Lễ Tết Bốn Phương
Huỳnh Hữu Ích
--o0o--
Đón Xuân Ở Nhật
Dưới thời Minh Trị Tiên Hoàng (1868-1912) Nhật Bản Trung Quốc Việt Nam cùng là những dân tộc chịu ảnh huởng văn hóa phương đông vẫn ăn Tết vào đầu năm âm lịch. Đêm cuối năm gọi là Omisaki phiên âm tiếng Hán là đại Hối Nhật, có nghĩa là ngày tối tăm to tát giống như đêm 30 ở VN và Trung Quốc.  Nhưng từ thời đại duy tân, muốn bắt chước âu Mỹ và tiết giảm thời gian, người Nhật đã chuyển từ âm lịch sang dương lịch. Thực tế là bắt đầu vui chơi từ lễ giáng sinh 25/12 đến hết tuần lễ đầu tháng giêng hàng năm. Sang đầu năm mới, người Nhật ăn Tết theo Tây trong khuôn khổ phong tục lâu đời cuả"ngày Tết Ta". Tât cả mọi việc đều ngừng nghĩ trong cả tuần lễ.  Trước hôm ấy, có bao nhiêu nợ nần phải lo thanh toán cho dứt điểm vì họ sợ xui xẻo cả năm.
Đêm cuối năm Omisoka là một đêm long trọng, trang nghiêm để toàn thể gia đình quây quần quanh bàn ăn ở xa về để đoàn tụ gia ình, để họ hàng dân tộc, bạn bè gặp gỡ nhau thăm hỏi chúc tụng.  đúng giờ phút giao thừa, giữa lúc năm cũ chuyển sang năm mới, tất cả các chùa chiền miếu mạo đều ngân vang tiến chuông đúng 108 lần theo nghi lễ Phật Giáo để xua đuổi tà ma, đón chào năm mới.  Rạng sáng Shogatsu, tương đương Nguyên đán của nước ta nhân dân đi lễ chùa đông nghẹt .
Rồi các gia đình tổ chức ăn uống đàn hát, nhảy múa vui chơi suốt trong 7 ngày-trong giai đoạn gọi là Matsunouchi(có nghĩalà nhà có dựng cây thông- tương tự như cây nêu ở nước ta).  Trong những ngày này, người Nhật thường trang hoàng nhà cửa theo cung cách đặc biệt: dựng hai cây thông ngoài trước cổng gọi là ngăn trừ không cho tà ma héo lánh đến nhà quấy nhiễu.
Qua ngày mùng 2, những ai còn đầu óc tôn quân thì đi vào bãi đất trước hoàng cung để đứng từ xa chiêm ngưỡng long nhan và chúc tụng hoàng đế. Những người khác thì hoặc là nằm nghỉ ở nhà đề thong dong trà rượu, bài bạc hoặc đi xem kịch nghe nhạc hoặc đi chúc Tết, chúc thọ họ hàng, bạn bè cùng những khách quen làm ăn buôn bán trong năm.
Sang đầu tháng 2 Dương lịch lại có một nghi lễ đặc biệt gọi là Setsubun ( phiên âm tiếng Hán là tiết Phân).  đó là thời điểm thay mùa, lúc mà mùa đông chấn dứt và mùa xuân bắt đầu.  Lại thêm một lý do để ăn chơi!  Trên thực tế, thời tiết còn lạnh mặt đất còn đóng băng, theo lịch cũ thì đó là thời điểm chuyển từ đông cũ sang xuân mới.
