PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
 
III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
9- Cầu vãng sinh Tịnh độ mà phát tâm Bồ Đề
Vì sao phải cầu vãng sinh Tịnh độ? Vì tu ở uế độ này, thành đạo khó lắm, vãng sinh Tịnh Độ kia, thành Phật sẽ dễ. Vì dễ nên một đời có thể thành, vì khó nên nhiều kiếp cũng chưa thành.
Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ chín, tức là cầu sinh vãng sinh Tịnh độ mà phát tâm Bồ đề. Tịnh độ là đối lập với uế độ của chúng ta đang ở hiện nay. Theo kinh điển Đại thừa “thế giới mười phương đều có TỊnh độ” Nhưng Tịnh độ ở nơi đây là chuyên chỉ Tây Phương cực lạc Tịnh độ. Nói chung rằng cầu sinh Tịnh độ là tự mình giải thoát, không cần phải phát tâm Bồ đề. Nghĩ vậy là sai lầm. Nên biết rằng ý nghĩa chân thực của việc cầu sinh Tịnh độ tuyệt nhiên không phải là tự liễu, mà chứa đựng tinh thần tích cực của Đại thừa. Ấn Thuận đạo sư nói: ‘Thoát ly Tịnh độ thì không có Đại thừa”, Tịnh độ là kết hợp chật chẽ với tư tưởng Đại thừa”. Đã vậy thì tu học Tịnh độ sao có thể không phát tâm Bồ Đề? Cho nên hành giả Tịnh độ, nếu thực sự muốn cầu sinh Tịnh Độ thì phai coi phát tâm Bồ Đề là nghĩa thứ nhất.
Trong kinh Quán Vô lượg thọ Phật. Phật Đà từng dạy rõ rằng: người múon vãng sinh đất ấy (chỉ Tịnh Độ -ND) thường tu tam phúc: một là hiếu dưỡng phụ mẫu (nuôi cha mẹ với lòng chí hiếu), phụng sự sư trưởng (tôn kính thờ thầy), từ tâm bất sát (có lòng từ bỏ không sát sinh), tu thập thiện nghiệp (tu mười nghiệp thiện); Hai là thụ trì tam quy (thụ tam quy và giữ tam quy), cụ túc giới (giữ nghiêm các điều giới cấm); Ba là, phát tâm Bồ đề, tin vào nhân quả, học kinh Đại thừa, khuyến khích hành giả tinh tiến. Ba việc như vậy gọi là tịnh nghiệp (phát tâm Bồ đề là một trong ba yếu tố lớn của việc tu tịnh nghiệp. Từ đây có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc phát tâm Bồ đề. Triệt Ngộ Thiền sư cũng nói: “Thật sự vì sinh tử, phát tâm Bồ đề để củng cố lòng tin và chí nguyện, chuyên tâm trì niệm danh hiệu Phật. Bấy nhiêu chữ là cương lĩnh lớn của pháp môn niệm Phật”. Trong bài “phát nguyện hồi hướng” Liên Trì đại sư nói thấu triệt hơn “Phổ Hiền vì tứ ân tam hữu, pháp giới chúng sinh mà cầu xin chư Phật đạo Bồ đề vô thượng nhất thừa, chuyên tâm trì niệm hồng danh vạn đức Phật A Di Đà, nhằm đạt vãng sinh Tịnh Độ… mọi công đức thảy đều thành tựu, sau đó không trái đạo an dưỡng quay về thế giới Sa bà, phân thân vô số, đi khắp chùa chiền mười phương, dùng thần lực tự tại không thể tưởng tượng được và mọi phương tiện để độ hóa chúng sinh, làm cho tất cả đều rời khỏi nhiễm trần trở về với tâm lại thanh tịnh, cùng sinh Tây phương, vào bất thoái địa”. Nên biết đây là phát tâm Bồ đề, làm cho khắp mọi chúng sinh đều rời khổ được vui, làm cho đều rời bỏ nhiễm trần mà trở nên thanh tịnh. Vì vậy, phát tâm Bồ đề là điều kiện tuyệt đối không thể thiếu được của việc tu Tịnh Độ. Giả sứ không phát tâm Bồ đề, thì không chỉ không thể tu thành Tịnh nghiệp, mà lại còn không được thượng phẩm thượng sinh.
Hãy nói về tình hình hiện thực: ngày nay thế giới đang nhiễu nhương, quốc gia lắm nạn, nhân loại rơi vào một giai đoạn đau khổ cực độ. Gạt thế giới ra một bên chưa nói, chỉ nói về quốc gia: phục hưng quốc gia, kiến thiết quốc gia, làm quốc gia giàu mạnh, đương nhiên bức thiết đòi hỏi người trong nước phát tâm nỗ lực, tích cực vì quốc gia mà gánh vác nhiệm vụ cứu nước cứu dân. Nhưng đây không phải là một câu khẩu hiệu mà là đòi hỏi nhiều nhân tài, và thế là rất nhiều học tử thanh niên xuất dương du học cầu học sâu học cao. Chúng ta không thể coi là họ trốn tránh hiện thực, vì một khi họ đã học thành tài sẽ trở về tổ quốc để phục vụ đồng bào. Và, đến lúc đó, cống hiến của họ cho quốc gia cho đồng bào sẽ lớn hơn, thiết thực hơn. Cho nên chúng ta không thể vì họ ra nước ngoài mà trách họ trốn tránh trách nhiệm vì nước vì dân.
Điều đó cũng như cái uế độ Sa bà này có nhiều chỗ không lý tưởng, trong kinh gọi là ngũ trọc ác thế đầy rẫy uế ác. Nếu trở thành Tịnh Độ, cải biến hoàn cảnh không như ý thành hoàn cảnh lý tưởng, trên thế giới này là bất lực. Chỉ có vãng sinh Tây phương cực lạc thế giới, gần gũi giáo chủ Di Đà, từ Phật A Di Đà học tập bản lĩnh nghiêm độ thực sinh. Khi học đến một trình độ khá rồi, sẽ mang theo cái bản lĩnh nghiêm độ thực sinh đã họ được ấy, với tâm nguyện đại bi, quay trở lại thế giới Sa bà này, một mặt hoằng pháp độ sinh một mặt chỉnh đổn trang nghiêm quốc độ Sa bà. Với một tư tưởng thuần khiết chính đáng như vậy mà cầu vãng sinh Tịnh độ, không những không vi phạm thực nghĩa Đại thừa, mà là biểu hiện tích cực của tinh thần Đại thừa, cho nên niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, quyết không thể coi là tiêu cực yếm thế. Chúng tat u học Tịnh độ, nên làm cho ánh sang từ bi của Phật pháp Đại thừa chiếu rọi lên cái thế giới loài người nhiều khổ nhiều nạn này.
Những điều nên nhớ là: niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ không phải là vì sự yên vui của cá nhân mình mà là để độ hóa mọi chúng sinh, cũng tức là để khỏi trái đạo an dưỡng mà trở lại thế giới Sa bà. Phải thực sự làm được: tuy sinh ở Tịnh độ mà không bỏ Sa bà, tuy ở Sa bà mà nguyện cùng chúng sinh cùng sinh ở thế giới cực lạc. Phát tâm như thế, là chân Đại thừa.
“Vì sao phải sinh sang Tịnh độ? Nên biết, tu hành ở uế độ này không phải là không được, có điều là trong quá trình tu hành có trùng trùng ma chướng, thành đạo được là hết sức khó khăn. Nếu như có thể vãng sinh Tịnh độ kia, không những không có ma chướng cản trở mà còn có hoàn cảnh thù thắng khác tạo điều kiện giúp đỡ chúng tat u hành, như vậy thì sẽ thành Phật dễ dàng. Hơn nữa tu hành ở uế độ, do hoàn cảnh không tốt, chưa nói là khó thành, ngay cả khi tu hành rồi cũng rất dễ thoái thất. Còn vãng sinh Tịnh độ, thì vì hoàn cảnh thuận lợi, mỹ mãn, không nhưang tu hành dễ thành, mà thành rồi thì không thể thoái chuyển. Sở dĩ như vậy, vì một khi đã sinh ở Tịnh độ cực lạc, thì cái gốc sinh tử kia vĩnh viễn dứt hết. Thử nghĩ, dễ dàng bao nhiêu? Chính cái cớ dễ ấy mà “một đời có thể thành”, chỉ tu một đời là sẽ thành Phật. Tu hành ở uế độ Sa bà này do thiếu duyên trợ đạo, sẽ rất khó. Chính vì cái cớ khó đó, mà dù cho tu hành hết kiếp này đến kiếp khác cũng chưa thể thành tựu được đạo nghiệp, so sánh Tịnh độ với uế độ, sự khác nhau đâu chỉ có trên dưới đất! Vì lẽ đó, hành giả Phật pháp nên chuyên tu Tịnh nghiệp, cậy nhờ lực từ bi của Phật, mang theo nghiệp vãng sinh Tịnh Độ, thấy Phật nghe pháp mà ngộ vô sinh nhẫn.
Vì thế các bậc thánh hiền xưa người người hướng theo, nghìn kinh muôn luận chỗ nào cũng có chỉi quy. Tu hành thời mạt thế không sao vượt được pháp môn tịnh độ này.
