: tác ý, xúc, thụ, tưởng, tư, thêm vào đó mười một thức tâm sở: tín, tàm, quý,vô tham, vô sân, vô si, tinh tiến, khinh an, bất phóng dật hành xả, bất hại.
Tương ứng với Bồ Đề tứ trí, không ngòai 21 tâm sở nói trên, đó là nghĩa tương ứng Bồ Đề. 
2- TÂM BỒ ĐỀ: 
Ý nghĩa của Bồ Đề, còn có nhiều điều có thể nói. Nay hãy tạm dừng ở đây, để nói về tâm Bồ Đề. Cái tâm nói ở đây hơi khác với cái thường nói, tâm không phải là cái cục thịt tạo thành, cũng không phải là hư vọng phân biệt tâm thường nói mà là hy vọng, nguyện vọng tham muốn. Phật pháp thông thường nói đến “dục” (tham muốn) đều là cái không tốt, có ý chê trách. Nhưng nếu nói đến lòng tham muốn thiện pháp (thiện pháp dục) thì không phải là không tốt , mà là điều không thể thiếu được đối với người tu học Phật pháp. Nếu không có thiện pháp dục thì sẽ không đi tìm sự giải thóat, khinh trung cầu Vô thượng Bồ Đề. Khi đã có thiện pháp dục rồi thì sẽ nhiệt liệt theo đuổi những mặt nói trên. Cho nên chữ tâm trong Tâm Bồ Đề có nghĩa là hy vọng,dục cầu, cũng có nghĩa là lập chí. Chúng ta bất luận làm việc gì cũng phải có nguyện vọng, dục cầu, lấy nó làm động lực thì mới có thể hòan thành được việc ta muốn làm. Việc thông thường trong thế gian mà còn như vậy, huống gì chúng ta muốn hòan thành Vô thượng Bồ Đề, nếu không có nguyện vọng cao cả, dục cầu nhiệt liệt thì làm sao có thể đạt được mục đích thành Phật? Vậy tự thể này tức là dục tâm sở trong ngũ biệt cảnh. Cái dục tâm sở này giải thích chính đáng chữ “tâm” trong phát tâm Bồ Đề.Nhưng còn phải biết rằng, chính cái dục tâm sở trong biệt cảnh, trên địa vị phàm phu lậu thông với tam tính: thiện, ác, vô ký, duy cái chí nguyện dục Bồ Đề này, khi bắt đầu khởi phát, tức là tùy thuận vô lậu pháp của thiện pháp hữu lậu. Nên biết rằng, để cầu được Vô thượng Bồ Đề mà phát sinh nguyện dục này, dựa trên nguyện dục này mà tiên lên theo hướng mục tiêu muốn đạt tới, công đức pháp vô tận mà Đại thừa Phật quả đã có đều do cái dục tâm này sinh ra. Vì vậy chữ “tâm” trong “tâm Bồ Đề”, chúng ta không thể coi thường được. 
3- PHÁT TÂM BỒ ĐỀ: 
Tâm đã nói rồi, bây giờ nói tiếp đến “phát tâm Bồ Đề”. Trung tâm của bốn chữ này là chữ “phát”.”Phát” có nghĩa là “phát sinh”, “phát khởi”, tức là phát sinh, phát khởi cái Bồ Đề tâm ấy. Nghĩa chữ” phát tâm” rất rộng, như phát tâm niệm Phật, phát tâm trì chú, phát tâm tụng kinh, phát tâm tham thiền. Đây là nói về phương tiện tu trì Phật pháp. Nếu nói về phương diện thế tục, có thể nói phát tâm cầu tài, phát tâm làm quan,phát tâm cầu danh, phát tâm cầu trí. Mà phát tâm gì, ắt  phải làm việc đó. Cho nên Luận nói: “Như người tham công danh, phát tâm cầu danh, phát tâm cầu công danh, tu hành đặng công danh, nếu tham tài bảo, phát tâm cầu tài bảo, tu hành đặng tài bảo. Phàm người muốn cầu thiện cầu ác, đèu trước hết phát cái tâm rồi sau thực hiện cái chí của mình. Cho nên, người cầu Bồ Đề thì phát tâm Bồ Đề, tu hành Bồ Đề.