Hưởng Tết Ở Phần Lan
Lễ đón năm mới được bắt đầu khi ông già tuyết Phần Lan  mặc áo lông đỏ, để râu dài, vai mang một túi quà đến cây thông năm mới.  Trẻ em Phần Lan đều nghĩ rằng ông già Tuyết có quyển sổ ghi những khuyết điểm cuả các em, nếu em nào chưa ngoan thì không được thì không được thưởng quà. Vì bản thân ông già Tuyết đi khắp mọi nơi, nên đàn cháu của ông cũng mặc áo đỏ, chính trong ngày Tết này bọn trẻ theo ông kết thành đội ngũ chỉnh tề, đứng bên cây thông năm mới phụ trách ghi sổ cho ông!  Còn đám thanh niên thì do không sợ cuốn sổ cuả ông già Tuyết nên tụ tập đón năm mới trong các nhà hàng tiệm cafe hay khách sạn. Nhiều khi các thanh niên nam nữ ngồi ôn lại những kỷ niệm đã qua, tiên đóan những gì sẽ đến. Họ thường tổ chức thi đoán và bày ra nhiều trò nghịch ngợm để vui cười suốt đêm trừ tịch.
Tết Ở Ấn Độ
Tùy tạng mỗi địa phương có một tập tục đón năm mới riêng.  Tại miền Bắc, năm mới đón vào tháng tư, ở miền Nam vào tháng ba, ở bang Kirala tháng 6, ở miền Tây Ấn độ tháng 11-12, tại đây lễ đón năm mới mở đầ bằng ngày hội lửa. Trước Tết khoảng một tuần thường có những lễ hội rất đông người tham gia theo kiểu nững cảnh sinh hoạt trong thiên anh hùng ca Ramaiana cuả Ấn độ.  Người ta làm một hình nộm khổng lồ bằng giấy cao xấp xỉ ngôi nhà ba tầng.  Sau đó, một người ăn mặc áo quần như nhân vật trong thiên anh hùng ca Ramaiana cuả Ấn độ, đánh nhau với hình nộm khổng lồ, rồi dùng cung bắn một mũi tên đã châm lửa vào  nó. Hình nộm khổng lồ bốc cháy trong tiếng reo hò vang dội của những người đứng xem. Sau đó mọi người trở vào nhà kết các chùm đèn bên ngoài cửa sổ và cửa ra vào. Ở ngoài lối vào từng nhà, đều được treo những bức tranh sặc sở biểu tượng cho lòng mến khách. Nhằm đón năm mới, người ta thức dậy lúc 4-5 giờ sáng thắp lên đủ các kiểu đèn trang trí, mặc áo quần đẹp, rồi theo phong tục lâu đời, ai cũng đến gặp người cao tuổi nhất để chúc thọ, đồng thời nhận lại những lời chúc may mắn, hạnh phúc, làm ăn khấm khá.  Trong ngày đầu năm mới, người ta thường gặp gỡ nhau chuyện trò thân mật, ôn lại năm qua, bày tỏ những ước vọng về một tương lai tốt đẹp.
Năm Mới Ở Ai Cập
Ngày tết ở Ai Cập còn gọi là Scha mniel Nessim, có nghĩa là  đón nhận bầu không khí trong lành".  đến lễ têt chính thức, bữa ăn sáng nhất thiết phải có trứng luộc, ngoài vỏ trứng có vẽ những hình ảnh màu sắc sặc sỡ và hành tươi. Theo tục lệ xưa, ngay sau khi thức dậymỗi người phải hít hương vị của một củ hành tươi được đặt dưới gối từ hôm trước.  Người ta còn treo những củ hành tươi ở trước cửa ra vào và đến sáng họ mới lấy xuống ép những củ hành đó để cho nước củ hành nhỏ xuống ngưỡng cửa, nhằm mục đích trừ tà ma và bệnh tật.  Trứng và hành trong ngày lễ đầu năm mới biểu hiện của sự phát triển tự nhiên cũng như đánh dấu một năm mới may mắn.  Sau đó, mọi người đổ dồn về các công viên vui chơi suốt đêm.