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn đặc biệt mà Phật Đà đã lập ra cho chúng ta, chỉ thị chúng ta coi việc phát nguyện vãng sinh Tịnh độ làm tôn chỉ. Sauk hi Phật khai thị pháp môn này thì thời Phật tại thế, các vị Văn Thù, Phổ Hiền cố nhiên là hướng theo. Sauk hi Phật diệt độ các vị Mã Minh, Long Thụ cũng hướng tới. Ở Trung Quốc, các vị đại sư Không Lư, THiên Thai, Thanh Lương, Vĩnh Minh, Liên Trì, NGẫu Ích đều coi Tịnh Độ, cực lạc là mục tiêu hướng tới. Vì thế bài này nói: “Vì thế các thánh hiền xưa người người hướng theo”. “Các bậc Bồ Tát Đại sĩ hàng trăm hàng ngghìn năm trước đã sớm vì chúng ta mà nghiên cứu rộng khắp các Kinh Tạng, đặc biệt chọn ra những bộ không đoạn hoặc nghiệp mà Phật dự bổ, những bộ ngay trong đời này có thể thoát ra ngoài lồng, những bộ viên đốn nhất,giản dị nhất, nông sâu quyề thực, những bộ bao quát Thiền giáo luật mà cao hơn Thiền giáo luật, đặc biệt vượt lên trên diệu pháp thiên nhiên”. Không tu pháp môn thù thắng như thế này còn tu pháp môn nào? Lại nữa “nghìn Kinh muôn Luận chỗ nào cũng có chỉ quy” làm sao thấy được? Như có người nói: các kinh Đại thừa cũng tán dương, duy chỉ ba kinh Tịnh độ (kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật) chuyên làm sang tỏ cái khả năng thành đạo của nó, các kinh Ban Chu, Bi Hoa, Bảo Tích nói càng sát hơn, đó là khởi nguyên của pháp môn này. Trong Đại thừa khởi tín luận, Mã Kinh Bồ tát khuyên sinh Tịnh độ, Long Thụ Bồ tát viết thập nhị lễ hòa dị hành phẩm v. v… Thế Thân Bồ tát viết vãng sinh luận v. v… đều là dòng hoằng truyền Tịnh độ. Đặc biệt là Hoa nghiêm kinh xưa nay được tôn xưng là chúa chư kinh, Phổ Hiền Đại sĩ lấy Thập đại nguyện vương dẫn đường về cực lạc, càng đáng được chúng ta coi trọng. Chúng ta là phàm phu, thánh giáo của Phật, Bồ tát chủ để làm gương, các bậc thánh hiền xưa đều là những mẫu mực tốt để chúng ta học tập, tu hành. Trong thời mạt pháp này, bàn việc tu hành đúng phép, quả là chưa có gì vượt được pháp môn Tịnh độ này. Vì vậy, nói: “Tu hành thời mạt pháp không sao vượt được”, bởi vì pháp môn Tịnh độ là phương tiện thù thắng trong mọi phương tiện, là đường thẳng tốt nhất trong mọi đường thẳng. chỉ cần sớm tối tùy phận tùy lực mà lễ bái trì niệm trước Phật, hồi hướng phát nguyện là được. Hơn nữa, pháp môn niệm Phật không cần có đàn tràng đặc biệt gì, mọi lúc, mọi nơi, đi đứng nằm ngồi, khi nói khi im, khi động, khitĩnh, khi mặc áo ăn cơm, tất cả đều có thể niệm Phật. Quả vậy thống niệm đại sự sinh tư, vô thường tấn tốc, mà việc niệm Phật phải dụng tâm chân thiết, trong ồn ào tĩnh mịch vội vã nhàn rỗi, sướng khổ, thuận nghịch cũng đều có thể niệm Phật được. Đó không phải là phương tiện thù thắng hay sao?
Nhưng kinh nói thiện căn ít không thể vãng sinh Tịnh độ, nhiều phúc đức mới đến được Tịnh độ. Nói phúc đức nhiều, không gì bằng chấp trì danh hiệu A DI Đà Phật, nói thiện căn nhiều không gì bằng phát tâm Bồ đề quảng đại. Vì thế trì niệm thánh hiệu chốc lát còn hơn bố thí trăm năm, phát tâm quảng đại một lần vượt hơn hẳn tu hành trọn kiếp.
Cái thù thắng của pháp môn Tịnh độ cố nhiên là tốt lắm. Nhưng trong kinh Di Đàcó câu rằng: “không thể dựa vào ít thiện căn phúc đức nhân duyên mà được sinh đất ấy”. Từ đó ta thấy: thực sự muốn sinh Tịnh độ cực lạc, còn phải tu nhiều các thiện phúc để làm trợ duyên cho việc vãng sinh Tịnh độ: “Nhưng kinh nói, thiện căn ít không thể vãng sinh Tịnh Độ, nhiều phúc đức mới đến được” Kinh đây là Kinh Di Đà. Nói thiện căn phúc đức thì rất nhiều. Trì ngũ giới, hành thập thiện cố nhiên là thiện căn phúc đức, tu nhẫn nhục, hành bố thí cũng là thiện căn phúc đức, thậm chí việc thiện chỉ cần giơ tay lên cũng thuộc phạm vi thiên căn phúc đức. Nhưng việc trồng cấy bất cứ phúc đức nào cũng không thù thắng bằng chấp hành trì thánh hiệu A Di Đà: “Nói nhiều phúc, không gì bằng chấp trì thánh hiệu”. Việc gây trồng bất cứ thiện căn nào cũng đều không thù thắng bằng phát tâm Bồ đề quảng đại: “nói nhiều thiện, không gì bằng phát tâm quảng đại”.
Nên biết rằng một câu niệm Phật hiệu bao hàm vạn đức, mà cái hồng danh vạn đức ấy, không có đức nào không đến, không có phúc nào không có. Nếu có thể chuyên tâm chấp trì danh hiệu, thì không chỉ là tu được phúc mà còn tu được công đức công đức chân thực, vĩnh viễn, không bao giờ trụy lạc. Thế nào gọi là công đức chân thực? Công đức cũng có thể gọi là thiện căn, thiện căn là phải trồng trước Phật. Nếu chúng ta luôn mồm niệm Phật lễ bái không ngừng thì đó là đại công đức chân thực. “Kinh Quán vô lượng thọ Phật nói, chí chí thành thành, khẩn khẩn thiết thiết, niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật, thì có thể trừ được tội khổ sinh tử tám mươi ức kiếp. Một lòng một dạ niệm Phật có thể trừ sạch tội nghiệp đã tạo ra trong tám triệu kiếp. Tội nghiệp đã tiêu trừ sạch, tất nhiên không cò phải chịu những nỗi khổ não của luân hồi sinh tử. Công đức như vậy , còn chưa lớn ư? Huống nữa còn có thể nhờ ccậy lực đại nguyện tâm của Phật A Di Đà, có lý nào không thành công”, cho nên chấp trì danh hiệu tức là quảng tu phúc đức.
Còn nói đến phát tâm cho riêng mình dứt khổ được vui, chỉ phát tâm để riêng mình bỏ uế lấy tịnh thì đó là phát tâm yếm ly của hàng nhị thừa, tâm lượng nhỏ hẹp, không đáng để nói là nhiều thiện. Nói nhiều thiện thì phải phát tâm Bồ đề vô lượng. Như đoạn trước bài này đã nói: “Cái tâm Bồ đề này là chúa của chư thiện” chỉ một cái đại tâm Bồ Đề ấy có thể bao quát mọi thiện pháp, mọi thiện pháp đều xoay quanh đại tâm Bồ đề. Hồi đầu, Phật A Di Đà phát nguyện sáng tạo Tịnh độ cực lạc là do động tâm Bồ đề, ngày nay nếu chúng ta muốn sinh vào thế giới cực lạc, chỉ có phát tâm Bồ Đề quảng đại, thì mới có thể tương ứng với bi nguyện của Phật A Di Đà. Vì thế, hành giả Tịnh Độ, nếu có thể một mặt chấp trì thánh hiệu Di Đà, mặt khác phát tâm Bồ Đề quảng đại chân thực khẩn thiết, thì chắc chắn được vãng sinh Tịnh độ không nghi ngờ gì cả.
Đã muốn nhiều phúc đức, phải lấy việc chấp trì thánh hiệu Di Đà là hơn, thì hành giả Tịnh độ, “dù chỉ chấp trước thánh hiệu trong chốc lát, công đức có được cũng đã hơn hẳn bố thí trăm năm”. Bố thí dù là có phúc, đó là điều ai cũng biết, nhưng trong suốt một trăm năm làm việc bố thí mà phúc đức coa được, so với phúc đức có được do niệm Phật trong chốc lát, như kinh nói, trăm phần không được một, nghìn phần không được một, trăm ngàn vạn ức phần … không được một. Vì phúc đức có được do bố thí, nếu không hiểu được cái tâm luận thể không của nó chẳng qua chỉ là phúc báo nhân gian mà thôi, căn bản không thể liễu sinh thoát tử; nhưng chí thành niệm Phật A Di Đà một tiếng, có thể diệt trừ trọng tội sinh tử tám mươi ức kiếp. Hai cái đó làm sao có thể so sánh được?
