CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI

Trăng Rằm Gây Hiểm Họa
 
Ảnh: Jrscience
 
Ẩn sau vẻ đẹp thơ mộng của chị Hằng là sức tàn phá ghê gớm mà xung lực mạnh nhất tập trung vào những ngày rằm. Các vụ động đất, các ca bộc phát bệnh tật thường gặp nhiều vào ngày này.
Từ xưa đến nay, người ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi vẻ đẹp thanh bình, hiền hòa, của chị Hằng trong những ngày trời trong gió mát. Thế nhưng, ít người biết được rằng ẩn giấu bên trong bóng hình thơ mộng ấy là một sức tàn phá ghê gớm khôn lường mà xung lực mạnh nhất được tập trung vào những ngày rằm hằng tháng. Trăng rằm không chỉ là thủ phạm gây ra những tai họa tức thời cho con người mà nó còn gieo mầm hiểm họa sâu xa ẩn khuất không dễ gì thấy được.
Rõ nhất và cũng khốc liệt nhất là những trận động đất. Hầu hết các trận động đất lớn xảy ra trong suốt thập niên qua (1993-2003) xảy ra vào đêm của những ngày sóc (mùng 1) và ngày vọng (ngày 15), hoặc dao động xung quanh các ngày đó.
Trăng rằm cũng ảnh hưởng khá toàn diện đến thể chất và tâm hồn của con người. Từ hơn 6.000 năm về trước, con người đã biết đến những tác động tiêu cực của ánh trăng lên sự sống, gây ra những biến đổi rõ rệt về tâm sinh lý, đặc biệt là đối với phụ nữ thuộc bản thể âm. “Dưới ánh trăng rằm, phụ nữ dễ bị mê muội” - đó là lời cảnh báo được các nhà thông thái thời xưa ghi lại trong một ngôi đền cổ ở Ai Cập. Còn trên một chiếc bình cổ được tìm thấy tại Hy Lạp có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đã mô tả: Tất cả các đồ vật đều ngả theo ánh trăng.
Trong một bài viết có nhan đề “Mặt trăng có điều khiển tâm tính của bạn không?” đăng trên tạp chí Newsciences, tác giả Edga Zigler cho biết: Sở Cứu hỏa Phoenic thuộc tiểu bang Arizona (Mỹ) báo cáo, số cuộc gọi điện thoại tăng 25-30 lần vào những đêm trăng rằm. Các vụ phạm tội và tai nạn cũng tăng vọt khi trăng tròn. Do đó, cảnh sát Nhật và một số bang ở Mỹ đã có quy định tăng cường tuần tra vào những đêm trăng tròn.
Trăng rằm gây biến đổi tâm sinh lý rõ rệt đến mức trong tiếng Anh ngày nay có thêm các từ mới nhằm chỉ những người lâm vào trạng thái đó như lunancy (chứng điên rồ – xuất xứ từ tiếng latinh "luna" là mặt trăng), Moonstruc (đồ hâm, đồ gàn dở, trong đó "moon" là mặt trăng)...
             Hiện tượng mộng du, động kinh, tâm thần cũng được xác nhận là có liên quan trực tiếp đến chu kỳ hoạt động của mặt trăng. Những ngày trăng tròn thường là thời điểm người mộng du hay hoạt động nhất, người bị động kinh hay lên cơn nhất, bệnh nhân tâm thần bị kích động mạnh nhất. Và thực tế là nếu để ánh trăng chiếu vào gối, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải với những giấc ngủ bất an.
Mặt trăng và khí âm
Các nhà dịch lý học Việt Nam thời xưa cũng đã hiểu biết sâu sắc về tác động có hại của nguồn sáng trăng rằm và đã nói điều đó qua những câu ca dao. Chẳng hạn, vào những ngày nguyệt kỵ thì “làm gì cũng chẳng có ra việc gì” hay “đi chơi cũng thiệt nữa là đi buôn”. Hay như:         
- “Trai mồng một gái hôm rằm.
Nuôi thì nuôi vậy trong lòng vẫn căm”...
