PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN

 

III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
1-      Niệm ân đức sâu dày của Phật mà phát tâm Bồ Đề.
Vì sao niệm ân đức sâu nặng của Phật? là vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni Như Lai của ta trước hết phát tâm vì chúng ta mà hành đạo Bồ Tát; trải qua vô lượng kiếp chịu đủ mọi nỗi khổ. Khi ta tạo ra nghiệp chướng, Phật rất thương ta, tìm mọi phương tiện dạy bảo hóa độ ta nhưng ta ngu si không biết tín thụ. Ta sa xuống địa ngục, Phật rất đau buồn, muốn chịu khổ thay ta , nhưng nghiệp chướng ta quá nặng, không thể cứu vớt tar a khỏi địa ngục. Ta đầu thay làm người, Phật dùng phương tiện, bảo ta trồng gây thiện căn, đời đời kiếp kiếp Phật theo sát ta (để giáo hóa) tâm người không lúc nào lìa bỏ ta.
Đay là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ nhất. Từ đọan văn này có thể thấy ân đức của Đại thánh Thích Ca Mâu Ni đối với chúng sinh trong vòng sinh tử là sâu nặng như thế nào. Một đệ tử Phật tu học Phật pháp chân chính  nếu không biết nhớ và đáp đền ơn sâu đức nặng của đức Phật Đà mà mình tin thờ, thì không đủ tư cách là một Phật chân chính.
Nhưng vì sao phải niệm ân đức sâu nặng của Phật? câu hỏi này được trả lời rằng: “Đức Thích Ca Như Lai là bậc phát tâm trước hết”. Thích Ca Như Lai nói đây là chỉ Đức giáo chủ Sa Bà. Nói rộng ra, chư Phật mười phương, vị nào cũng có ân lớn đối với chúng ta, nhưng chúng ta hiện nay sinh ra trong Sa Bà thế giới, sử dĩ có thể biết tu học Phật pháp , hòan tòan do thầy chúng ta là Thích Ca Mâu Ni dạy bảo. Nhưng Đức Thích Ca Như Lai có ân đối với chúng ta, không phải là sau khi thành Phật hai nghìn năm trăm năm trước, rồi hóa độ chúng ta mới có ân, ngay từ khi người phát tâm hành đạo Bồ Tát lúc đầu là đã có ơn hóa độ chúng ta rồi.
Thích Ca Như Lai là tên của Thánh như các vị vẫn thường nghe. Thích Ca là họ, là một tộc của dân tộc Sát Đế Lợi. Lúc đầu vốn là họ Cù Đàm, sau phân chí mới gọi là Thích Ca, có nghĩa là Năng Nhân (có thể làm việc nhân). Việc phát tâm đầu tiên của Phật Đà THích Ca, theo Như Lai tự giới thiệu trong kinh điển là bắt đầu từ thời Phật Thích Ca cổ, nói theo thời gian ba đại A tăng kỳ kiếp, là từ trước ba đại A tăng kỳ kiếp; nói theo thời gian vô lượng A tăng kỳ kiếp, là từ trước kiếp vô lượng A tăng kỳ. Thời đó, có đức Phật xuất thế, tên là Phật THích Ca – để phân biệt với Phật Thích Ca mà ta tín phụng ngày nay cho nên trong kinh gọi là Thích Ca cổ.Khi Thích Ca cổ xuất hiện ở đời, giáo chủ Thích Ca Mâu Ni của chúng ta còn là một thợ cả làm gốm. Thích Ca cổ quan sát bằng thiên nhãn, biết rằng nhân duyên học Phật của người thợ cả làm gốm đã chin mùi, thế là người đem thêm bốn vị đại đệ tử (bốn đệ tử lớn) là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na đến nhà người thợ gốm và ngủ nhờ một đêm. Người thợ gốm thấy Phật Đà trang nghiêm và bốn đại đệ tử uy nghi thì hết sức vui mừng, sinh lòng cung kính tín phụng, rrất vui vẻ cúng dường các vị. Thích Ca cổ ngay lúc đó thuyết pháp cho người thợ gốm. Người thợ gốm nghe được Phật pháp thì phát khởi tâm Bồ Đề, và trong lòng thầm nghĩ: “nguyện sau này thành Phật, ta cũng như Thích Ca Như Lai”. Lúc đó bên cạnh người thợ gốm có bốn người làm công, thếy tình cảnh ấy cũng sinh lòng hoan hỉ, và cũng thầm cầu nguyện: nguyện sau này khi người thợ gốm thành Phật, chúng ta làm bốn đại đệ tử. Vì thế, khi người thợ gốm thành Phật Thích Ca, bốn người làm công cũng thành ra bốn đại đệ tử dưới bệ người. Đó là các vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na. Từ đó có thể biết rằng, nói phát tâm đầu tiên ở đây nói Phật Thích Ca phát tâm Bồ Đề trước Thích Ca cổ.