Nhiều thiện, không gì bằng phát tâm Bồ đề quảng đại, thì hành giả Tịnh độ, dù chỉ “phát tâm quảng đại một lần” thiện căn có được đã “vượt quá tu hành vạn kiếp”. Vô luận tu pháp môn nào của Phật pháp đều có thể trồng được thiện căn. Những thiện căn gây trồng được do phát tâm quảng đại vượt quá thiện căn có được trọn kiếp tu hành. Thầy Ấn Thuận nói: “Vãng sinh Tây phương Tịnh độ là pháp môn Đại Thừa. Pháp môn Đại thừa xây dựng trên cơ sở phát tâm Bồ Đề, rời bỏ việc phát tâm Bồ đề thì không còn là Đại thừa nữa: cho nên Tịnh độ luận của Thế Thân Bồ tát nói: “Nhị thừa chủng bất sinh” (nhị thừa trồng không được) Tây phương cực lạc thế giới là Tịnh độ nhất thừa; người đã vãng sinh vào thế giới cực lạc đều không thoái chuyển: Bồ đề vô thượng” có thể thấy phát tâm Bồ đề quan trọng đến mức nào.
Niệm Phật vốn là mong thành Phật, không phát đại tâm  thì niệm Phật để làm gì? Phát tâm nguyện là để tu hành, không sinh được Tịnh Độ, thì tâm đã phát cũng dễ thoái.
Niệm Phật để làm gì? Mục đích của vệc niệm Phật vốn là hy vọng sau này thành Phật. Đã muốn thành Phật thì phải phát tâm Bồ đề, không phát tâm Bồ đề thì không thể thành Phật. Vì chư Phật thập phương, chưa có một vị nào không phát tâm Bồ đề, hành đạo Bồ tát mà thành Phật cả. Vì thế, hành giả Tịnh độ ngày nay nếu “không phát đại tâm” thì niệm Phật để làm gì? “Niệm Phật thì có thể vãng sinh Tịnh thổ cực lạc, sinh vào thế giới cực lạc thì chắc hẳn có thể thành Phật. Như Phật A Di Đà trước khi thành Phật đã từng phát đại nguyện: giả sử sau này ta thành Phật, mọi chúng sinh của thế giới mười phương, nếu xưng niệm danh hiệu của ta, dù chỉ niệm mười thiếng, nếu không được sinh vào quốc thổ của ta thì ta sẽ nguyện không thành Phật. Phật A Di Đà có tâm nguyện lớn như vậy cho nên mới được thành Phật, cho nên người niệm thánh hiệu Phật A Di Đà tự nhiên có thể sinh vào thế giới cực lạc. Sauk hi đến thế giới cực lạc, tiếp tục tu trì tinh tiến không ngừng, thì có thể đạt mục đích thành Phật.
Vì sao phải phát tâm quảng đại? Mục đích phát tâm vốn là để tu hành. Giả sử tu hành không được sinh về Tịnh độ, thì dù ta đã phát tâm Bồ đề quảng đại, thì tâm đó cũng dễ thoát thất. Cho nên nói: “không sinh về Tịnh độ, thì dù đã phát tâm cũng dễ mất”. Trên đây đã nói, tu hành ở thế giới sa bà này, ác duyên chướng đạo quá nhiều, nhưng hành giả mới phát tâm nói chung, trong quá trình tu hành, hơi gặp khó khăn vấp váp thì dễ dàng thoái lòng nản chí, mà để thoái mất đạo tâm. Xá Lợi Phất xưa kia đã phát tâm, sau đó vì nghịch duyên xã nhãn, bỏ đại tâm hướng về tiểu tâm, đó là một chứng minh tốt nhất, ở Tịnh độ, không những không có một tí chướng duyên nào, trái lại có rất nhiều  thiện duyên chủ quan và khách quan, tự nhiên và nhân tạo, nhờ vậy có thể từng bước tu hành tiến lên, tuyệt đối không có khả năng lui bước. Cho nên kinh A Di Đà nói: “Chúng sinh những ai đã sinh vào Tịnh Độ đều là A tì bạt trí”, A tì bạt trí có nghĩa là không thoái chuyển, vì vậy, hành giả phát đại tâm phải cầu sinh Tịnh độ, chỉ sinh được Tịnh độ thì mới có thể duy trì được đại tâm không thoái chuyển.
Vậy thì gieo hạt Bồ, cày bằng cái cày niệm Phật, quả đạo sẽ tự nhiên tăng trưởng, cưỡi con thuyền đại nguyện, đi vào biển lớn Tịnh độ, ắt hẳn sẽ vãng sinh Tây phương cực lạc. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ chín.
Phát tâm vãng sinh Tịnh độ đã quan trọng như vậy, thì muốn lợi trong Phật pháp, phải kịp thời gieo hạt giống Bồ đề”. Thế nào là hạt giống Bồ Đề? Đó là phát tâm Bồ Đề Đại thừa, coi đó là hạt giống thành đạo Bồ Đề, cho nên gọi là hạt giống Bồ Đề” Hạt giống Bồ Đề một khi đã được gieo vào mảnh ruộng tâm ta, tiếp theo đó là “cày bằng cái cày niệm Phật” nói khác đi là một lòng một dạ niệm Phật cầu vãng sinh Tịnh độ. Như vậyngày lại ngày, năm lại năm, tinh cần niệm Phật không mệt mỏi, “quả đạo”, cuối cùng sẽ viên thành đạo quả. Ở đây cần nói rõ: phát tâm Bồ đề và niệm Phật cầu vãng sinh là thuận nhau, không trái nhau. Có người cho rằng đã phát tâm Bồ Đề, thì cứ theo thế mà hành đạo Bồ tát, tiến lên trên con đường lớn Bồ đề là đủ, việc gì còn phải niệm Phật. Đây là một quan niệm sai lầm, tuyệt đối không thể chấp nhận được. Nên biết rằng hành giả Phật pháp, dù đã phát tâm Bồ đề quảng đại, đã gieo hạt giống Bồ đề vẫn phải tinh thành niệm Phật, thì đạo quả sẽ khó mà tăng trưởng lành mạnh được. Đạo quả không thể tiếp tụ lớn lên không ngừng, muốn đạt được mục đích thành Phật, thì tất nhiên là mờ mịt lắm. Do vậy, tôi thiết tha hy vọng mọi hành giả đã phát tâm Bồ đề phải tinh tiến dũng mãnh niệm Phật, nhất thiết không thể nghĩ rằng việc đó không có quan hệ gì với việc phát tâm Bồ Đề.
Niệm Phật đã lấy việc vãng sinh Tịnh Độ làm bản nguyện, thì nên “cưỡi con thuyền đại nguyện đi trên biển lớn Tịnh độ thì mới có thể yên ổn vững vàng sinh vào thế giới cực lạc – cho nên nói: “Đi vào biển lớn Tịnh độ, ắt hẳn sẽ vãng sinh Tây phương cực lạc”, thuyền đại nguyện, nói về Phật A Di Đà là thuyền 48 nguyện của A Di Đà: nói về hành giả, là thuyền đại nguyện vãng sinh Tịnh độ của mình. Cưỡi hai con thuyền đại nguyện đó, đi vào lãnh hải của Tây phương Tịnh độ, cưỡi gió đè sóng dũng mãnh tiến lên, cuối cùng ắt sẽ đến Tây phương cực lạc thế giới. Có thể thấy rõ tâm nguyện của chúng sinh và tâm nguyện của Phật A Di Đà là tương nhiếp tương thành. Vì vậy mới có câu nói: “nên biết Phật A Di Đà nhờ đại nguyện mà thành Phật. Nếu như nguyện ta đã phát còn hợp với nguyện Phật nhiếp sinh, thì vãng sinh Tịnh độ khó gì? Vô lượng kiếp, Phật đã vì chúng sinh chịu khổ khắp thế giới mà phát 48 đại nguyện, theo nguyện đó trải bao kiếp lâu dài, tu Bồ tát hạnh …Nên hiểu đại nguyện đại lực của Phật A DI Đà cũng ví như một thuền lớn bất cứ là ai, chỉ cần lên thuyền là sẽ tới bến bên kia, không lo đắm chìm mà là thuận nước, thuận gió. Đó là việc sau khi lên thuyền. Nếu ta không chịu lên thuyền,thì sẽ như thế nào? Cho nên vẫn phải tự mình phát nguyện là việc trước hết. “Cưỡi thuyền đại nguyện có thể vãng sinh Tịnh độ, thì tức là sẽ vượt ngang qua sinh tử, lướt nhanh đến bến Bồ đề vô thượng”. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ chín”.
Vì sao phải làm chi Chính pháp trụ lâu ở thế gian? Đức Thế tôn chúng ta từ vô lượng kiếp, đến nay vì chúng ta mà tu đạo Bồ Đề, làm được những việc khó làm, chịu được những điều khó chịu, nhân quả viên mãn, thế mới thành Phật.
