PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
 
III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
5- Nhớ ơn chúng sinh mà phát tâm Bồ Đề
 
Nhớ ơn chúng sinh thế nào? Ta với chúng sinh, từ nhiều kiếp trước đến nay, đời đời kiếp kiếp đã từng là bố mẹ của nhau, có ơn đức với nhau. Nay vì khác kiếp hôn mê không nhận ra nhau, theo lý mà suy, há không báo đáp?
Đây là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ năm, tức là nhớ ơn chúng sinh mà phát tâm Bồ Đề. Danh từ chúng sinh thường thấy trong Phật pháp, là tên gọi là khác của hữu tình. Nói về ý nghĩa của nó: chúng duyên hòa hợp mà sinh ra gọi là chúng sinh. Vì sinh mệnh cơ thể nàycủa ta không phải là thể độc nhất mà ta là thể kết hợp, do nhiều điều kiện tổ chức nên. Vì hữu tình ở trên thế gian này, không phải cứ hết một kiếp là hết, còn có sinh mệnh khác kế tục đến. Sinh rồi lại tử, tử rồi lại sinh, sinh sinh mãi không ngừng, cho nên gọi là chúng sinh, theo nghĩa chữ mà nói, chúng sinh là rất nhiều sinh mệnh có hoạt động tình thức. Không chỉ lục phàm ở thế gian gọi là chúng sinh, mà tứ thánh xuất thế cũng gọi là chúng sinh. Trí luận nói: “Chúng sinh vô thượng, ấy là Phật”. Cho nên cái tên gọi chúng sinh là thông Thập pháp giới. Nói phân biệt ra, trên trời là chúng sinh trước lạc, ở tu la là chúng sinh sân si, ở tam đồ là chúng sinh chịu khổ, ở nhân gian là chúng sinh hỉ lạc tham bán, nhị thừa là chúng sinh tự liễu hán: Bồ tát là chúng sinh đại đạo tâm; Phật là chúng sinh vô thượng.
Nhớ ơn chư Phật, vì Phật độ thoát chúng ta ra khỏi bể khổ; nhớ ơn cha mẹ, vì cha mẹ đã sinh ra thân ta; nhớ ơn sư trưởng vì sư trưởng đã dạy bảo chúng ta hiểu lễ nghĩa; nhớ ơn thí chủ, vì thí chủ cung cấp cái ăn cái mặc, đồ dùng cho chúng ta. Tất cả những cái đó, mọi người đều phải biết đền ơn. Riêng việc đền ơn chúng sinh là khó lí giải, vì không biết giữa chúng sinh ta có quan hệ ân đức gì không. Hơn thế, Nho giáo và Đạo giáo ở Trung Hoa căn bản không đề cập vấn đề này. Nói đền ơn chúng sinh, chỉ có đạo Phật chùng ta. Trong kinh Phật thường nêu lên luận đề báo đền ơn chúng sinh vì Phật đã dùng thiên nhãn thông mà nhìn thấu quan hệ mật thiết giữa chúng sinhvới nhau. Đây là một luận thuyết rút ra từ thực nghiệm, chứ không phải là nói ra tùy tiện. Vì thế chúng ta phải coi trọng việc đền ơn chúng sinh.
Vậy thì, “nhớ ơn chúng sinh thế nào?. Trong kinh Phật dạy chúng ta rắng: “Ta và chúng sinh từ vô thủy đế nay, đời đời kiếp làm cha mẹ lẫn nhau, có ơn với nhau”, sự thực là như vậy. Chúng ta từ vô thủy đến nay không ngừng sinh tử, luân chuyển làm cha mẹ con cái lẫn nhau không biết bao nhiêu lần. Người kiếp này là con ta, xưa kia có thể đã là bố mẹ ta; ngược lại người kiếp này là bố mẹ ta, kiếp trước đương nhiên cũng có thể đã là con ta. Cho nên Phật nói: Từ vô thủy cho đến nay, mọi chúng sinh từng là cha mẹ ta, ta cũng từng là cha mẹ mọi  chúng sinh”. Từ đây suy ra, có thể chứng tỏ chúng sinh đời đời kiếp đã từng làm cha mẹ , làm con cái của nhau. Cái gọi là đời đời kiếp (thế thế sinh sinh theo cách giải thích thông thường là chỉ thế hệ và đời người: 30 năm là một thế hệ (thế), 100 năm là một đời (sinh), hoặc một lần từ lúc sinh ssến lúc chết gọi là một đời.
