TÂM VIÊN, Ý MÃ ....THỨC NHÂN
 
"Năm Tỵ sắp qua, năm Ngọ sắp đến, Con ngựa năm nay không biết hiền hay dử, nhưng đã là ngựa thì phải phi cho nhanh, cho khoẻ, cho đúng chỗ và đúng giờ thì mới đáng là ngựa quí."
            Ở Nhật, có nhiều đền với bức phù điêu tạc hình ba con khỉ. Con thứ nhất lấy hay tay che mắt lại, con thứ hai lấy hai ngón tay chặn hai lổ tai thật kỷ, con thứ ba xoè hai bàn tay thật rộng ra để úp đủ hết miệng. Con nào con nấy có gương mặt hiền khô nhưng thông minh, đỉnh đạt. Nực cười thay, ở ngay city Sydney, có một ....quán ... rượu đặt hình ba con khỉ như vậy ở ngay trên nóc, trước cửa quán. Nhưng ba con khỉ này có gương mặt không được tỉnh táo, trông hơi say say vì hơi men, nhưng cũng biết thực hiện ba câu châm ngôn:
- "See no evils, hear no evils, talk no evils"
"Không thấy điều xấu, không nghe chuyện xấu, không nói lời xấu"
Thế cũng hay hay khi ba con khỉ này trụ ngay giữa trà đình tửu điếm để làm gương cho dân nhậu noi theo sau khi đã 'sỉn'. Không uống rượu là giới cấm thứ năm trong ngũ giới vì rượu là thứ làm cho con người si mê, mất trí tuệ, một giọt cũng không được thấm vào môi. Ngoài thế gian, nơi nào có rượu là nơi đó ồn ào, náo nhiệt, nhiều khi có ẩu đã. Lời qua, tiếng lại, lổ tai phải nghe chuyện trái ý, mắt nhìn thấy cảnh không ưu, tâm sinh ra loạn động và thể hiện ra thân. Nhiều khi vì rượu mà sinh ra phạm luôn bốn giới cấm còn lại
Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ".
Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não, cấu uế nếu không tu hành giới, định tuệ, như chiếc kiền ba chân vững chắc không làm rơi rớt đồ đạc khi để lên trên, "dù ai nói ngữa, nói nghiêng, ta đây vẫn vững như kiền ba châm", cũng là vậy. Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu:
- "Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng"
Người Nhật dùng ba con khỉ đó để kiểm soát lại ba giác quan là mắt, tai, lưởi khi tiếp xúc với trần cảnh. Người Nhật rất là cẩn trọng và ít nói vì đã được huấn luyện từ khi nhỏ về việc này. Ðể giữ xét tâm viên, bước đầu tiên nên dùng ba con khỉ này để quay vào bên trong hầu quán sát thực tướng thiết tưởng cũng không uổng công lắm đâu. 
Tính toán, suy nghĩ về sự vật gọi là Ý.
Người Uùc thường hay nói :
"Hold your Horses" (hãy kềm dâycương ngựa lại bớt)
Mỗi khi bàn luận một chuyện gì mà đối tượng đi quá xa, bàn chưa xong chuyện này đã bắt qua chuyện khác đó là ý mã.
Ý mã chỉ cho ý nghĩ của con người ta rong ruổi, đuổi theo ngoại cảnh, không dừng lại, giống như ngựa phi vậy. Hằng ngày, ý tưởng chạy lung tung, lang tang như một con ngựa chứng. Vì thế nên trong 'Tương Ưng Bộ Kinh I' Thiên Chủ Sakka thường kêu kẻ đánh xe, thắng cho ngài một ngàn con ngựa khéo huấn luyện vào cỗ xe để đi ra vườn ngắm cảnh. Trên cõi trời mà cũng có ngựa hoang hay sao? Mà ngựa hoang, ngựa chứng thì sẽ gây ra tai nạn cho người cưởi, người ngồi xe. Ngựa đã được huấn luyện thuần thục thì sẽ chạy theo sự hướng dẩn của dây cương. Ý nghĩ cũng vậy, nếu để buông lung, chạy theo phân biệt, niệm niệm phải quấy thì khác gì những giống ngựa hoang. Ý làm chủ mọi hành động tạo tác, nghiệp lành dử, xấu ác đều do ý mà ra. Nuôi dưởng Ý thánh thiện, hiền lành cũng là khéo huấn luyện cho con ngựa đã thuần thục. Ngày ngày, nếu biết tu tập để bớt đi tác ý khi tiếp xúc với ngoại cảnh thì nguồn an lạc sẽ từ từ tăng trưởng, tâm sẽ không còn tán loạn và đạt đến định tĩnh. Con ngựa tâm sẽ dừng lại, đứng chờ chủ thắng cương phi nước lũ về cõi Tây Phương cực lạc ngay trong hiện đời.
            Khi không bằng lòng một chuyện gì, người Uùc hay thốt ra:
"That discrimination" (Có phân biệt rồi)
Bởi có thức nên mới có phân biệt, chứ tâm thì vắng lặng, rổng không, ý khởi lên khi tiếp xúc đưa đến phân biệt thức. Thức nhân vì con người là loài có tri giác nên biết phân biệt nhiều hơn các loài động, thực vật thấp nên tạo tác nghiệp cũng nhiều. Thức là một tên khác của tâm, có nghĩa là Liễu Biệt (phân biệt, hiểu rõ). Phần thức nó phức tạp đến độ có cả bộ môn học và thực hành trong Phật giáo gọi là "Duy Thức Học", học về tám thức hoặc chín thức theo mật tông. Khi chào đời, thức là thứ đến trước tiên và ra đi sau cùng khi từ giã cõi đời. Thế thì phải sống trên đời này như thế nào để thức biến hiện vào một cảnh giới thánh thiện, an lành, hạnh phúc khi thần thức đi từ nơi này đến nơi khác. Phân biệt, dính mắc, chấp ngã, những thứ căn bản và tùy phiền não đều là những thứ chướng ngại nặng nề kéo thần thức đi vào những nơi thấp kém của sáu nẻo luân hồi. Nên giữ cho thần thức được nhẹ nhàng, tịch tĩnh, an lạc và tự tại để hướng thiện.
            Tóm lại, hiểu biết ngoại cảnh khác với gỗ đá gọi là tâm dụ như nước. Vọng tâm suy tính, đo lường biết được, tác ý vào ngoại cảnh gọi là ý, dụ như sóng. Hiểu rõ, phân biệt, nhận xét, biết được gọi là thức, dụ cho bọt, bong bóng.
-- o0o --