Đây là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ mười, cũng tức là để cho Chính pháp trụ lâu (ở thế gian) mà phát tâm Bồ Đề. Đức Phật Như Lai thành đẳng chính giác dưới gốc cây Bồ Đề, không phải là chính giác cái gì khác mà là chính giác được Chính pháp duyên khởi, cũng tức là chính giác được chân lý cứu cánh về tính vĩnh hằng, tính phổ biến, tính tất nhiên. Hơn nữa Chính pháp duyên khởi mà Phật giác ngộ đâu tiên này “không phải người cũng không phải trời, ma, phạm (thần của tôn giáo Ấn Độ) có thể chuyển được. Vì nó khó khăn, cho nên cái tâm ái hộ nó cũng đặc biệt quan thiết. Vì vậy, phát hiện được lỗi lầm của người xuất gia Phật bèn làm việc tổ chức tăng chúng, ý nghĩa đầu tiên của việc thành lập tăng đoàn là để trụ trì Phật pháp”. Mà trách nhiệm trụ trì Chính pháp này. Phật trịnh trọng ủy thác cho những người xuất gia. Tăng đoàn hòa hợp tồn tại tức là Chính pháp Như Lai tồn tại.
Chính pháp Như Lai là đối lập với thế gian hiện thực hắc ám, cũng như một ngọn đèn sáng, chỗ nào tồn tại Chính pháp Như Lai sẽ có một ngọn đèn sáng chiếu tỏa ra ánh sáng xán lạn vô hạn, xua tan hắc ám của thế gian. Chính pháp nếu bị hủy hoại hết, thì cũng như dập tắt ngọn đèn ở thế gian, với chúng sinh trên thế gian là hết sức bất lợi, do đó, mỗi một đệ tử tứ chúng tin Phật khi phát hiện Chính pháp bị hủy hoại phải gánh lấy trách nhiệm hộ đạo, làm cho Chính pháp Như Lai trụ mãi ở thế gian, chỉ dẫn cho chúng sinh đi lên con đường lớn giải thoát sáng sủa. Đây là công việc quan trọng đến bậc nào? Chúng ta há lại bỏ qua?
Vậy thì “vì sao phải làm cho Chính pháp trụ lâu ở thế gian? Điều nên biết trước hết là Chính pháp của Phật đã khai thị cho chúng ta không phải dễ dàng mà có được, trước hết phải thể ngộ được Chính pháp, sau đó đem cái Chính pháp đã thể ngộ được tuyên phát cho mọi người nghe. Thể ngộ Chính pháp tức là thành Phật. Phật sở dĩ thành Phật, không phải vì mình mà thành Phật, mà là vì chúng sinh chúng ta mà thành Phật. Vì thế mới nói: “Đức Thế Tôn ta, từ vô lượng kiếp đến nay, vì chúng ta mà tu đạo Bồ Đề”. Trong quá trình tu đạo Bồ đề, không phải đã có thể tiến lên phía trước một cách thuận lợi không gặp khó khăn trở ngại gì, mà là làm được những việc khó khăn, chịu được những điều khó chịu làm việc hóa độ chúng sinh. Khó làm mà làm được, nói như việc bố thí, thì bề ngoài thí tiền tài, đối với tiền tài người có chút ít hiểu biết, không phải đến nỗi khó thí xả, bề trong thí sinh mệnh, có lúc phải thí đầu mắt, tủy não, chân tay, thậm chí toàn thân, thế thì thật không còn giản đơn nữa rồi. Kinh nói, trong ba nghìn thế giới đại thiên, không một chỗ nhỏ như cái lá cỏ là chỗ Phật không thí xả đầu, mắt,não, tủy. Một sự “nan hành năng hành” vĩ đại biết bao nhiêu? Khó chịu mà chịu được (nan nhẫn năng nhẫn). Hãy nói việc nhẫn nhục. Căn tính của chúng sinh rất khác nhau, ta thật lòng thật dạ vì sự tốt đẹp của chúng sinh, hy vọng dẫn dắt chúng sinh lên con đường sáng của nhân sinh, họ không những không lĩnh tình và cám ơn, trái lại dùng đủ thủ đoạn không chính đáng để đối phó với ta, chửi bới ta, lăng nhục ta, đánh đập ta, làm cho ta chịu không nỗi. Nếu không có một sức nhẫn nhục nào đó, ta ắt sẽ thoái tâm, không tiếp tục tiến lên trên đường Bồ đề nữa. Vậy mà đức Phật của chúng ta, bất luận bị dày vò, đả kích đến mấy cũng vẫn chịu đựng được những điều người khác không thể chịu đựng được, cốt sao đạt được mục đích hóa độ chúng sinh cương cường ngang ngạnh khó giáo hóa, hơn nữa, trước sau không bỏ một chúng sinh nào. Đây là một tinh thần “nan nhẫn năng nhẫn” vĩ đại biết bao!
Phật đã không từ gian khổ xả kỷ lợi tha như vậy, thậm chí chịu khổ vô lượng thay cho chúng sinh, cho mãi đến khi nhân hành tu ở nhân địa Bồ tát được tu đến mức viên thành, phúc tuệ được tu đến mức hoàn mãn, thế mới thành được Phật”. Từ đây có thể thấy thành Phật không phải dễ dàng, mà phải trải qua đủ loại khổ luyện trong thời gian rất dài thì mới có thể ngồi dưới gốc Bồ đề, nhìn sao sáng ban đêm, phá tan mọi ma quân mà thành Chính giác vô thượng.
Khi đã thành Phật rồi, hóa độ khắp hết, vào cõi Niết bàn, Chính pháp, Tượng pháp đều đã qua đi, chỉ còn mạt pháp. Giáo pháp còn đó, nhưng không người học, tà chính không phân, phải trái không rõ, chỉ lo tranh cạnh, thảy theo lợi danh. Ngước trông thao thao, khắp thiên hạ đều thế, không biết Phật là ai, Chính pháp nghĩa là gì, sư tăng là danh hiệu gì? Suy tàn đến như thế, đau lòng không nỡ nói, mỗi khi nghĩ đến, bất giác lệ rơi!
Đây là những lời nói đau đớn của đại sư Tỉnh Am khi tận mắt trông thấy thực tình của Phật giáo hồi bấy giờ, mà cũng là thực trạng Phật giáo ngày nay.
Sau khi đã thành Phật rồi, Thích Ca Mâu Ni không phải vào ngay Niết Bàn để hưởng thụ những diệu lạc ở đấy. Phật đã bôn ba khắp hai bờ sông Hằng trong cái thế gian khổ não này, đi giáo hóa những chúng sinh cần hóa độ, đem Chính pháp của người đã chứng ngộ được trình bày tất cả những phương thức khác nhau, hy vọng mỗi một chúng sinh đều có thể chứng ngộ Chính pháp như Người, nhờ đó mà thân được tự do giải thoát. Cho đến khi hóa độ hết khắp lượt những chúng sinh cần hóa độ, sau đó mới “vào Niết bàn”. Nói hóa độ hết khắp lượt chúng sinh ở đây không phải là hóa độ hết mọi chúng sinh mà là hóa độ hết những chúng sinh có duyên vứi Phật, cần được Phật hóa. Với những chúng sinh mà thiện căn chưa được thành thục, thì Phật đều tạo cho họ nhân duyên được hóa độ.
Trong kinh Phật đã cho chúng ta biết: Sau khi Phật diệt độ, giáo pháp của Phật để lại nhân gian có thể chia làm ba thời kỳ. Một là thời kỳ chính pháp, khoảng 1000 năm; hai là thời kỳ tượng pháp cũng khoảng một nghìn năm; ba là thời kỳ mạt pháp thì khoảng một vạn năm. Hiện nay Phật giáo thế giới công nhận Phật diệt độ đã hai nghìn năm trăm năm mươi năm, đã đi vào thời kỳ mạt pháp. Vì vậy nói: Chính pháp, tượng pháp đều đã qua chỉ còn mạt pháp”. Phật giáo đến thời kỳ mạt pháp thì đủ loại hiện tượng không đúng pháp lục tục xuất hiện. Trong kinh Phật đã có những lời than thỏ về thời mạt pháp, các bậc đại đức cổ kim cũng đã tỏ nỗi đau buồn mạt pháp. Mạt pháp đúng là thừi đại pháp yếu ma mạnh.
Hiện tượng thứ nhất của thời đại mạt pháp là tuy vẫn còn giáo pháp của Như Lai, nhưng không có người hành tín giải tu chứng (tin hiểu, thực hành và chứng ngộ). Hoặc có thể vẫn còn người tin, hiểu Phật pháp, nhưng người tu chứng chân chính đặc biệt hiếm có. Người lý giải Phật pháp có thật sự không làm rối nghĩa không? Có thật khế hợp với kinh không? Có hợp với luật điển không thì vẫn còn vấn đề. Cho nên trong thời kỳ mạt pháp những cái tương tự Phật pháp lưu hành nhiều, Phật pháp chân chính lưu hành ít. Thế là người học Phật, phần lớn “tà chính không phân, phải trái không rõ”. Đem cái tương tự Phật pháp coi là Chính pháp Như lai, không biết chân diện mục của Phật pháp là thế nào, thế thì Phật pháp làm sao khỏi suy? Không phải đại sư Tỉnh Am nhắm mắt nói mò, mà sự thật đúng là như vậy. Đại sư sống vào thời vua Khang Hy nhà Thanh, cách nay khoảng 300 năm. Thời gian đó Phật giáo đã như vậy. Ngoái đầu trông lại, Phật giáo ngày nay ra sao? May mà hồi đó còn có đại sư lớn tiếng kêu lên. Ngày nay phải chăng dám nói rằng những con người bệnh thái Phật giáo không còn chẳng có vấn đề gì đáng coi là phải trái không phân biệt?.
