Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
QUYỂN THỨ HAI MƯƠI MỐT


Hán dịch: Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

PHẨM MA SẦU THỨ SÁU MƯƠI HAI

            Khi đó Thích Ðề Hoàn thưa:
            Bạch đức Thế-Tôn! Bát-Nhã  ba la mật này rất sâu khó thấy, không cóo nhớ tưởng phân biệt, vì là rốt ráo ly vậy.
            Bạch đức Thế-Tôn! Chúng sanh nào nghe Bát-Nhã ba la mật này mà có thể thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết chánh ức niệm, gần gũi, thật hành đúng như lời, nhẫn đến lúc được vô thượng bồ đề chẳng xen tạp tâm và tâm sở khác, phải biết là chẳng từ nơi công đức nhỏ.
            Ðức Phật dạy:
            Ðúng như vậy. Này Kiều Thi Ca! Người nghe Bát-Nhã ba la mật này nhẫn đến chẳng xen tạp các tâm tâm sở khác, chẳng phải từ nơi công đức nhỏ mà được như vậy.
            Này Kiều Thi Ca! Theo ý ngươi thế nào? nếu chúng sanh tro ng Diêm Phù Ðề thành tựu thập thiện đạo, thành tựu tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định. Lại có thiện nam thiện nữ thọ trì Bát-Nhã ba la mật đọc tụng gần gũi chánh ức niệm thật hành đúng như lời. Thiện nam thiện nữ này  hơn hẳn chúng sanh kia trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến toán số ví dụ đều chẳng bằng được.
            Bấy giờ có một tỳ kheo nói với Thích Ðề Hoàn Nhơn: Thiện nam thiện nữ hành Bát-Nhã ba la mật đó, công đức hơn ngài.
            Thích Ðề Hoàn Nhơn nói:
            Thiện nam thiện nữ đó chỉ một phen phát tâm còn hơn tnôi, huống là nghe Bát-Nhã ba la mật này, thọ trì, đọc tụng, chánh ức  niệm thật hành đúng như lời.
            Thiện nam thiện nữ đó chẳng phải chỉ hơn tôi, mà cũng hơn tất cả chư Thiên, Nhơn, A Tu La ở thế gian. Chẳng phải chỉ hơn tất cả chư Thiên, Nhơn, A Tu La ở thế gian, mà cũng h ơn các bực Tu Ðà Hoàn đến Bích Chi Phật, mà cũng hơn chư Bồ-Tát hành năm ba la mật xa lìa Bát-Nhã ba la mật, cũng hơn Bồ-Tát hành Bát-Nhã ba la mật mà không có sức phương tiện.
            Thiện nam thiện nữ đó hành Bát-Nhã ba la mật đúng như lời, thì chẳng dứt giống Phật , thường thấy Phật, sớm gần đạo tràng.
            Ðại Bồ-Tát thật hành như vậy là vì muốn cứu vớt chúng sanh khỏi bị chìm đắm trong biển rộng.
            Ðại Bồ-tát học như vậy là vì chẳng học những môn học của Thanh Văn, của Bích Chi Phật.
            Ðại Bồ-Tát học như vậy, bốn Thiên Vương đến chỗ Bồ-Tát thưa rằng: Ngài nên siêng học gấp. Lúc ngồi đạo tràng thành vô thượng bồ đề, như chư Phật quá khứ thọ bốn cái bát, chúng tôi sẽ mang đến dưng lên ngài. Và chư Thiên khác nhẫn đến Ðại Tự Tại Thiên cũng sẽ cúng dường. Chư Phật mười phương cũng thường hộ niệm đại Bồ-Tát này.
            Tất cả sự nạn ách khốn khổ thế gian, Bồ-Tát này đều khỏi cả, cũng không có bốn trăm lẻ bốn thứ bịnh thế gian.
            Vì hành Bát-Nhã ba la mật mà đại Bồ-Tát này được công đức trong đời hiện tại như vậy.
            Ngài A Nan nghĩ rằng: Thiên Ðế Thích tự lực mình nói như vậy, hay do thần lực của Phật?
            Biết tâm niệm của ngài A Nan, Thích Ðề Hoàn Nhơn nói:
            Lời nói của tôi vừa rồi đều là thần lực của đức Phật cả.
            Ðức Phật bảo ngài A Nan:
            Ðúng như lời Thích Ðề Hoàn Nhơn nói, đều là oai thần của Phật.
            Này A Nan! Lúc đại Bồ-tát học Bát-Nhã ba la mật sâu xa này, các ác ma trong cõi Ðại Thiên đều hồ nghi: Bồ-Tát này sẽ được vô thượng bồ đề, hay sẽ giữa đường chứng thiệt tế sẽ sa vào bực Thanh Văn, Bích Chi Phật.
            Lại này A Nan! Lúc đại Bồ-Tát nếu chẳng rời lìa Bát-Nhã ba la mật thì ác ma rất sầu khổ như tên nhọn soi tim.  Ác ma lại phóng gió lửa lớn nổi lên bốn phía, muốn làm cho Bồ-Tát khiếp sợ biếng trễ, nhẫn đến sanh một niệm loạn tâm ở trong nhứt thiết chủng trí.
            Bạch đức Thế-Tôn! Chư Bồ-Tát đều bị ác ma làm nhiễu loạn, hay có chẳng bị làm nhiễu loạn?
            Này A Nan! Có người bị nhiễu loạn, có  người chẳng bị nhiễu loạn.
            Bạch đức Thế-Tôn! Những Bồ-Tát nào bị ác ma làm nhiễu loạn?