Nếu theo khai tích hiểu bản của kinh Hoa Nghiêm, thì Phật Đà sớm đã phát tâm sẽ vì không chịu được sự đau khổ song trùng về xác thịt và tinh thần mà dễ thóat thất tâm Bồ đề. Nhưng một Bồ Tát chí nguyện kiên nghị không coi khổ là khổ, vẫn tinh tiến dũng cảm đi hành nguyện độ hóa. Sở dĩ Bồ Tát độ sinh phải chịu đủ lọai khổ, còn vì công tác độ sinh, về mặt thời gian là không thể chọn biệt, bất luận lúc nào, có chúng sinh đáng độ hóa thì nóng lạnh gío mưa cùng mặc vẫn phải làm sự nghiệp cứu sinh cần làm, không thể do sợ khổ mà lùi bước. Về không gian cũng thể chộn biệt, bất luận ở đâu, mà ở chỗ càng gian khổ thì càng phải đến đó mà độ hóa chúng sinh đau khổ, không thể sợ khổ mà không đi. Tóm lại, chỉ cần ta là hành giả Bồ tát, thì ta không thể sợ khổ mà không độ hóa chúng sinh. Cho nên, trong quá trình hành đạo Bồ tát phải chịu khổ đau vô lượng vô biên.
Khi hành đạo Bồ tát ở nhân địa, Phật thấy chúng ta làm ác tạo nghiệp thì sinh lòng thương xót carm thấy chúng sinh chúng ta quả là đáng thương quá: Vì Phật biết rõ nhân quả không diệt, tạo ra cái nhân ác nghiệp nhất định không tránh khổi cái quả ác báo. Vì thế, do sự xui khiến của tâm Đại bi, không thể không vận dụng đủ lọai phương tiện thiện xảo để giáo hóa chúng sinh ngu si chúng ta, mong ngăn chặn không để chúng ta tạo ra ác nghiệp để phải chịu ác báo khôn lường. Nhưng chúng sinh cương cường ngang ngạnh không dẽ gì giáo hóa, tuy Đức Phật mỏi miệng nhọc lòng, trăm phương ngàn kế giáo hóa chúng ta, nhưng chúng ta ngu si, không biết tin theo những lời răn dạy của Như Lai, cho rằng đó là mê tín làm mê muội nhân quần – như rất nhìều nhân vật mới chịu ảnh hưởng của thời đại, nghe lý luận của Phật pháp, không những không chịu tiếp thu mà còn dè bỉu là truyền bá mê tín, có người còn cho là ngăn trở sự tiến lên của thời đại. Những người ngu tối ngoan cố ấy, không phải là ngu si điên đảo thì còn là gì?
Chúng sinh đã tạo ra ác nghiệp trên thế gian hiện thực, tất nhiên phải gánh chịuquả báo ứng với nhân đó, tương lai ắt phải sa vào tam ác thú như địa ngục chẳng hạn. Khi chúng ta sa vào địa ngục chịu ác báo, Phật đau buồn, muốn chịu khổ thay ta. Như Kinh Bát đại nhân giác nói: “Nguyện thay chúng sinh chịu vô lượng khổ”. Đây hầu như là tâm nguyện chung của mọi hành giả Bồ Tát. Phật trong khi hành đạo Bồ Tát ở nhân địa, tuy dựa vào uy đức thần thông không thể lường được muốn chịu khổ thay ta, nhưng nghiệp lực của chúng sinh cũng không thể lường hết, Phật Đà dù đại từ đại bi muốn chịu khổ thay ta như vậy, chỉ vì “nghiệp chướng chúng ta quá nặng”, mình gây ra nghiệp tự mình phải chịu quả báo, không ai có thể khổ thay ta, Phật “không thể cứu vớt” chúng tar a khỏi địa ngục. Muốn thóat khỏi địa ngục, không chịu khổ trong địa ngục, phải chờ khi nào nghiệp báo chịu hết. Một ngày nghiệp báo chưa hết thì còn phải chịu khổ một ngày, còn chưa được rời địa ngục một ngày.