Hiện tượng thứ hai của thời đại mạt pháp là giữa Phật tử với nhau “chỉ lo cạnh tran, chạy theo lợi danh” và đây đâu phải là hiện tượng cá biệt, cục bộ, mà là “ngước mắt thao thao, khắp thiên hạ đâu cũng thế cả”. Nói khác đi, phóng mắt nhìn ra, chỗ nào cũng nhìn thấy tanh cạnh và trục lợi, đâu còn một chút không khí học Phật. Như những rắc rối dân sự của Phật giáo thường thấy, cứ là phân chia thành hai trận tuyến địch ta rõ rệt, người này trợ uy cho phái này, người kia cổ vũ cho phái kia. Thêm vào đó những nhân sĩ Phật học tại gia kích động, xúc xiểm từ bên ngoài, làm cho sự thế càng thêm phức tạp: Như hai nhà sư A, B tranh chấp với nhau, có khi có những cư sĩ can thiệp vào, bên ngoài ra vẻ hòa giải vô tư, nhưng thực ra là giúp sư A công kích sư B. Như vậy thì còn gì là công chính? Tăng, Ni sa vào những cuộc tranh chấp triền miên khó thoát mình ra khỏi, cả đến những cư sĩ tại gia tự coi mình là người bảo vệ Đạo mà cũng rơi vào cái vực sâu tranh chấp đó không vượt lên được. Phật giáo đi đến chỗ cả đệ tử tứ chúng cũng tranh cạnh không ngớt thì đâu còn thuốc gì cứu chữa?
Những sự tranh cạnh lẫn nhau giữa tín đồ Phật giáo nếu là tranh luận tư tưởng giáo lý thì hảy còn nói được là do những sự bất đồng về tư tưởng giữa các bộ phái, Phật giáo và các dòng Đại thừa mà ra. Nhưng điều tranh cạnh ngày nay, đâu phải như vậy, mà hoàn toàn chỉ là vấn đề lợi danh, cho nên thỉnh thoảng vẫn nghe được những tiếng cướp chùa tranh của. Những Tăng già không biết Phật pháp lại làm nhục cho Phật pháp nói chung, hoàn toàn là vì tham danh trục lợi. Vì truy trục lợi cho nên chùa chiền trang nghiêm biến thành chỗ mua thần bán Phật, thậm chí tìm trăm phương nghìn kế kiếm tiền. Kẻ nầy như vậy, kẻ kia như vậy học theo nhau, càng ngày càng tệ bại, làm cho chính pháp không ngóc đầu lên được, cửa Phật suy to! Đại Tỉnh pháp sư nói: “Theo giới luật của Phật, tăng ni thật không nên kinh doanh tướng số, buôn bán Phật giáo để kiếm sống! Phật giáo truyền đến nước ta, từ khi mở cửa phương tiện tướng số độ sinh, tệ hại đến mức không thể nói hết! Tóm lại, cái hại của nó ảnh hưởng lớn, làm cho toàn bộ Phật giáo chỉ bó hẹp trong màu sắc quỷ thần, mê tín, tà vọng đến mức độ không thể phân rõ đâu là chính pháp, đâu là tà đạo, như thế thì làm cho tư cách tăng ni mất sạch, thân tuy xuất gia, tâm thì chỉ biết danh lợi, đến mức độ không phương cứu chữa”. Ngày nay có người bằng những thủ đoạn không chính đáng nhất, với những trò hề vô liêm sĩ nhất đuổi những cao tăng đức độ đi, chiếm đoạt chùa lớn dùng để kinh doanh thần Phật, trở thành đậi thương gia. Những hành vi bại họai cửa Phật như vậy, chúng ta thật không thể hiểu được. Thế thì họ xuất gia cuối cùng là để làm gì? Họ có biết gì là liêm sĩ nữa không?
Phật Giáo vốn nhằm mục đích cứu đời, xuất gia là để làm thầy nhân gian, nhưng Phật giáo ngày nay đã không thể lợi nhân sinh cứu đời, tăng chúng xuất gia thì tự tư tự lợi, thế tục không thể chịu được, nói gì làm thầy nhân gian? Tăng chúng đã mất hết cái tâm tự giác, không thể theo đạo Phật làm lợi cho nhân thế, thì thế gian làm sao còn quí trọng tăng chúng? Nói đến đây, bất giác buồn cho tiền đồ của tang chúng. Nhưng như thế không thể nói là xã hội vô tình mà phải tự kiện toàn bản thân. Nếu như chúng ta không thể nâng cao chúng ta mà muốn được xã hội tôn trọng chỉ là ảo tưởng. Vì thế chúng ta hi vọng tăng ni phải tích cực tu học Phật pháp để nêu cao Chính pháp của Như Lai.
Tăng chúng xuất gia vốn lấy việc trụ trì Phật giáo làm thiên chức, nhưng thiên chức đó, những tăng ni một chữ không biết, một bài kinh không thông làm sao có thể làm tròn được. Mở mắt nhìn kỹ tăng chúng ngày nay, phần lớn không biết Phật pháp là gì? Chưa nói không hiểu những giáo pháp sâu xa, ngay cả những điều nông cạn nhất cũng không rõ, thậm chí “không biết Phật là ai, pháp nghĩa là gì, tăng là danh hiệu gì”. Xin chư vị hãy nghĩ xem, như thế thì còn ra người xuất gia nữa không? Ngày nay quốc gia đã thực hiện giáo dục bắt buộc 12 năm, những nhà sư làm thầy có người vẫn không biết một chữ nhất một, vẫn còn những người xuất gia không biết Phật, pháp, tăng, Tam bảo là gì. Thế thì thử hỏi Phật pháp làm sao mà lưu hành ở thế gian được?  Thế gian còn quý gì những người xuất gia như thế? Chưa nói những tăng già phổ thông như vậy , ngày nay cả những người thuộc loại trụ trì, cũng phần lớn đều là những người chưa hề tu học Phật pháp. Như nói ngũ uẩn là kim mộc thủy hỏa thổ, tứ đại là tửu, sắc, tài, khí, trong những người nắm thực quyền Phật giáo, không ít kẻ như vậy! Như vậy, những tăng già sống yên ổn trong các chùa chiền có người không thể đem lại lợi ích cho xã hội, chỉ có xã hội đem lại lợi ích cho họ, thế thì còn biết nói sao!
Về Phật là người nào? Có hai cách giải thích: một là Phật là người như thế nào? Là người phàm? Là thánh nhân? Ta cứ đi hỏi tăng già, sẽ có người không trả lời được. Một nữa là người địa phương nào? Là người Trung Quốc? là người Ấn Độ? Ta cứ đi hỏi tăng già, sẽ có người trả lời không rõ rang. Phật là bậc Đại thánh nhân Ấn Độ, gọi là Phật Đà, dịch nghĩa là Người giác ngộ (giác giả), tức là người giác ngộ chân lý vũ trụ nhân sinh, cũng tức là người từ trong duyên khởi quant rung đạo mà hoàn thành chính giác viên mãn. Phật là bậc thánh ở nhân gian, tuyệt đối khác với thần chí cao vô thượng mà thần giáo vẫn nói. Nhưng bất hạnh là trong tín đồ Phật giáo ngày nay, vô luận là người tại gia hay người xuất gia, có rất nhiều người coi Phật là thần, coi thần là Phật, thần Phật không phân, lễ Phật nói là lễ thần, lễ thần nói là lễ Phật, làm cho nhiều người trong xã hội không hiểu Phật pháp, nhất là tầng lớp trí thức muốn chống mê tín cho rằng Phật giáo và thần giáo đều là mê tín đều cần phải trừ. Điều này có thể chỉ trách nhân quần xã hội chăng? Chẳng lẽ chúng ta không chịu một phần trách nhiệm làm cho thần Phật không phân sao?