Cái tâm nguyện cầu chứng vô thượng Bồ Đề này, làm sao mới có thể phát khởi được? Nói kỹ, thì có thể nói từ nhiều mặt, ở đây chỉ nói sơ qua hai lọai: Một là phát tự tính nội tại: trong lòng ta vốn đã có giác tính Bồ Đề, nhưng khi nó bị phiền não che mất, sức mạnh của giác quá mỏng yếu, không thể tác dụng mạnh. Như người ta khi đang có bệnh, tinh thần vận động hẳn không thể nâng lên được.Tuy trong trạng thái phiền não mê hoặc động lọan bất an, nhưng giác tính Bồ Đề vẫn tồn tại, chưa vì đau mất đi. Muốn rời bỏ cái tướng động lọan bất an đó, trừ phi chứng được Bồ Đề Phật quả thì không chê. Khi nói có cái tâm thành Phật ấy rồi thì nên biết đây tức là đã phát tâkm Bồ Đề tự tính nội tại. Hai là phát tự trợ ngọai tại: có thể có người nói: nội tại đã có thể phát tâm Bồ Đề, thế thì tại sao nay không thấy chúng sinh tự phát? Đó là vì không được ngọai duyên tư trợ.Thế nào là sự tư trợ ngọai duyên? Tức là thiện hữu và thánh giáo. Như nghe Đại thừa thánh giáo, dựa vào huấn tập thường xuyên của thánh giáo ấy, thế là tự mình phát đại tâm Bồ Đề. Đây là phát tự trợ bằng lực thánh giáo. Hoặc xem thấy thần thông, đạo lợc của Phật, Bồ Tát, khiến cho tự mình phát đại tâm Bồ Đề. Đây là phát tư trợ bằng lực thiện hữu.
Bốn chữ “phát tâm Bồ Đề” đã lần lược giảng rồi, trước nó còn có chữ “khuyến” cũng cần phải nói qua. Sự phát khởi tâm Bồ Đề có khi là tự phát tự động. có thể được như vậy là tốt nhất, nhưng có người, mặc dù có tu học Phật páp, nghe giảng Phật pháp mà vẫn không thể phát tâm Bồ Đề. Không thể phát tâm Bồ Đề thì không thể hóa độ chúng sinh. Mà Phật pháp thì lấy hóa độ chúng sinh làm gốc. Trong tình hình đó, cần phải hướng dẫn, khích lệđể có thể phát tâm Bồ Đề. Vì vậy bài này gọi là văn “Khuyên phát tâm Bồ Đề”.Nguyên nhân là căn tính nhân lọai khác nhau, có người nếu không có sự hướng dẫn, khêu gợi, khai thị thì căn bản không hiểu được thế nào phát tâm Bồ Đề. Nếu đem công đức, diệu dụng, lợi ích của việc phát tâm Bồ Đề giảng cho chúng sinhnghe, làm cho họ hiểu được tầm quan trọng của việc phát tâm Bồ Đề thì tự nhiên họ sẽ có thể bắt đầu phát tâm Bồ Đề.
Căn cứ những điều nói trên đây, chúng ta có thể biết rằng: người tu học Phật pháp Đại thừa chân chính, không những phải tự mình phát tâm Bồ Đề, đồng thời cò khuyến dẫn người khác phát tâm Bồ Đề. Chỉ có người đều phát tâm Bồ Đề, thì Phật pháp mới có thể tiếp tục hoằng dương, chúng sinh mới có thể phổ độ! Đại Sư Tịnh Am hiểu sâu sắc điều đó, nên người đã viết bài văn này để khuyến khích mỗi một người tu học Phật pháp chúng ta, bất luận tăng tục, nam nữ đều phải phát tâm Bồ Đề. Đặc biệt trong thời thế hoang lọan ngày nay, phát tâm Bồ Đề quả là một việc cấp bách trước mắt của hành giả Đại thừa.