Chúng ta chịu hết nghiệp báo, nhờ nhân duyên trì giới hành thiện kiếp trước, lại được “đầu thai làm người”. Phật đại từ đại bi, dùng đủ lọai “phương tiện” thiện xão, khai đạo giáo hóa chúng ta,”bảo chúng ta gây trồng thiện căn”. Thiện căn nói ở đây là rất rộng rãi, có thể là nhân thiên thiện căn, cũng có thể là thiện căn giải thóat, có thể là thiện căn thành Phật. Để khiến chúng ta gây trồng thiện căn sâu dày, sợ chúng ta có lúc quên mất, nên Phật đã “đời đời kiếp kiếp theo sát chúng ta”,  tâm người không một giây một khắc “tạm lìa bỏ” chúng ta. Quả vậy, Phật Đà từ khi phát tâm, đời đời kiếp kiếp lúc nào cũng ở cạnh chúng ta, dùng mọi cách khác nhau dẫn dắt cảm hóa chúng ta, hy vọng chúng tar a khỏi bể khổ sinh tử. Xưa nay chưa từng vì chúng ta khó giáo hóa mà lìa bỏ không quan tâm đến chúng ta.
Trái lại, chúng sinhcàng ương bướng khó dạy, thì càng có nhiều khổ não, càng là đối tượng cần độ hóa của Bồ tát. Vì trong quan niệm của Bồ tát, những chúng sinh như vậy càng thực sự cần được tế độ. Giả sử vì chúng sinh ngu tối ương bướng mà xa bỏ không giáo hóa, thì không phù hợp với tinh thần từ bi. Nên biết một chúng sinh biết hướng lên, tạm thời chưa giáo thì cũng chưa đến nỗi sa vào địa ngục. Một chúng sinh không biết hướng lên mà lại đang tạo ra tội ác, ta không giáo hóa, thì tiền đồ của chúng sinh sẽ hết sức bi thảm. Vì thế Phật, Bồ tát đặc biệt chú ý độ hóa những chúng sinhđó sửa mình hướng tới thiện, hướng tới giải thóat. Từ đây càng thấy rõ ân đức của Phật Bồ tát đối với chúng ta sâu nặng đến thế nào. Trên thế gian, cha mẹ đối với con cái cũng vậy, những đứa con thông minh nhanh nhẹn có thể tự lập, cha mẹ cố nhiên là thương, những đứa con ngu tối ương bướng không tiến bộ, cha mẹ càng thương, luôn luôn để tâm săn sóc dạy bảo, mong cho chúng thành người. Cha mẹ đối với con cái như vậy, Phật Bồ tát đối với chúng sinh cũng vậy.
Khi Phật mới xuất thế, ta còn trầm luân. Nay ta có thân người thì Phật đã diệt độ. Tội gì mà sinh vào thời mạt pháp? Phúc gì mà sớm xuất gia? Nghiệp chướng gì mà không được thấy Phật? May mắn gì mà thấy xá lị Phật? Mấy câu nói đọc lên thật đau lòng nhức óc. Nếu chúng ta hiểu được ý nghĩa trong đó, ắt sẽ khóc to tuôn lệ. Trên lập trường một đệ tử Phật đang tu học Phật pháp, nếu được tận mắt thấy Phật Đà thì thật là phúc đức không gì hơn. Trong kinh điển Đại Tiểu thừa, có thể thấy rõ: Khi Phật tại thế, bao nhiêu người được giải thóat, bao nhiêu người được chứng quả A La Hán, bao nhiêu người phát tâm quảng đại, hành đạo Bồ tát. Vì vậy, là một đẹ tử Phật, ai cũng mong được sinh vào thời đại đức Phật tại thế, mà không muốn sinh vào trước thời Phật hoặc sau thời Phật. Trước Phật sau Phật là một trong bát vạn, tu học Phật pháp không dễ dàng gì. Trong kinh Đại thừa thường nói đến thân cận Phật, cũng tức là được cùng Phật ở một chỗ thì viên mãn nhất. Nhưng điều bất hạnh là khi Phật xuất hiện ở thế gian, thì chúng ta còn “trầm luân” trong tam đò, không có cơ hội thấy Phật, nghe pháp, đến hôm nay, chúng ta “có thân người” ( được làm người) thì “Phật đã diệt độ”, lại không có nhân duyên thấy Phật nghe pháp. Thử nghĩ xem, nghiệp chướng chúng ta sâu nặng biết bao? Nói thật, nếu chúng ta sống vào thời đại hai ngàn năm trăm năm trước, khi Phật xuất thế, chúng ta có lẽ đã được giải thóat, đâu còn trầm luân trong sinh tử? Nên biết lực uy đức thần thông của Phật là không thể tưởng tượng được, chỉ cần chúng ta được trông thấy tướng hảo trang nghiêm của Phật, được nghe giọng nói vi diệu của Phật, thì ngòai mong đợi, chúng ta sẽ được Phật cảm hóa, theo Phật tu hành đúng pháp để chứng quả. Vì thế, Phật tử thừờng phát nguyện sinh trước mặt Phật, phát nguyện đến mười phương thế giới để thân cận chư Phật. Kinh A Di Đà nói: “Chúng sinh trong nước Phật, thường vào lúc sáng sớm tất cả ai nấy ăn mặc đẹp đẽ, cúng dường mười muôn ức Phật, mà đến giờ ăn đã về đến bản quốc”. Điều đó cho thấy, phải thường ở trước Phật, phải được thấy Phật nhiều.