Về vấn đề Pháp là nghĩa gì, nói ra thì dài lắm. Nhưng nói tóm tắt những cái quan trọng nhất: “Pháp là định nghĩa chữ Đạt ma của tiếng Phạn, định nghĩa chính xác là quỹ trì, tức là quy luật bất biến …  Vốn dĩ pháp không phải Phật làm ra, cũng không phải những người khác làm ra” vốn dĩ như vậy mà được gọi là “pháp tính pháp nhĩ” (bản tính của pháp là pháp mà thôi) có tính bản nhiên (tính vốn vậy), tính an định (tính bất biến), tính phổ biến, mà được gọi là pháp tính, pháp trụ, pháp giới”, cái pháp quy luật vĩnh cửu phổ biến như vậy, dùng thuật ngữ hiện đại là chân lý vĩnh hằng. Phật Đà sở dĩ thành Phật là do phát hiện được cái pháp chân lý ấy. Phật Đà sau khi giác ngộ cái pháp chân lý đó, đã khéo léo tài giỏinói ra được cái không thể nói, làm cho chúng sinh được nghe pháp âm, từ đó về sau pháp được lưu truyền ở nhân gian. Nói là “Phật là gốc của Pháp, Pháp là Phật mà ra” gọi là Phật pháp. Nói về Phật đầu tiên giác ngộ pháp ấy, gọi là chứng pháp, nói về Phật tuyên thuyết cái pháp ấy gọi là giáo pháp. Câu Xá tụng nói: “Phật chính pháp hữu nhị: vị giáo chúng vi thể, hữu trì thuyết hành giả, thử tiện trụ thế gian” (Chính pháp Phật có hai loại là giáo pháp và chứng pháp; có hành giả trì pháp và hành giả thuyết pháp, nhờ vậy Phật pháp mới trụ ở thế gian được). Nhưng không may là cả hành giả thuyết pháp và hành giả trì pháp đều quá ít.
Về vấn đề tăng là danh hiệu gì? Vấn đề này đa số người xuất gia cũng không hiểu. Tăng già là tên gọi chung những người xuất gia, không chỉ người xuất gia Phật giáo gọi là tăng già, người xuất gia của bất cứ tôn giáo nào cũng gọi là tăng già. Như tín đồ đạo Bà La Môn Ấn Độ gọi là tăng lữ Bà la môn, như linh mục đạo Thiên Chúa ngày nay gọi là tăng lữ đạo Thiên chúa. Tăng già nói trong Phật giáo tiếng Trung Quốc dịch là hòa hợp chúng, là đại biểu tăng đoàn chứ không phải chỉ một người xuất gia cá biệt nào càng không thể dùng chữ đó để làm họ của người xuất gia. Phật Đà đương thời tổ chức tăng đoàn là để dựa vào đó duy trì chính pháp. Vì sư trụ trì chính pháp không thể là sức lực cá nhân nào có thể làm được, phải có tăng đoàn hòa lạc, thanh tịnh mới có thể gánh vác được. Vì “tăng đoàn xây dựng trên nguyên tắc kiến hòa, giới hòa, lợi hòa, thì mới có sự đoàn kết bình đẳng, hòa hài dân chủ, tự do, mới có thể phù hợp với bản ý của Thiền tôn, gánh vác trách nhiểm trụ trì Phật pháp”. Nhưng bất hạnh là trong Phật giáo ngày nay chỉ có chủ nghĩa cá nhân tự tư tự lợi, không có tăng đoàn hòa lạc, hòa hợp kiện toàn. Không chỉ như vậy, cả đến tăng là danh hiệu gì cũng không biết, còn nói gì đến chuyện trụ trì Phật pháp? “Thích Tôn đã lấy luật pháp nhiếp thụ tăng chúng, phó thác trách nhiệm trụ trì Phật pháp cho họ. Tăng đoàn là yếu tố duy nhất là Phật pháp trụ lâu, cho nên đã cùng với Phật Đà, Đạt ma, tạo thành thế chân vạc mà gọi là Tam bảo”. Tăng bảo, một trong Tam bảo hiện nay ở đâu? Tôi bất giác muốn đốt hương cầu đảo cho sự thực hiện của nó!
Nói như trên, có thể phát hiện rõ rang Phật giáo ngày nay đã “suy tàn đến thế” chúng ta nỡ nào còn nói gì? Cho nên trong bài nói: “Đau đớn không nỡ nói” Đại sư Tỉnh Am “mỗi khi nghĩ đến” hiện tượng Phật pháp suy bại đến mức độ đó, “bất giác rơi lệ”. Nay tôi mới đến đây, nhìn lại Phật giáo hiện nay, việc tranh cạnh lẫn nhau không những thấy giảm, mà chỉ có trở nên nghiêm trọng hơn hẳn xưa kia, hiện tượng tranh quyền đoạt lợi không những không thấy giảm mà còn vượt xa thời đại sư Tỉnh Am! Những nhân sĩ đại tâm có lòng với Phật giáo có thể không thấy lòng đau mà dùng cất lên một tiếng khóc? Nhìn thấy cơ nguy của Phật giáo ngày nay, giả sở vẫn không chút động tâm thì thật quả là đã tê liệt không còn cảm giác nữa.
Tôi là Phật tử, không thể đền ơn Phật. Trong không ích gì cho mình, ngoài không ích gì cho người: sống không ích gì cho đời, chết không ích gì cho mai hậu. Trời dù cao không che được tôi, đất dù dày không chở được tôi. Người có tôi cực nặng, không phải tôi thì còn là ai?
Trên lập trường đệ tử tứ chúng của Phật mà nói, làm sao để Chính pháp trụ lâu là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Trong đoạn văn trước “Niệm nổi khổ sinh tử mà phát tâm Bồ đề” đã nói: Nhân duyên phát tâm Bồ Đề nói trong kinh điển Đại thừa tuy là rất nhiều, nhưng chủ yếu nhất không ngoài hai nhân duyên, tức là “nhìn chúng sinh khổ mà phát tâm Bồ Đề” và “nhìn Phật pháp suy mà phát tâm Bồ đề: Chính pháp của Phật đà, là qua tu hành trong thời gian dài ba đại A Tăng kỳ kiếp, hy sinh vô số đầu, mắt, não tủy, chịu đựng vô số đau khổ dày vò mới chứng được, quả là không chút giản đơn. Như lai đã vất vả chứng được Chính pháp, lại đại từ đại bi vận dụng bao nhiêu phương tiện khéo léo tài giỏi tuyên thuyết cho chúng sinh Chính pháp mà mìnhđã chứng được như vậy. Phật nói chính pháp cũng không phảilà việc dẽ dàng. Theo kinh Pháp Hoa, Như Lai sau khi chứng được Chính pháp, quan sát căn cơ của thế gian, cảm thấy chúng sinh nói chung trí tuệ nông cạn, không thể tiếp thụ được đại pháp Như Lai- đã định không thuyết pháp mà đi vào Niết Bàn. Kinh đã nói: “Vất vả ta chứng pháp, nói rõ chỉ uổng công. Ta thà không thuyết pháp, vào nhanh nơi Niết bàn” một lời nói đau đớn biết bao! Lúc bấy giờ Đại Phạn Thiên Vương biết được ý định của Phật nghĩ rằng mình đã bất lực, không cứu vớt được nhân gian, thì tại sao không mời Phật thuyết pháp để hóa độ thế gian? Thế là Đại Phạn thiên vương đã khẩn thiết mời Phật thuyết pháp cho chúng sinh. Phật đà nhận lời mời đã tuyên thuyết chính pháp, làm cho ánh sáng chính pháp tỏa chiếu vào nhân gian, nhân quần theo ánh sáng đó mà được giải thoát, có người thậm chí đã thành Phật. Chính pháp trụ lâu ở thế gian, đối với chúng sinh nhân loạicó quan hệ trọng đại biết bao nhiêu! Cho nên hành giả Phật pháp, nếu có chút ít lý trí thì đều tìm mọi cách cho chính pháp trụ lại ở thế gian. Muốn thế, phải bắt đầu từ việc hiểu chính pháp. Nếu bản thân không hiểu Phật là người nào, pháp là nghĩa gì, tăng là danh hiệu gì thì làm sao có thể trụ trì chính pháp được.
Vì lẽ đó, chúng ta “thân là Phật tử” dù sao cũng phải coi việc hoằng pháp lợi sinh. Kế tục mệnh tuệ của Phật là nhiệm vụ duy nhất thì mới có thể báo đền trong muôn một ơn đức sâu dày của Phật. Nếu không làm được như vậy thì không thể đền đáp ơn sâu của Phật. Kinh Hoa Nghiêm nói “Giả sở đầu đội (Phật) suốt kiếp trần sa, thân làm giường ghế (cho Phật nằm ngồi) khắp ba nghìn đại thiên thế giới, mà không thuyết pháp độ sinh thì chung quy vẫn không báo đền được ơn Phật”’ Có thể thấy rõ chỉ có một cách duy nhất để báo đền ơn Phật là thuyết pháp, khuyên dạy chúng sinh phát tâm Bồ đề.
Là Phật tử mà “không thể báo đền ơn Phật” thì “bên trong ích gì cho mình” Vì Phật pháp coi trọng thực hành, vì chỉ có thực hành thì mớ được thực ích của Phật pháp. Nhưng nói đến thực hành chính pháp thì trước hết phải hiểu rõ ý nghĩa thật của Phật pháp, nhận thức một cách chính xác ý nghĩa của Phật pháp, thì sau đó mới có thể thực hành đúng pháp mà không đến nỗi tu luyện mù quáng, rơi vào con đường sai lầm. Nếu không biết pháp là nghĩa gì thì Phật pháp làm sao có lợi cho mình được? Bên ngoài cũng “không có ích gì cho người”. Tự tu cố nhiên là phải hiểu Phật pháp, hóa tha (hóa độ người khác) càng phải hiểu Phật pháp. Nếu mình không hiểu pháp là nghĩa gì thì làm sao dùng pháp để làm lợi cho nhân quần? Là một Phật tử mà không ích cho mình không lợi cho người thì làm sao có thể đền ơn của Phật? Điều Phật chờ trông ở chúng ta là, đối với mình thì tu hành đúng pháp, đối với người thì thuyết pháp giáo hóa, chỉ cần có ích cho mình cho người thì Phật đà đã thấy vui sướng, như vậy tức là biết báo đền ơn Phật.