Đã như vậy thì tại sao hiện nay ta không nhận ra nhau? Nên nhớ rằng, đó là chúng ta đã cách một đời hoặc nhiều kiếp. Hơn nữa, lực trí tuệ của nhận thức chúng ta đã không đạt tới được trình độ như thế, cho nên chúng sinh kiếp này và kiếp khác không nhận ra nhau. Không riêng cách kiếp, ngay trong kiếp này, chúng ta cũng thường thấy một sự thực là: một người đột ngột kinh hãi qua, hoặc bị va đánh mạnh, hoặc rơi từ trên cao xuống, thần kinh não bị tổn thương, mất trí nhớ, đến nỗi không còn nhận ra cả những người thân thuộc hoặc bạn bè gần gũi nhất nữa. Tình hình như vậy rất nhiều; chúng ta có thể hiểu rằng, cái lý lẽ về sự hôn mê cách kiếp là hợp với cái lý về sinh học, tuyệt đối không phải là chuyện hoang đường.
Kinh nói: “La Hán có cái mê cách âm, Bồ tát có cái hôn xuất thai”. Một hành giả tu hạnh Bồ tát, mà sau khi chết chuyển sinh vào thế gian vẫn còn bị mê muội; một La hán chứng quả, sau khi chuyển hóa làm kiếp người cũng quên mất quá khứ, nhưng họ khác với phàm phu là, hễ gặp cơ duyên hơi gợi nhắc thì lập tức có thể khôi phục trí ức. Bọn phàm phu chúng ta, sinh ra rồi chết, chết rồi lại sinh, đời đời kiếp kiếp thay đầu đổi mặt, tất nhiên là giữa kiếp nay và kiếp khác không nhận ra nhau. “Nay tuy cách thế hôn mê”, kiếp này kiếp khác “ không nhận ra nhau” nhưng thực sự đã từng là quyến thuộc của nhau, quả thực đã có ơn đức với nhau. Ngẫm tình suy lý, làm sao có thể không báo đền? Cho nên “theo lý mà suy, há không báo đáp?” Nếu như có thể hiểu ra hoặc tin chắc rằng giữa chúng sinh với nhau đã từng có quan hệ thân thuộc, mà ta lại có đạo hiếu ta tất nhiên sẽ tự niệm ơn sâu của cha mẹ bao kiếp trước, muốn báo đền ơn đức chúng sinh. Lý luận Phật pháp vượt qua các học thuyết tôn giáo khác một trong những nhân tố chủ yếu là coi trọng việc nhớ ơn chúng sinh.
Nay là trâu ngựa mang long đội sừng, biết đâu trước kia không phải là con ta? Nay là sâu bướm bò trườn bay lượn, biết đâu xưa chẳng từng là cha ta?
Trong ngũ thú, bất luận là thú nào, đều có cha mẹ của ta. Điều này đã chứng minh ở trên. Nay hãy suy luận về nẻo súc sinh: khoác long đội sừng là chỉ các loại súc sinh như trâu, ngựa, cũng tức là gia súc trong động vật nói chung. Ngoài ra, còn những hổ báo, sơn dương v..v… cũng thuộc loại này. Những loài “ khoác long đội sừng” này không thẻ coi là không có quan hệ gì với ta: rất có thể đã từng là con cái của ai đó, cho nên nói “biết đâu xưa kia không phải là con ta. Điều này được ghi chép rất nhiều trong Nhân quả luân hồi lục, không cần thiết phai dẫn ra ở đây. “Bò trườn bay lượn” là chỉ những động vật nhuyễn thể, như các loài sâu bướm. Những loài này chỉ là những động vật nhỏ bé, nhưng ta làm sao có thể biết rằng trước đây chưa từng là cha mẹ ta cho nên nói: “Nay bò trườn bay lượn, biết đâu chẳng từng là cha mẹ ta?” Những việc như thế này, trong luật nhân quả của Phật pháp không thể nào kể hết được. Suy nghĩ một tí ta có thể giật mình sởn gáy!
Thường thấy, trẻ nhỏ rời xa cha mẹ, lớn lên dung mạo thảy đều quên. Huống gì nhân duyên kiếp trước, mà nay khó rõ họ Trương hay họ Vương.