Ngày nay chúng sinh vào thời mạt pháp, không may mắn như sinh vào thời Phật trụ thế, cũng không may mắn như sinh vào thời chính pháp và thời tượng Pháp. Nhưng điều đó trách ai? Chỉ có thể trách nghiệp chướng mình sâu nặng, còn biết nói gì hơn? Vì tội chướng gì mà chúng ta “sinh vào thời mạt pháp”? Đương nhiên là vì chúng ta chưa gây trồng được thiện căn thấy Phật, mà trái lại đã tạo ra nhiều tội ác cho nên mới sinh vào thời mạt pháp. Sinh vào thời mạt pháp bất luận về mặt nào cũng đều là không hay. Không chỉ nghiệp chướng nặng, mà phúc đức cũng mỏng, trí tuệ nông, khó khăn nhiều, muốn làm gì cũng khó có thành tựu, tu hành thì càng chướng ngại trùng trùng. Cho nên hành giả Phật pháp, khi nghĩ đến đây, không khỏi tự khiển trách, trách hỏi mình vì tội chướng gì mà sinh vào thời mạt pháp? Câu hỏi này có thể nói là một sự khiển trách mình nghiêm khắc.
Đúng vậy, sinh vào thời mạt pháp là không may, nhưng nhân quần cùng sinh vào thời đại mạt pháp, có người mê đắm trong dục lạc, không hay biết Phật pháp là gì, càng không biết thế nào là tu hành học Phật. Chúng ta nay không những có thể học Phật, mà còn biết theo Phật xuất gia tu hành, có thể nói là đại hạnh trong bất hạnh. Vì thế tự vui mừng mà nói: “sớm được xuất gia” làm một Phật tử xuất gia hành đúng phép? Theo Phật pháp mà nói, xuất gia không phải là dễ dàng, không có thiện căn phúc đức sâu đày thì không có nhân duyên xuất gia. Xuất gia không chỉ là việc đại trượng phu, mà còn là việc đại công đức. Kinh nói: “cái lợi xuất gia, cao hơn núi Tu Di, sâu hơn biển lớn, rộng hơn hư không”. Sở dĩ như vậy vì xuất gia mới thành Phật được, chư Phật tam thế không có ai không nhờ bỏ nhà xuất gia mà thành Phật được. Vì thế, hành giả Phật pháp, được xuất gia trong Phật pháp đều nên vui mừng sâu sắc, đều nên được dự vào số tăng luân Tam bảo mà mừng vui.
Sinh trong thời mạt pháp, được dự vào hàng ngũ xuất gia, tuy là đáng vui mừng, nhưng Phật đã diệt độ hơn hai nghìn năm trăm năm rồi, chúng ta không được tận mắt trông thấy Đức Như Lai thân vàng, không thể không coi là điều đáng tiếc lớn, không thể không nói là do nghiệp chướng của ta mà đến nỗi như vậy.
 Mình Phật gọi là mình vàng, là theo sách Truyền đăng lục “Tây Phương có Đức Phật, thân cao trượng sáu, màu hoàng kim”. Cho nên Phật xuất nhân gian tuy cũng như mọi người, nhưng thân hình Phật không những cao lớn mà thuấnắc hoàng kim. Thé là vẫn có chỗ khác người thường. Nếu được mắt thấy Như Lai mình vàng, khỏi phải nói, đấy là phúc đức lớn. Nay không thể tận mắt thấy thân vàng của Như Lai, đương nhiên là do nghiệp chướng ta nặng. Nhưng cuối cùng là “vì nghiệp chướng là gì mà ta không được thấy Như Lai mình vàng”. Tự hỏi mình như vậy cũng là hàm cái ý tự khiển trách mình. Chúng ta không được thấy Đức Phật mình vàng thì đừng trách Phật không từ bi hiển hiện ra cho ta thấy mà chỉ nên trách mình nghiệp sâu chướng nặng.