Là Phật tử, mà không thể theo Pháp tu hành, thuyết Pháp độ sinh để đền ơn Phật, thì “sống không ích gì cho đời” mà “chết cũng chẳng ích gì cho mai hậu”. Vì, không tu hành theo pháp, thì sống cũng phí hoài năm tháng, sống chỉ là “đi qua nhân gian một vòng” không có ý nghĩa gì. Chưa nói là người tu hành học Phật, ngay cả người thường của thế tục cũng phải có cống hiến gì cho đời khi sống ở thế gian thì mới khỏi phí hoài đời người, thì mới khỏi phụ nhân sinh, nếu sống phí sống hoài một đời người thì không chỉ phụ ơn Phật mà cũng phụ tính linh của mình. Nếu dựa vào chính pháp Như Lai mà tự lợi lợi tha, thì không chỉ khỏi hồai phí kiếp này mà kiếp sau cũng nhờ có công đức ấy mà yên ổn bước lên đường thiện ở nhân thiện, thậm chí có thể bước lên đường lớn giải thoát, đường lớn Bồ đề. Học Phật đạt trình độ như vậy thì không chỉ không hổ danh Phật tử mà còn báo đáp được ơn sâu của Phật.
Nếu như chúng ta không tự tôn tự trọng, làm một đệ tử đúng pháp thì vô ích cho mình, vô ích cho người, sống mà mờ mờ nhạt nhạt vô ích cho đời, chết mà mù mù mịt mịt vô ích cho hậu thế chỉ theo nghiệp mà nỗi chìm trôi giạt trong bể khổ tử sinh, thì “trời dù cao cũng không thể che ta, đất dù dày cũng không thể chở ta”, chúng ta tuy sống giữa đất trời mà chẳng được trời đất dung tha. Một người trời đất không dung không phải là người có trọng tội thì còn là gì? Cho nên Tỉnh Am đại sư khiêm tốn nói: “Người có tội cực nặng, không phải ta thì còn là ai?”. Thật vậy, phàm những kẻ không thành được tử ích (cho mình, cho người, cho thời, cho hậu thế - ND) đều là người có trọng tội.
Do vậy đau lòng không chịu nổi mà kế khả thi, khoảnh khắc quên mình bỉ lậu, bỗng nhiên phát khởi đại tâm, tuy không mong vãn hồi vận mạt ở thời nay, quyết mong hộ trì chính pháp trong kiếp tới.
Là người, đặc biệt là người xuất gia, nếu không biết rằng tội nghiệp của mình là sâu nặng thì không nói làm gì, nếu biết mình là tội nhân cực nặng, thì phải tìm cách hối cải thống thiết, làm cho mình vươn lên, vươn tới thiện, vươn tới quang minh, không thể để mặc cho tội mình tiếp diễn và phát triển, phải khẩn thiết chí thành lập công chuộc tội, mưu cầu sự nghiệp tự lợi tự tha. Chỉ có như thế, ta mới có tiền đồ tươi đẹp. Không như vậy, chỉ một tự cam trụy lạc, thì chưa nói người thường không cứu được ta, mà cả Phật cũng bất lực không độ hóa được ta. Vì thế cho nên, người hơi còn chút tính người và lòng biết xấu hổ, một khi phát hiện ra tội nghiệp của mình đều không nỡ để cho bèo trôi nước chảy.
Đại sư Tỉnh Am không phải là người có tội nặng, mà là một đại đức cao tăng chân chính có thể tự lợi lợi tha, vì thấy Phật pháp suy tàn đế thế nên tự trách cứ mình chư tròn được trách nhiệm trụ trì chính pháp, trở thành một người có tội lớn với Phật giáo. Nghĩ đến tội lỗi của mình “do đó” bất giác cảm thấy “đau lòng không chịu nổi” Tại sao ta không phải với Phật đà đến thế? Tại sao ta khônt thể hoằng dương chính pháp? Nhưng muốn xoay chuyển tình thế, sửa đổi lỗi cứu mình thì cảm thấy “vô kế khả thi”. Biết làm sao đây? Trong “khoảnh khắc quên mình bỉ lậu, bỗng nhiên khởi phát đại tâm” quên bỉ lậu mà phát đại tâm, “tuy không mong vãn hồi vận mạt ở thời nay” nhưng tin “quyết hộ trì chính pháp trong kiếp tới”. Đại sư nói “Quên bỉ lậu” là nói khiêm. “Phát đại tâm” là nói bỉ nguyện của đại sư. Phàm là đệ tử của Phật, thấy Phật pháp như vậy, đều nên học tập tinh thần của đại sư “quyết mong hộ trì chính pháp Phật trong kiếp tới”, làm cho ánh sáng của chính pháp Phật Dà vĩnh viễn chiếu rọi vào nhân gian tăm tối, chỉ dẫn nhân quần đi lên giác lộ.
Nói đến đây, tôi muốn nói thêm một tí, nhìn quanh Phật giáo ngày nay, quả là có nhiều hiện tường không như t among muốn, làm chúng ta vô hạn bi thương, đau buồn không chịu nổi. Nhưng Phật pháp rốt cuộc vẫn cứ là chân lý vô thượng, mặc dù đệ tử Phật xưa nay đều có những biểu hiện không tốt, nhưng Phật pháp vẫn cứ lưu hành ở thế gian chưa bao giờ dứt. Có thể thấy rằng Phật pháp không vì Phật tử không như Pháp mà chìm đắm ở đời. Trạng thái bịnh hoạn “tà chính không phân, phải trái không rõ, tranh cạnh lẫn nhau, chạy theo danh lợi” không phai đến nay mới có. Hãy đọc bài văn này của đại sư Tỉnh Am thì thấy rằng, ngay từ thời đại ấy Phật giáo đã suy bại nặng nề lắm rồi. Nhìn về trước nữa, trong tác phẩm của Liên Trì đại sư, trong Mộng du tập Hám Sơn đại sư cũng đều có những lời than thở vì sự suy tàn của Phật pháp, đều có nỗi buồn đau về sự sa sút củ tư cách tăng ni, thế mà Phật pháp vẫn lưu truyền cho đến ngày nay. Đây cũng là một thực tế rõ rang. Truy cứu nguyên nhân của nó, có thể nghĩ đến công lao trụ trì hoằng dương của các đại đức cao tăng, nhưng chủ yếu nhất vẫn là giá trị tồn tại của bản thân Phật pháp.
Nói thật ra, nguồn gốc đệ tử Phật rất rộng lớn phức tạp, khó mà mong rằng mỗi một đệ tử Phật đều có thể tu hành đúng phép. Vì thiện căn và tuệ tính của mỗi người khác nhau, mỗi một Phật tử đều như pháp như luật đương nhiên là lý tưởng nhất rồi. Nếu như không thể làm được như vậy, ít nhất cũng hy vọng rằng mỗi thời đại có năm ba vị cao tăng, đạo cao đức trọng, học vấn cao siêu trụ thế thì chính pháp Như Lai sẽ được duy trì. Thí dụ như từ đầu sau thời phong kiến đến nay, Phật giáo sở dĩ còn được như ngày nay, không thể không quy công cho sự trụ trì của các vị đại đúc Thái Hư, Ấn Quang v..v.. Tôi thường nói: Phật giáo thời cận đại, giả sử không có sự duy trì của các đại đức Thái Hư, Ấn Quang, thì quyết không có bộ mặt như ngày nay. Thế nhưng các vị đại đức ấy đều đã qua đời, nhìn tiền đồ Phật giáo người ta không thể không cảm thấy ngày càng sa sút. Đây không phải là vấn đề của bản thân Phật pháp, mà là vấn đề người trụ trì. Nếu như tứ chúng của Phật giáo có lòng bước lên con đường ngay của Phật, thì tiền đồ của Phật giáo vẫn huy hoàng xán lạn. Nếu mọi người không mong mỏi như vậy, thì còn cách gì khác?
Vì cớ đó, cùng các đạo hữu đến đạo trường đây, pháp hội này, sám hối tu pháp, pháp bốn mươi tám đại nguyện, nguyện nào cũng nhằm hóa độ chúng sinh, mong trăm ngàn kiếp phát tâm, tâm tâm đều thành Phật.