Cha mẹ con cái xưa kia mà nay nhận không ra. Hãy nêu thêm thí dụ nói về việc đó. Trong hiện thực hiện nay, thường thấy có người xa cha mẹ từ thời thơ ấu, đến sống ở một nơi khác, đến khi trưởng thành trở về que cũ, dung mạo đổi thay, cha mẹ không nhận ra con, con không nhận ra cha mẹ. Đó là vì dung mạo thân xác của cả hai bên cha mẹ và con cái đều đã khác đi. Trung Quốc xưa có bài thơ: “Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi, Hương âm vô cải mấn mao suy. Nhi đồng tương kiến bất tương thúc, tiếu vấn khách tong hà xứ lai?” (Từ thời thơ ấu xa quê hương, đến già mới trở lại, giọng nói quê hương chưa đổi, nhưng đầu tóc đã bạc. Trẻ nhỏ trông thấy không nhận ra, cười hỏi: ông khách từ đâu đến?) Bài thơ có thể là cước chú cho hai câu vừa nói. Trong một đời hiện nay còn thế, huống gì là đã từng có “nhân duyên kiếp trước”, đến kiếp này là họ trương họ Vương họ Lý họ Triệu, đương nhiên làm sao mà nhớ được, cho nên nói: “Nay là họ Trương hay là Vương khó mà nhớ được”.
Kẻ kia gào khóc dưới địa ngục, vật vã trong ngã quỉ, đau khổ ai hay, đói rét ai tỏ?
Trên đây nói chúng sinh trong đạo súc sinh. Nay nói chúng sinh ở địa ngục và ngã quỉ. Những nhân duyên quyến thuộc chúng ta trong kiếp trước, có thể vì đã gây ác nghiệp bị đẩy xuống địa ngục hay xuống đạo ngã quỉ, chịu đủ loại đau khổ.
 Nói về địa ngục. Trong địa ngục danh hiệu phẩm của Kinh Địa Tạng nói có nhiều loại địa ngục khác nhau, thường nói có Bát hàn địa ngục, Bát nhiệt địa ngục v. v… Bất luận rơi vào địa ngục nào thì sự thống khổ cũng không sao nói hết được. Từ sự miêu tả trong kinh, có thể thấy rõ: Trong hai đại địa ngục Vô gián và A tì, còn có “Địa ngục kêu la”. Địa ngục này, là địa ngục kêu la, Địa ngục thứ tư, Địa ngục đại kêu la là địa ngục thứ nẳm trong Bát nhiệt địa ngục (8 địa ngục nóng) Ngục tốt bắt tội nhân ném vào một cái chảo lớn, đun nấu bằng nước sôi, rối lại xách ra ném vào Đại ngao bàn, rán đi rán lại, làm cho tội nhânđau đớn keu la thảm thiết”, thậm chí gào thét to. Cha mẹ kiếp trước của ta, nay bị đun nấu, rán đốt trong địa ngục đau đớn không chịu được, kêu van khóclóc thảm thiết. Những bi thảm ấy, đau đớn ấy, chúng ta là những quyến thuộc ở nhân gian nào có hay biết gì. Vì thế nói: “kẻ kia kêu gào dưới địa ngục, đau khổ ai hay?”
Lại nói ngã quỉ, trong kinh miêu tả chúng sinh trong địa ngục ngã quỉ khó mà chịu đựng nổi nỗi khổ vì đói. Vì là quỉ đói (ngã quỉ) thường thường là trăm nghìn năm không được nghe đến tên hồ, cháo, nỗi khổ sở bi thảmcủa họ có thể tưởng tượng mà biết. Đây không phải là nói thế gian không có hồ, có cháo, có cơm mà chỉ vì nghiệp chướng, họ không sao ăn được, thí dụ như rõ rang là cái ăn uống rất ngon rất tốt thế mà quỉ đói chỉ thấy là than hồng cháy bỏng hoặc chỉ là sắt nung đỏ, nếu không phải như thế thì lại là vì những hữu tình tay cầm giáo cầm gươm lăm lăm giữ không cho ăn. Giả sử muốn uống thì nươsc trong bỗng hóa thành máu mủ không sao uống được, Vì vậy chúng sinh ngã quỉ luôn luôn khổ sở và đói khát. Cha mẹ kiếp trước của ta, nay vật vã vì đói khát trong ngã quỉ, những bi thảm đau đớn đó biết giải bày tỏ rõ với ai trong những thân quyến thế gian chúng ta? Thật là không biết kêu khóc van xin cửa nào. Vvì vậy nói: “Vật vã trong ngã quỉ, đói rét tỏ với ai?”.
Ta tuy không thấy, không nghe, nhưng kẻ kia ắt đang cầu xin cứu vớt. Ngoài kinh ra không ai kể được việc này, ngoài Phật ra không ai nói đựợc lời này. Lũ người tà kiến kia, đâu có thể biết được?.