Đó là bởi những đứa trẻ sinh ra vào đúng ngày đã bẩm thụ nặng nề hoặc là khí dương của mặt trời nhật thực, hoặc là khí âm của trăng rằm nên bị mất cân bằng âm dương, dẫn đến biểu hiện một số tính cách thái quá trong cả cuộc đời.
Khoa học và dịch lý học giải thích rằng, nguồn khí âm thái quá của ánh trăng trong ngày rằm là căn nguyên tạo ra trạng thái thần kinh không quân bình, dẫn tới tính khí thất thường, ngang ngạnh, u tối hay tâm lý bất ổn, hoảng loạn.
Như thủy triều ngoài đại dương, sức hút của mặt trăng đã gây ra trạng thái “thủy triều máu”, “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người. Nó chính là nguyên nhân gây nên những kích thích thần kinh đến khủng hoảng, bị rối loạn và mất thăng bằng, làm trầm trọng thêm các chứng bệnh thần kinh và là nguyên nhân trực tiếp của nhiều vụ tai nạn, tự tử, ngộ sát, phạm tội...
Cũng chính “thủy triều máu” đã làm cho máu chảy mạnh trong huyết quản, gây nguy hiểm cho các ca mổ (không chỉ làm bệnh nhân mất máu nhanh mà còn giảm sự minh mẫn, chính xác của phẫu thuật viên). Nó còn làm cho thuốc tiêm khó được cơ thể con người tiếp nhận, dễ bị phân rã và đào thải. Vì thế mà nhiều nhà khoa học cho rằng cần xem xét việc định ngày giờ cho các ca mổ, đồng thời đề cao thuyết “nguyệt y học” (về ảnh hưởng của mặt trăng đến y học).
Sức mạnh của nguyệt thực
Mặt trăng tròn vành vành của ngày rằm đã nguy hiểm, nhưng nếu nó bị mặt trời che lấp đi (nguyệt thực) thì cơn cuồng nộ của chị Hằng còn khủng khiếp hơn nữa. Những trận động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán lớn đều xảy ra vào những năm có nguyệt thực xuất hiện, ngay khoảng thời gian trước đó không xa. Chẳng hạn như các trận động đất ở Đường Sơn (Trung Quốc), Cobe (Nhật Bản) đã cướp đi hàng chục ngàn sinh mạng. Các vụ hạn hán ở khu vực miền tây và trung Mỹ trong 400 năm qua với chu kỳ 18,6 năm một lần đều rơi vào những năm có nguyệt thực.
            Người xưa có lẽ không sai khi cho rằng nguyệt thực là triệu chứng chẳng lành; nó như một điềm báo trước sẽ có thiên tai dịch họa.
Tại sao mặt trăng lại có ảnh hưởng to lớn đến thế? Giới nghiên cứu cho rằng trăng rằm có độ lạnh (âm) rất cao, nhưng nhiệt độ phân bố không đều trên bề mặt tinh cầu này đã tạo ra một nguồn khí âm không đồng nhất: Vùng ngoài quá lạnh còn lõi giữa lại quá nóng. Chính luồng khí âm đặc thù như vậy đã làm cho phụ nữ bị mê muội, còn những người khác thì tâm sinh lý mất cân bằng (ít nhiều tùy thuộc vào mỗi bản thể).
Trong quá trình xảy ra nguyệt thực, do nguyệt cầu không nhận được ánh sáng từ mặt trời nữa nên nhiệt độ giảm đi rất nhiều và rất nhanh. Trong khoảng 2 giờ đồng hồ, nhiệt độ có thể tụt từ 0 độ xuống -117 độ, nghĩa là giảm gần 200 độ. Sự giảm nhiệt đột ngột và nhanh chóng cùng hiệu số lớn đã tạo ra những xung biến mạnh và dồn dập. Thêm vào đó, sự chuyển động vòng quanh trái đất của mặt trăng luôn kèm theo dao động lắc ngang lắc dọc đã tác động đến nguồn khí âm, khiến lực hút cũng phải dao động theo nhịp điệu của chị Hằng. Chính nguồn khí âm luôn biến động ấy đã gây nên những kích thích địa chấn, gây biến đổi thời tiết, tác động nguy hiểm cho quả đất và cho con người.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
--o0o--