Đúng vậy, không được mắt thấy Như Lai mình vàng thật là đáng tiếc. Nhưng Phật tuy đã diệt độ hơn hai nghìn năm nay mà xá lợi của người vẫn lưu laị nhân gian, chúng ta vẫn còn cơ hội bái lạy xá lợi Phật Đà thì vẫn còn là may mắn. Vì vậy mừng vuinói: Hôm nay Phật ở Niết bàn, ta may mắn sao được tự mình gặp được xá lợi Phật? Xá lợi (hay xá lị) còn gọi Thiết lợi la, hoặc Thất lợi la, tiếng Trung Quốc có nghĩa là kiên cố, là nói xác thịt sinh mệnh của người sau khi chết được đem đốt bằng lửa mạnh, cái còn lại gọi là “xá lị”, thông thường gọi là linh cốt, vì lửa mạnh không thể đốt cháy hết, cho nên nói là kiên cố. Trong đó có một loại “chất đặc hình tròn, long lanh, màu sắc chen lẫn, xán lạn lạ kỳ, chỉ có những đại đức cao tăng định tuệ trang nghiêm, thì mới có thể có được, không phải người thường mà có được. Vì thế người học Phật đặc biệt trân quý, hơn nữa còn coi đó là sự khảo nghiệm xem có công đức tu hành chân thực hay không… “Kim quang minh kinh xả thân phẩm nói: “Xá lợi này được hun xây bằng hương vô lượng giới định tuệ” có lẽ là chỉ loại xá lợi này “xá lợi Phật Đà, vẫn nói là có hai loại: một là sinh thân xá lợi, tức là vô lượng xá lợi đốt ra sau khi Phật tịch diệt, hai là pháp thân xá lợi, tức là mọi kinh điển Đại Tiểu thừa ghi lời Phật nói: “cung phùng xá lợi” (tự mình được tận mắt thấy xá lợi) nói ở đây là chỉ sinh thân xá lợi, vì đương thời đại sư Tỉnh Am đẫ được lễ bái xá lợi ở chùa Dục Vương, cho nên mới nói như vậy.
Suy ngẫm như vậy,xưa nay nếu không gây trồng thiện căn, làm sao có thể được nghe Phật pháp? Không nghe Phật pháp thì đâu biết thường chịu ơn Phật? Ân ấy đức ấy đồi núi khó bì.
Theo những điều đã nói trên mà “suy ngẫm như vậy”, Giả sử trong kiếp trước chưa từng khiến mình “gây trồng thiện căn” trong cửa Tam Bảo, thì trong kiếp này ta làm gì có nhân duyên được nghe chính pháp của Phật Đà. Nếu không “được nghe Phật pháp” thì “đâu biết thường chịu” ân sâu của Phật? Ơn Phật là chỉ phương tiện giáo hóa, thay ta chịu khổ, sai trồng thiện căn như đã nói trên. Mà ơn đức ấy của Phật cao to đến mức gò đồi núi non ở nhân gian không thể so được; “gò núi khó bì”, “gò” là gò đồi, núi là núi cao. Bất luận đồi thấp núi cao, nếu so với ơn đức Phật Đà đã ban cho chúng sinh, khác nhau một trời một vực, không sao sánh nổi. Như đấng Thích Tôn sinh thời đem mình cho hổ đói: Theo truyền thuyết, xưa có ba vị hoàng tử cùng ra ngoài thành du ngoạn, hoàng tử bé nhất tức là Thích Ca. Họ cùng đi qua một đám rừng, trông thấy một con hổ mẹ đẻ 7 hổ con, đã 7 ngày không có gì ăn. Thích Ca thấy vẩy trong lòng không nởbỏ qua, liền trốn hai anh, cởi hết quần áo trên người, tự đi đến trước mặt hổ đói, cho hổ ăn thịt. Hổ cảm động không dám ăn. Người dùng tre khô đâm cổ, máu tươi trào ra hổ đói thấy máu mới chịu ăn. Lúc đó trời rung đất chuyển, hoa từ trên trời tuôn xuống như mưa.