Những phàm phu khổ não chúng ta, vì không có thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, cho nên không thể thấy, không thể nghetình trạng đau đớn của địa ngục và ngã quỉ. Tuy không thấy không nghe được tình hình thực tế ấy, nhưng chúng ta không thể pủ nhận được thực tế đó, mà nên tin rằng: Những thân quyến kiếp trước đó của ta hẳn đang khẩn thiết cầu xin cứu vớt từ địa ngục và ngã quỉ để làm cho họ thoát khỏi cảnh khổ nước sôi lửa bỏng của địa ngục. Đó là những điều ta khônt thể thấy, không thể nghe được, chỉ có kinh Phật mới có thể thuật kể rõ rang việc đó, và ngoài Phật Đà có đủ mọi tuệ ra thì không thể nói ra việc đó. Những kinh điên kể lại những việc đó là kinh A hàm, kinh Đại nhật, kinh Pháp hoa, kinh Địa Tạng v. v…những điều thuật lại trong các kinh ấy là từ miệng Phật Đà nói ra. Phật sở dĩ có thể nói ra tiếng khóc trong địa ngục, cảnh vất vã của ngã quỉ, không phải là do tưởng tượng, mà là nhờ có thiên nhãn thông, túc mệnh thông nên tận mắt tận tai thấy rõ, nghe hết. Những lời kể lại từ mắt thấy, tai nghe đó, chẳng lẽ lại là giả dối? Hơn nữa “Như Lai là người nói thật, người nói đúng, người nói như thực tế, người không nói dối, người không nói khác”, quyết không thể lừa đói chúng ta. Chúng ta phải thực sự tin rằng có thực tế đó, không thể hoài nghi tí nào.
 Mọi người đều biết rõ câu chuyện Mục Liên tôn giả cứu độ mẹ. Hồi đó, Mục liên tôn giả nhờ thiên nhãn thông mà thấy được mẹ rơi vào ngã quỉ chịu khổ, lập tức vận dụng thần thông dâng cơm cho mẹ, mong mẹ đỡ đói. Ai ngờ, khi bà mẹ nhận được cơm vào tay thì cơm đã biến thành than hồng, không thể nào ăn được. Thấy tình hình đó, Mục Liên tôn giả rất buồn, liền đến xin Phật cứu giúp, Phật khai thị Tôn giả rằng: mẹ ngươi tội nghiệp quá nặng, sức người không thể cứu được, phai nhờ sức lực chúng tăng thì mới cứu được mẹ ngươi. Vì vậy trong Phật giáo có Pháp Vu lan bồn cứu mẹ.
Trong kinh còn có một chuyện khác: Xưa có một quỉ đói bất ngờ nhìn thấy Phật, khẩ thiết kêu khổ với Phật: “lạy Phật con đói khát không sao chịu nổi, cúi xin Phật mở lượng từ bi cứu vớt con”. Phật trả lời: Ở đây chẳng phải không, có nhiều nước, sao ngươi không uống? Quỉ lại nói: mắt Phật thấy là nước trong, nhưng mắt con nhìn thì đâu phải là nước mà là máu mủ, vừa bẩn vừa thối, con uống sao được?” Phật thương xót liền dùng lực thần thông cho quỉ thấy nước uống cho đến no thì thôi. Uống xong quỉ đói cảm tạ Phật. Phật khai thị quỉ rằng: kiếp trước người tham lam bủn xỉn cho nên mới rơi vào ngã quỉ, từ nay phải sửa lỗi tự đổi mới. Quỉ nghe Phật nói mới biết rằng kiếp trước mình tham lam bủn xỉn là sai lầm, phát nguyện thống thiết xin sửa đổi.
“Lũ người tà kiến kia, làm sao mà có thể biết được điều này?” Đây là lời phê bình thống thiết những người không tin luật nhân quả. Theo luật nhân quả của Phật pháp, kẻ nào gây ra nhân gì thì phải chịu quả đó, tuyệt đối không thể khác được. Nhưng những kẻ tà kiến, do phủ định nhân quả, đương nhiên không biết là mê hoặc tạo nghiệp, theo nghiệp mà chịu quả báo, khổ sướng chìm nổi hoàn toàn là do nghiệp lực thiện ác khác nhau. Tu thiện nghiệp sẽ được hướng thượng cao thăng mà nhận quả báo vui sướng, tạo ác nghiệp thì phải chìm sâu địa ngục mà chịu quả báo khổ đau. Nhân quả phân minh như vậy, lũ người tà kiến kia làm sao biết được? Người tà kiến có nhiều lọai, chủ yếu có loại thường kiến và đoạn kiến. Người đoạn kiến nói: Người ta trên thế gian chỉ có một kiếp, một khi sinh mệnh kết thúc là vĩnh viễn đoạn diệt, tức là đã chết là hết. Người ta chết cũng như ngọn đèn tắt, làm gì có kiếp khác. Không còn kiếp khác thì làm gì có chuyện thiện ác quả báo? Người thường kiến cho rằng: nói người chết là hết là không đúng, vì sinh mệnh là liên tục không dứt. Nhưng người ta không nên sợ chết, vì hết sinh mệnh này có thể có sinh mệnh khác tốt hơn, trở lại sống làm người trên thế gian, người sẽ đời đời kiếp làm người. Còn súc sinh thì muôn đời muôn kiếp vẫn là súc sinh, muốn đổi mệnh vật thành mệnh người là tuyệt đối không thể được. Vì quan niệm của họ như vậy nên họ không thừa nhận có luân hồi quả báo thiện ác. Vô luận là thường kiến hay đoạn kiến, Phật pháp cho rằng đó tất cả là tà kiến.