Để mong hộ trì chính pháp cho kiếp sau, cho nên ta cùng các đạo hữu tới đạo tràng xá lợi Phật đà của chùa A dục vương này, tập hợp mọi người mở Pháp hội Niết bàn, sám hối tu pháp. Ngoài sám hối tu pháp ra, còn học tập giáo chủ A Di Đà Phật của thế giới Tây phương cực lạc. “Phát bốn mươi tám nguyện” mỗi một tâm nguyện đều nhằm hóa độ chúng sinh, đồng thời “trông mong trăm ngàn kiếp phát tâm, tâm tâm đều thành Phật”. Ở đây cần phải nói rõ với chư vị rằng: tuy tâm tâm niệm niệm sau này thành Phật, nhưng quyết không thể nhanh chóng thành Phật, “dục tốc bất đạt” muốn nhanh chóng có thể không thành đạt được gì. Theo Phật pháp, muốn thành Phật phải trải qua lịch trình gian khổ ba đại a tăng kỳ kiếp. Đại sư Tỉnh Am hiểu sâu sắc điều đó nên mong phát tâm kiên định trăm ngàn kiếp. Trên tinh thần đại vô úy, vấp váp không sờn lòng, khó khăn không nản chí, kiên trì dũng mãnh tiến lên trên đường thành Phật.
Từ ngày hôm sau, mãi mãi về sau, hết cả kiếp này, thề quy hướng Tây phương mà an dưỡng, khi đã lên tòa sen cửu phẩm lại xin về thế gian sa bà. Mong sao mặt trời Phật lại tỏa sáng, cửa pháp lại xỉen dương, biển tăng trong suốt ở cõi này, khắp đông phương chúng sinh đều độ hóa.
Ta đã tâm tâm niệm mong được thành Phật, nhưng thành Phật đâu phải là việc ngày một ngày hai, cho nên “từ ngày hôm nay, mãi mãi về sau” phải hướng theo mục tiêu thành Phật mà tiến tới, chưa thành Phật quyết không thôi. Trong thời gian dằng dặc đó, để tu tập tư lương thành Phật, trong thế giới sa bà ngũ trọc ác thế này không dễ dàng tu tập, cho nên, “cho đến hết kiếp này” thề “quy hướng quốc thổ Tây phương cực lạc mà an dưỡng, gần gũi người cha hiền từ. Di Đà mà tu học phúc đức, trí tuệ” khi đã lên tòa sen cửu phẩm cõi Tịnh độ cực lạc rồi, mà được chứng ngộ vô sinh pháp nhãn,lại theo nguyện lực mà “trở lại thế giới sa bà” để độ hóa mọi chúng sinh trầm luân trong bể khổ.
Về lại thế giới sa bà, lấy việc hóa độ chúng sinh làm mục đích chính, lại phải hoằng dương chính pháp. Mặt trời Phật xưa kia đã từng soi rọi thế gian, và phải chịu bao nhiêu trà đạp phá hoại mà mất đi cái ánh sáng rực rỡ chói lòa. Nay do sự trở lại sa bà của tôi mà chấn hưng hoàng dương trở lại “mong sao mặt trời Phật lại tỏa sáng” soi rọi cho chúng sinh bước lên đường Phật. Không chỉ thế, pháp môn vô lượng của Như Lai cũng do sự hoàng dương của tôi mà có thể xiểm dương (sáng tỏ nêu cao) trở lại, người ta nói: “Người có thể thấy “Phật pháp được hoằng dương là nhờ tăng ni”. Có thể thấy Phật giáo có thể phát huy sáng tỏ hay không, vấn đề không phải ở bản thân Phật pháp mà là ở chỗ chúng ta có thể thúc đẩy bánh xe Phật pháp hay không. Nếu mỗi một đệ tử Phật đều có thể tùy phận tùy lực mà góp sức đẩy bánh xe Phật pháp thì chính pháp của Phật đà tự nhiên sẽ trụ mãi ở thế gian. Đặc biệt là những tăng ni xuất gia càng phải coi hoằng pháp là nhiệm vụ của chính mình sự nghiệp chung nhất của mình. Đây là trách nhiệm của ta, không được phép thóai thác.
“Biển tăng ni trong suốt ở thế giới này” “Tăng” đây là tăng đoàn, là đoàn thể tập hợp đông đảo tỳ khưu vì vậy đại sư Tỉnh am gọi là “bể tăng”. Biển tăng phải thanh tịnh. Ấn Thuận đạo sư nói: “Tăng chúng đông đảo, tuy ngu hiền khác nhau, nhưng đã có luật trị tăng đoàn, thì những kẻ phạm giới không biết xấu hổ sẽ không thể không chịu sự rang buộc. Không chịu được sự rang buộc thì không được phép ký sinh trong Phật pháp. Còn những người biết hổ thẹn và thật lòng vì đạo, thì yên tâm dưới sự bảo đảm của pháp luật tăng đoàn cũng có thể yên tâm mà hành đạo, hộ pháp, không thể vì những rắc rối nhân sự mà thoái tâm. Phải “loại bỏ những kẻ không biết hổ thện”, thì “người biết xấu hổ được yên ổn tu trì”. Như vậy, thì có thể đạt được sự kiện toàn của các thành viên, tác phong kỷ luật nghiêm túc, thế là thanh tịnh”. Tăng đoàn quản lý theo luật đáng lẽ thanh tịnh nhưng thời gian dài lâu, một số phần tử không thuần chính trong tăng đoàn, không thể dựa theo luật thế mà hành động đúng phép, thế là trong tăng đoàn có tình trạng “rồng rắn lẫn lộn”, không còn hòa lạc thanh tịnh như thời Phật tại thế. Vì sự không hòa lạc thanh tịnh của tăng đoàn, cho nên Phật giáo suy đồi đến cực điểm như vậy. Nay ta từ thế giới cực lạc trở lại sa bà, không chỉ làm cho mặt trời Phật tỏa sáng trở lại, pháp môn xiển dương trở lại, mà càng phải tổ chức một tăng đoàn hòa lạc thanh tịnh làm cho tăng đoàn một thời ô uế nhuốm bẩn của thế giới này khôi phục bộ mặt trong sạch của nó: “Biển tăng trong suốt ở cõi này”.
Mặt trời Phật sáng trở lại, là chỉ Phật bảo, pháp môn xiển dương trở lại, là chỉ Pháp bảo, biển tăng trong suốt ở giới này, là chỉ tăng bảo. Ánh sáng tam bảo chiếu thế gian, đương nhiên khắp Đông phương ở đây là chỉ thế giới Sa bà, tức là đối chiếu với Tây phương cực lạc thế giới mà nói. Chúng sinh ở thế giới sa bà. Do không được ánh sáng từ bi của Tam Bảo soi rọi, phải mò mẫm trong thế gian hắc ám, không tìm được lối ra chính đáng. Nay Tam bảo trở lại trụ thế mọi chúng sinh của thế giới sa bà sẽ nhận được sự đức hóa của Tam bảo, dưới sự chỉ dẫn chính xác của Tam bảo bước lên con đường ngay của Phật pháp mà hướng về chỗ giải thoát.
Vận hội nhờ đó mà dài thêm, chính pháp nhờ đó mà trụ lại thế gian. Đây là tấm lòng khu khu chân thực khổ đau. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ mười vậy.
Các đệ tử Phật, nếu thực sự làm được như đã nói trên thì “vận hội” của Phật pháp sẽ có thể nhờ đó mà dài thêm, “chính pháp” Như Lai cũng có thể “nhờ đó mà trụ lại” lâu hơn ở thế gian. Chữ vận hội nói đây là vận hội của chính pháp. Theo như xưa nay vẫn nói, thời gian chính pháp trụ thế chỉ một nghìn năm mà thôi. Nhưng đay chỉ là lời Phật cảnh tỉnh đệ tử, thực tế không nhất định là như vậy. Khi nào có những Phật tử chân tu thực chứng thì khi đó chính pháp có thể trụ thế , như thời đại ngày nay, nói chung là thời đại mạt pháp, nhưng nếu ngày nay có người thực tu thực chứng, thì ngày nay sẽ là thời đại chính pháp, đâu cứ nhất địnhphải là mạt pháp? Nay Tỉnh Am đại sư nói vận hội nhờ đó mà dài thêm, cũng tức là nói chính pháp không nhất định chỉ có nghìn năm, mà có thể kéo dài đến vạn năm, vạn vạn năm. Vấn đề xemcó người trụ trì chính pháp hay không.
Bất luận ở thời đại nào, việc lớn trong Phật giáo không có việc gì lớn hơn trụ trì chính pháp. Chỉ có chính pháp trụ thế, thì Phật giáo mới phát huy được tác dụng lớn lợi sinh. Tỉnh Am đại sư tận mắt nhìn thấy sự suy tàn của Phật pháp. Không cầm được phát khởi tâm nguyện đại bi, coi việc trụ trì chính pháp là nhiệm vụ của mình, cho dù trong kiếp hiện sinh, không thể cứu vãn được mạt vận của Phật pháp, nhưng muốn làm cho chính pháp sẽ được trụ thế trong tương lai. Một bỉ nguyện vĩ đại bao nhiêu? Nếu như mỗi Phật tử chúng ta đều có cái bỉ nguyện của đại sư Tỉnh Am, thì tin rằng chính pháp sẽ trụ lâu ở thế gian. Để cứu khổ chúng sinh, để chính pháp trụ thế, “đây là tấm lòng khu khu chân thực khổ đau”. Chúng ta cũng nên phát tâm như vậy. “Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ mười”.
--o0o--