 
IV- GIỚI THIỆU GIẢN LƯỢC TIỂU SỬ TÁC GIẢ BÀI VĂN
 
Kinh luận Phật giáo được truyền dịch từ Ấn Đ, vì vậy giảng thuyết Kinh luận, tất nhiên phải nói đến lịch sử người dịch Kinh Luận.Bài văn Khuyến phát tâm Bồ Đề này của một Tổ sư Trung Hoa, không phải là dịch từ Ấn Độ, do đó cũng phải giới thiệu giản lượ tiểu sử của tác giả.
Tác giả bài văn, pháp danh là Thực Hiền, tự là Tư Tề, biệt hiệu Tỉnh Am nên nói chung người ta thường chỉ biết gọi ngài là Đại Sư Tỉnh Am. Trong dòng Tịnh Độ ngài vẫn được suy tôn là một tổ sư. Tôi đã từng đọc hai bộ truyện tổ sư dòng Tịnh Độ, một bộ nói ngài là Tốư đời thứ chin. Một bộ nói ngài là Tổ sư đời thứ mười một. Vì tôi không chuyên nghiên cứu về dòng Tịnh Độ, cũng chưa đi sâu nghiên cứu lịch sử chư vị tổ sư dòng Tịnh Độ, nên không thể khẳng định ngài đúng là một trong những tổ sư Tịnh Độ.
Đại sư Tịnh Am người huyện Thường Thục, tỉnh Giang Tô. Khi còn tại gia, ông bố là người có học, bà mẹ họ Trương là một người đàn bà hiền tuệ. Điều đặc biệt nhất là ngay từ khi còn nhỏ ngài đã có thói quen ăn chay. Cha ngài mất sớm, nhưng bà mẹ của Đại sư hiểu rằng con mình vốn có túc căn, vì vậy khi ngài lên bảy tuổi, bà mẹ bèn đưa ngài đến am Thanh Lương huyện Thường Thục xin thu nhận ngài. Đến 15 tuổi thì chính thức thế độ, 24 tuổi thụ giới cụ túc ở chùa Chiêu Khánh Hàng Châu bấy giờ. Đại sư thông tuệ hơn người, kinh điển đọc qua là thuộc hết. Trong khi học chữ, không những có thể làm thơ mà còn giỏi thư pháp. Tiếp đó nhân ở chùa Phổ Nhân có một vị sư mất, Đại sư thống niệm vô thường, cho nên sau khi thụ đủ luật nghi đại sư nghiêm trì tịnh giới, tinh tiến tu đạo, ngày chỉ ăn một bữa, không đặt lưng xuống chiếu vẫn coi là thường. Về sau Đại sư hiểu ra rằng một người xuất gia tu hành mà không giáo lý là không được, do đó đã theo pháp sư Cử Thành nghe giảng Pháp Hoa huyền nghĩa, theo Pháp sư Thiệu Đà học Duy thức, Lăng nghiêm, do đó mà tinh thông cả hai Tông Tính Tướng. Mục đích của học là để thực hành, mà không phải chỉ để nắm học vẩn trí thức. Sau khi thông hiểu nghĩa lý, Đại sư lại đến chùa Sùng Phúc, thân cận Hòa Thượng Linh Thịu tham cứu phép hướng thượng, chỉ qua thời gian ba bốn tháng thì bừng giác ngộ. Linh Thịu thiền sư thấy người đĩnh ngộ phi phàm, nên hết sức coi trọng, muốn truyền y bát cho Ngài, nhường Ngài trụ trì chùa Sùng Phúc, nhưng Ngài không tiếp nhận, bất đắc dĩ đành phải rời bỏ thiền sư Linh Thịu.
Rời chùa Sùng Phúc, Đại sư đến chùa Chân Tịch cấm túc ở đó, giải hành cùng tiến bộ. Ban ngày đọc Tam Tạng, ban đêm trì nệm thánh hiệu A Di Đà. Mãn hạn cấm túc ba năm, tăng chúng mời Ngài giảng Kinh Pháp Hoa, Đại sư thăng tòa khai diễn, lời tuôn chảy như suối phun sông cuộn, tăng nghe giảng không ai không thụ Pháp ích sâu sắc. Thế là đại sư bắt đầu hành hóa.