Đón Năm Mới Ở Campuchia
Người Khmer tổ chức Tết mừng tuổi khác hơn người Việt và người Hoa.  Năm mới ở Campuchia gọi là "Chôi Chnăm-Thmây". Chôi được tính vào đầu trung tuần tháng nắng gắt sau một, hai đám mưa rào báo hiệu đầu mùa. Cây cối, hoa lá sau một mùa khô hạn bắt đầu đâm chồi nảy lộc; Chnăm ám chỉ thay đổi theo trăng tròn hoặc khuyết vào các ngày 12-13-14-15 dương lịch.  Lễ vào năm mới kéo dài 3-4 ngày. Trước khi đón mừng năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên.  Trên bàn thờ bày 5 nén nhang, 5 đèn cầy, 5 nhánh hoa và mâm ngũ quả thơm ngọt.  Mọi người trong nhà đều xếp chân về một phía trước bàn thờ, đốt nhang dèn, chắp tay van vái cầu nguyện Phật Trời để tận hưởng phước lộc.  Sau đó các ông bà già đi chùa, lớp trẻ vui đùa ca hát.
Đón Tết Ở Tiệp Khắc
Ngay đầu tháng 12, nhân dân thủ đô Praha đã tấp nập mua sắm những cây thông đẹp nhất trang trí nhà đón năm mới. Hàng năm, dân Praha phải mua cả năm trăm ngàn cây thông Tết.   Theo phong tục của Tiệp Khắc, cihều ngày 24/12 hầu hết mọi gia đình đều có món súp cá, cá rán tẩm bột ăn với xà lách. Từ 5-7h tối, các gia đình sum họp quây quần ngồi ăn xung quanh cây thông, đồng thời hát những bài dân ca, bên ánh đèn nhiều màu sắc rực rỡ.  Trong giờ phút đầm ấm đó, những người thân trong gia đình tặng nhau những món quà được mua sắm từ lâu, cất giấu bí mật không cho ai biết.  đêm 31/12 gia đình lại đoàn tụ bên nhau, kể chuyện vui cùng ăn bữa tất niên.  đài truyền thanh và truyền hình liên tục phát những chương trình khôi hài từ 5h chiều đến 12h đêm, tin tức thời sự hầu như gác lại toàn bộ. Đêm giao thừa, mọi người đi thăm chúc tụng hàng xóm láng giềng, thân tộc. Ngày đầu năm mới tuyệt đối cữ ăn thịt thỏ, thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng vì đó là những con thú có cánh biết bay biết chạy , ăn vào họ sợ hạnh phúc và may mắn tan biến.
Đón mừng năm mới, mọi người thưởng thức các món ăn đặc sản: một dĩa đầy đậu lăng ti luộc có tẩm bột mì chiên dầu hướng dương, ngụ ý chúc cho nhiều tiền nhiều của.
Colombia Đón Năm Mới
Ở Colombia, người ta dễ dàng nhận thấy năm mới tới gần vì nước này có tục lệ làm những hình nộm lớn, biểu tượng cho năm cũ vào ngày 30 tết.  Mỗi thôn xóm có một hình nộm như thế và tổ chức đọc di chúc cuả năm mới đến, trong đó nói rất khôi hài về những gì mà thôn xóm đã làm được trong năm qua làm cho ai nấy cũng phải cười rộ.
Trong ngày 30 tết, người Colombia tha hồ vui chơi, đùa giỡn thỏa mái. Đúng vào lúc giao thừa, những tiếng nổ lớn vang lên phá vỡ những hình nộm tượng trưng cho năm cũ. Mọi người ôm hôn chúc mừng nhau những đề tốt đẹp trong năm mới. Người Colombia cũng bày cây thôngNoel trong dịp năm mới. Đặc biệt nước này không có thông, chỉ cắm thông giả bằng nhựa, có điểm những bông tuyết bằng nhựa.  Hội hóa trang trong năm mới kéo dài 2-3 ngày đêm.  Trong thời gian này, người ta thoa chân tay, mình mẩy những màu sắc sặc sở đen đỏ trắngvàng để nhảy múa ca hát vang rền...
-- o0o --