 Ngoài tinh thần hy sinh đem mình cho hổ đói ra lại cò như móc mắt cho người, cắt đầu cho người, xẻo thịt cứu bồ câu, tự nguyện thay hươu cái cung hiến cho vua, tất cả đều xả thân vì chúng sinh, tất cả đều tỏ rõ từ bi, tất cả đều có ơn đức sâu nặng đối với chúng sinh. Ơn đức của Phật đối với chúng sinh nói không hết, khen không cùng.
Trừ phi phát tâm quảng đại, hành đạo Bồ tát, kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sinh ra, thì dù nát thịt tan xương há dễ đền đáp (ơn đức Phật). Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ nhất như vậy.
Ơn sâu đức nặng mà Như Lai ban cho chúng ta, nếu ta không biế, nên không lo đền đáp thì còn có thể lượng tình tha thứ. Giả sử biết ơn Phật trọng đại mà không báo đền, thì không những không đủ tư cách làm Phật tử, ngay cả tư cách làm một con người thông thường cũng không đủ, vì người đời phần nhiều đều có thể biết ơn, đền ơn. Cho nên là một Phật tử, ta nên luôn luôn nhớ ân đức của Phật và nghĩ cách báo đền. Nhưng làm sao báo đền ơn đức Phật? Cúng dường lễ bái, tán tụng ngợi ca, không thể báo đền ơn Phật trong muôn một. Báo đền ơn Phật một cách chân chính nhất thiết phải phát tâm quảng đại, hành đạo Bồ tát, kiến lập Phật pháp cứu độ chúng sinh. Phát tâm quảng đại tức là phát tâm Bồ Đề; hành đạo Bồ tát tức là theo tâm Bồ đề mà hành động. Thiết thực làm bất cứ việc gì mà bồ tát nên làm. Trong quá trình hành đạo Bồ tát, hai nhiệm vụ quan trọng nhất, không gì hơn kiến lập Phật pháp và cứu độ chúng sinh. Chỗ chưa có Phật pháp phải ra sức đề xướng Phật pháp; chỗ đã có Phật pháp, phải tận lực hộ trì. Như vậy là kiến lập Phật pháp. Phật pháp kiến lập rồi thì phải cứu vớt, độ thoát chúng sinh, làm cho chúng sinh thoát khổ được vui, giải thoát tử. Nếu như không phát tâm quảng đại, thì không thể hành đạo Bồ tát; không hành đạo Bồ tát thì không thể kiến lập Phật pháp; không kiến lập Phật pháp thì làm sao mà cứu độ chúng sinh? Điều Phật hy vọng nhất ở chúng ta là làm sao cho cái chính pháp mà người đã vất vả chứng được trong thời gian dằng dặc tam đại A tăng kỳ kiếp, lưu truyền không ngừng ở thế gian, khiến cho chúng sinh khổ não lưu chuyển trong bể khổ sinh tử nhận được giáo hóa của Phật pháp mà đi lên con đường lớn giải thoát.
Hai chữ “tự phi” trong bài là lời phản diện, tức là giả sử khônt như thế, chưa nói chúng ta hương hoa cúng dường không thể báo đền ơn Phật, “cho dù tan xương nát thịt” cũng không thể báo đền muôn một ơn đức Phật Đà, cho nên nói “há dễ đáp đền”. Kinh Hoa Nghiêm nói “Giả sử đầ đội kinh trần kiếp, thân làm giường bệ biến Đại thiên, nếu không thuyết pháp độ chúng sinh, rốt cuộc không thể đền ơn Phật”. Về thời gian, đầu đội Phật Đà lâu dài như vậy, về không gian, thân làm giường làm bệ ngồi của Phật phổ biến đến thế, thì nói chung không thể không nói là đã báo ơn Phật. Nhưng nói theo Phật pháp, thì như thế không phải đền ơn chân chính. Đền ơn Phật chân chính chỉ có thuyết pháp độ sinh. Không đi tuyên thuyết chính pháp Như Lai, không đi độ hóa chúng sinh khổ não, thì dù ta làm thé nào, chung quy vẫn không thể nào đền ơn sâu Đức Phật. Vì chỉ có thuyết pháp độ sinh mới phù hợp với bi tâm từ ý của Như Lai. Hỡi các Phật tử; Các đạo hữu có muốn đền đáp công ơn Phật không? Giả sử các đạo hữu muốn, xin hãy bắt đàu từ việc thuyết pháp độ sinh, không nên buôn bán gia nghiệp của Như Lai nữa! “Đây là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ nhất.
--o0o--