Sau đó, để được chiêm ngưỡng xá lị Phật Đà, người đến chùa A Dục Vương. Nguyên nhân là người cảm thấy không được diện kiến Như Lai là một nghiệp chướng. Vậy là chùa A Dục Vương có thân xá lị của Phật Đà, nếu được nhìn thấy xá lị chân thân của Phật Đà cũng không phải hổ thẹn là một Phật tử của Phật. Thế là mùa xuân năm Kỷ hợi người đến chùa A Dục Vương triều lễ xá lị Phật Đà. Theo truyền tụng, xá lị Phật Đà chùa A Dục Vương hết sức linh nghiệm, màu sắc của xá lị trong tháp tùy theo mức độ thành tín của người triều bái mà khác nhau. Người thì thấy xá lị màu trắng, người lại thấy màu đỏ, thậm chí có người thấy xá lị màu đen. Đại sư Tịnh Am triều lễ xá lị, do lòng thànhcủa người nên người đã được thấy màu sắc tốt đẹp nhất của xá lị, lại được thấy xá lị tỏa sang. Vì được sự cảm ứng đó, Đại sưcàng phát tâm hơn.Ngày Phật nhập niết bàn15 tháng 2, người tập họp rất nhiều tăng ni cư sĩ, cử hành Pháp hội Niết bàn, quảng tu cúng dường, bản thân người trước sau năm lần cầm hương cúng Phật, lại định lễ hành năm đến ngày Phật nhập Niết bàn thì diễn giải hai kinh Di Giáo và Di Đà, biểu thị tôn chỉ tâm tức Phật.
Đại sư đã khởi xướng Pháp hội Niết bàn ở chùa A Dục Vương, cùng đại chúng phát 45 nguyện và liền thấy cảm ứng thù thắng, riêng người càng cảm thấy quý hóa hiếm có, nên mới viết bài: “Văn khuyến phát tâm Bồ Đề” này, khích lệ tứ chúng cùng phát tâm Bồ Đề, trụ trì Như Lai chính Pháp, hóa độ chúng sinh đau khổ phiền não. Bài văn này viết rất sinh động, dễ cảm động lòng người. Người đương thờiđọc bài văn này, ai cũng cả động nước mắt như mưa, nguyện cùng phát tâm Bồ Đề, cùng hướng theo Vô thượng Bồ Đề cùng tế độ chúng sinh đau khổ ở tam đồ.
Đại sư sinh vào ngày mồng 8 tháng tư năm thứ 24 niên hiệu Khang Hy nhà Thanh, tich vào ngày 14 tháng tư năm thứ 12 niên hiệu Ung Chính, chỉ sống ở thế gian 49 năm, tăng lạp chỉ 25 năm. Lúc sinh thời, đại sư đã trụ trì rất nhiều chùa chíền, không chỉ hòa hợp với tăng chúng trong chùa, mà còn đã hóa độ rất nhiều người. Người không chỉ chuyên việc trụ trì lo liệu công việc trong chùa như nhiều tăng ni hiện nay. Sau cùng người trụ trì chùa Phạn Thiên, đóng cửa trong thôn HươngTrai chuyên tâm niệm Phật, dứt tuyệt mọi chuyện thế tục, lại hạn định mỗi ngày đêm niệm Phật 10 vạn tiếng. Quả là công phu đến đâu, thành tựu đến đấy. Ngày đức Phật thành đạo tháng 12 năm thứ11 niên hiệu Ung Chính, Đại sư nói với tăng chúng rằng: 10 ngày trước ta đã nhìn thấy Tây phương tam Thánh giáng lâm trong không trung, không ngờ hôm nay ta lại thấy, có lẽ ta sắp vãng sinh Tịnh độ rồi. Nói xong, một mặt người bàn giao mọi việc trong chùa, một mặt vào thành cáo từ chư vị ngọai hộ. Lúc đó có một thị giả (người giúp việc) xin Đại sư để lại lời kệ. Đại sư liền viết kệ như sau: “Thân