Tà kiến, nói theo cách nói ngày nay là tư tưởng khác nhau đương thời, nhưng bài xích kịch liệt nhất không chút thương tình là tà kiến. Vì tư tưởng tà kiến sai lầm ấy, ai tiếp nhận nó thì phải chịu độc hại của nó, mà trở thành người có tội ác cực lớn ở thế gian, tất nhiên sẽ làm cho xã hội bất an, nhân tính mất sạch. Vì thế, là đệ tử Phật thì phải tin chắc ở nhân quả, không nên để trúng độc tà kiến, vất bỏ quan niệm nhân quả. Tôi thường nói: anh có thể nghi ngờ tất cả, nhưng không thể không tin nhân quả, vì đó là một thực tế trên thế gian này, tuyệt đối không thể xóa bỏđi được.
Vì lẽ đó Bồ Tát thấy sâu kiến đều là cha mẹ ta xưa kia, là chư Phật sau này cho nên luôn luôn nghĩ cách báo ơn sâu. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ năm.
Vì đã phân tích như trên, cho nên Bồ tát phát tâm Bồ đề sau khi có được trí thế tục, không phải là sâu kiến như người thường vẫn thấy, mà là cha mẹ mình kiếp trước, cũng là chư Phật tương lai. Chữ “lâu” là “lâu cô” tức là con kiến như thường thấy. Những sinh vật nhỏ bé hèn kém đó còn là cha mẹ ta xưa kia, là chư Phật sau này, thì các loại chúng sinh khác, tất nhiên không còn phải nói nữa.
Có người cho rằng, coi sâu kiến là cha mẹ ta xưa kia còn có thể được, chứ coi là chư Phật sau này thì khó tin quá. Nghĩ vậy là không đúng. Trong kinh, Phật Đà từng nói nhiều lần: “mọi chúng sinh đều có Phật tính. Phàm loài gì có tâm thì đều có thể thành Phật”. Làm sao có thể không tin. Nên biết rằng nay tuy là sâu kiến, nhưng không thể mãi mãi là sâu kiến. Khi mệnh sâu mệnh kiến kết thúc, chuyển thành người, tu học Phật pháp ở thé gian, há không có khả năng thành Phật hay sao? Cho nên Bồ Tát coi sâu kiến là chư Phật tương lai là xuất phát từ quan điểm Phật tính vốn đồng nhất cho mọi sinhvật, chúng ta không thể không tin.
Vì thế, nếu chúng ta làm tổn hại sâu kiến thì cũng như làm hại cha mẹ xưa kia của ta, cũng như làm hại chư Phạt sau này. Chúng ta là người có nhân tính, chẳng lẽ lại nỡ lòng tàn hại cha mẹ ta hay sao? Chúng ta là Phật tử tôn phụng Phật, chẳng lẽ dám tàn hại chư Phật tương lai hay sao? Tôi tin rằng không ai nỡ, không ai dám, nếu làm hại cha mẹ hoặc làm chảy máu Phật thì sẽ phạm trọng tội ngũ nghịch mà rơi vào địa ngục Vô gián để chịu khổ vô lượng. Quan điểm của Phật giáo là dựa trên nền tảng tư tưởng đồng thể đại bi. Chính vì như vậy, cho nên Bồ tát phát tâm Bồ đề thường nghĩ cách làm sao mang lại lợi ích cho mọi chúng sinh, luôn luôn tìm cách đền ơn đức sinh. Mà lợi ích của chúng sinh và đền ơn chúng sinh bằng cách tốt nhất là phát tâm Bồ đề. Chỉ có phát tâm Bồ đề mới có thể thực sự đền ơn chúng sinh. Nếu không phát tâm Bồ đề thì không thể hóa độ chúng sinh khỏi vòng khổ, không thể đền ơn chúng sinh. Nhớ ơn chúng sinh mà phát tâm Bồ đề, ấy là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ năm.
--o0o--