            Này A Nan! Có Bồ-Tát ở đời trước nghe Bát-Nhã ba la mật mà lòng không tin không hiểu. Bồ-Tát này bị ma nhiễu loạn.
            Lại này A Nan! Lúc nghe Bát-Nhã ba la mật, Bồ-Tát có ý nghi ngờ: bát-Nhã ba la mật là thiệt có hay thiệt không? Bồ-Tát này bị ma nhiễu loạn.
            Lại này A Nan! Có Bồ-Tát xa lìa thiện tri thức theo ác tri thức, chẳng nghe Bát-Nhã ba la mật. Vì chẳng nghe nên chẳng thấy chẳng hỏi nênhành Bát-Nhã ba la mật thế nào? Nên tu Bát-Nhã ba la mật thế nào? Bồ-Tát này ác ma nhiễu loạn được.
            Lại này A Nan! Nếu Bồ-Tát xa lìa Bát-Nhã ba la mật để thọ những pháp khác. Bồ-Tát này bị ác ma nhiễu loạn. Ác ma nghĩ rằng: bọn này sẽ có bạn có đảng, sẽ thỏa mãn nguyện vọng của ta. Bồ-Tát này tự mình sa vào hai bực, cũng làm cho người khiác sa vào hai bực.
            Lại này A Nan! Lúc nghe nói Bát-Nhã ba la mật, nếu đại Bồ-Tát bảo người khác rằng: Bát-Nhã ba la mật sâu xa này, chính tôi còn chẳng thấu đáo được, các người nghe học làm gì. Bồ-Tát này ác ma nhiễu loạn được.
            Lại này A Nan! Nếu Bồ-Tát khinh khi Bồ-Tát khác rằng: tôi hành Bát-Nhã ba la mật, hành viễn ly không, ngài không có công đức đó. bấy giờ ác ma rất vui mừng hớn hở: Nếu có Bồ-Tát tự thị danh tánh bè đảng đông mà khinh khi chư Bồ-tát tốt khác, Bồ-Tát này không thiệt có công  đức bất thối chuyển. Vì không có thiệt công đức nên sanh các phiền não, chỉ ham hư danh mà khinh tiện người kkác không ở trong pháp của mình được. Ác ma nghĩ rằng: Nay cảnh giới cung điện của ta sẽ không trống, sẽ thêm đông ba ác đạo.
            Bấy giờ ác ma giúp oai lực cho Bồ-Tát đó làm cho người khác tin lời nói của Bồ-tát đó.
            Vì tin lời nói nên thọ lãnh tu học theo kinh của Bồ-Tát đó. Lúc tu họ ctheo kinh đó thêm nhiều các kiết sử. Vì tâm của các người này điên đảo nên thân khẩu ý ba  nghiệp gây tội mà đều thọ ác báo, do đó thêm nhiều ba ác đạo mà cung điện quyến thuộc ma càng đông. Vì thấy lợi như vậy nên ác ma vui mừng hớn hở.
            Này A Nan! Nếu người ihiành Bồ-Tát đạo tranh đấu với người cầu Thanh Văn, ác ma thấy vậy nghĩ rằng đó là xa rời nhứt thiết chủng trí.
            Nếu Bồ-Tát tranh đấu giận dữ mắng nhiếc, ác ma rất mừng rằng cả hai đều xa rời nhứt thiết chủng trí.
            Này A Nan! Nếu Bồ-Tát chưa được thọ ký có ác tâm tranh đấu mắng nhiếc đối với  Bồ-Tát đã được thọ ký, tùy khởi niệm nhiều ít, sẽ phải trải qua số kiếp bao nhiêu đó, nếu chẳng bỏ nhứt thiết chủng trí, rồi sau mới được bổ nậm bao nhiêu số kiếp đại trang nghiêm.
            Bạch đức Thế-Tôn! Ác tâm đó trải qua bao nhiêu số kiếp như vậy, giữa chừng có được xuất trừ chăng?
            Này A Nan! Dầu ta có nói người cầu Bồ-tát đạo và người cầu Thanh Văn được xuất tội, nhưng với người cầu Bồ-Tát đạo mà giận dữ tranh đấu mắng nhiếc ôm hờn chẳng ăn năn chẳng bỏ lỗi, ta chẳng nói có xuất tội. Quyết sẽ lại thọ bao nhiêu số kiếp đó. Nếu chẳng bỏ nhứt thiết chủng trí vậy sau mới đại trang nghiêm.
            Nếu Bồ-Tát đó tự cải hối rằng: tôi có lỗi lớn, tôi sẽ chịu khuất dưới tất cả chúng sanh, đời nay và đời sau tôi đều làm cho họ được hòa giải. Tôi sẽ nhận chịu sự đạp đi của tất cả chúng sanh như cầu như đò, như kẻ điếc kẻ câm. Sao tôi lại mắng nhiếc người, tôi chẳng nên phá hoại tâm vô thượng bồ đề. Lúc tôi được vô thượng bồ đề, tôi phải độ tất cả chúng sanh khổ não này sao tôi lại giận dữ đối với họ.
            Bạch đức Thế-Tôn! Bồ-Tát cùng ở chung với Bồ-Tát thời phải thế nào?
            Này A Nan! Cùng ở chung, Bồ-Tát phải xem nhau như Phật. Tại sao vậy? Vì Bồ-Tát phải quan niệm rằng: Bồ-Tát này là bạn cùng ngồi một thuyền với tôi, cùng tôi đồng học sáu ba la mật đến nhứt thiết chủng trí.
            Nếu Bồ-Tát đó tạp hạnh rời tâm nhứt thiết chủng trí thì tôi không nên học theo như vậy.
            Nếu Bồ-Tát đó chẳng tạp hạnh chẳng rời tâm nhứt thiết chủng trí thì tôi cũng học như vậy.
            Bồ-Tát học như vậy thì gọi là bạn đồng học.
 
Xem Tiếp Phẩm 63                               Trở Lại Mục Lục