tại Hoa Trung Phật hiện tiền, Phật quang lai chiếu Tử kim liên. Tâm tùy chư Phật vãng sinh khứ, vô khứ vô lai sự uyển nhiên” ( nghĩa là: Thân đang ở Trung Hoa thấy Phật hiện về, hào quang của Phật chiếu rộng tòa sen vàng. Tâm theo chư Phật vãng sinh Tịnh Độ, vô khứ vô lai sự uyển nhiên). Đọc xong bài kệ. Đại sư tắm rửa, thay quần áo và không ăn uống gì nữa. Đúng giờ ngọ ngày 14, người hướng về phía Tây niệm Phật rồi bình thản mà tịch. Một đời đại đức bỗng chốc lìa bỏ thế gian, những người thân cận Đại sư xưa nay và mọi tăng ni tín đồ ai ai cũng đau buồn. Giữa lúc mọi người đang dau buồn thì Đại sư chợt mở mắtnói với mọi người rằng: Các đạo hữu đừng buồn, ta đi một lát sẽ lại về. Nay có một điều quan trọng cần nói với chư vị đạo hữu: “Sinh tử sự đại, các tự tịnh tâm niệm Phật” (nghĩa là: việc sinh tử là việc lớn, ai nấy hãy tịnh tâm mà niệm Phật). Đây quả thực là câu nói quan trọng. trên lập trường Phật pháp mà nói, bất cứ việc trọng đại nào ở thế gian đều không lớn bằng việc sinh tử.  Trong thế gian bất luận việc to việc nhỏ, việc khó việc dễ, đều có thể nhgĩ cách giải quyết, chỉ có việc sinh tử là không thể thương lượng được, cũng tức là việc đại sự sinh tử, không thể có người khác đến thay thế cho ta. Bình thường nếu không tu hành đúng phép, thì việc sinh tử không thể hiểu hết được. Phương pháp giải quyết đại sự sinh tử, tuy nói là vô lượng vô biên, nhưng quan trọng nhất là niệm Phật. Vì vậy khi lâm chung, Đại sư Tịnh Âm đã dặn lại mọi người hãy tịnh tâm niệm Phật.
“Sa môn” là tiếng Ấn Độ, dịch ra tiếng Trung Hoa là “cần tức”, nghĩa là như câu thường nói “cần tu giới định tuệ, tức diệt tham, sân, si” (chăm chỉ tu giới định tuệ để đọan trừ tham, sân, si). “Sa môn” là tên gọi chung những người xuất gia tu Phật. Đại sư là người xuất gia tu hành, cho nên gọi là sa môn Thực Hiền. Sa Môn Thực Hiền cuối cùng trụ trì chùa Phạn Thiên ở Hàng Châu, chùa ở mé ngòai núi Phượng Sơn Hàng Châu. Chùa này khởi sang tờ đời Tống, khỏang giữa đã có một thời kỳ suy vi, đến đời Minh lại trung hưng. Chùa Phạn Thiên lúc đầu có lẽ là Đạo tràng trọng tham thiền hoặc niệm Phật, sau đổi thành một giảng viện ( Phạn Thiên giảng tự), trở thành một tự viện trọng về giảng dạy Phật pháp cho các môn đồ.
Đại sư Thực Hiền tự là Tư Tể, từ Pháp danh và tự hiệu này, có thể thấy rằng sư phụ của Ngài đặt tên định hiệu cho ngài là căn cứ vào câu “Kiến hiền tư tề, kiến bất hiền nhi nội tự tỉnh dã” (nghĩa là: thấy người hiền thì mong cho bằng người ấy, thấy người không hiền tự mình kiểm tra lại mình). Quả vậy, Đại sư Tịnh Am đã không phụ kỳ vọng của sư phụ ngài, vì trong hành trạng, cả cuộc đời của người, mọi việc người đã làm đều thực sự phù hợp với tên và hiệu của ngài, ngài không phải là hữu danh vô thực.
--o0o--