Ngày Tết Nói Chuyện Trường Thọ
Làm Thế Nào Để Sống Đến 100 Tuổi?
Hồ Sỹ Hiệp (lược dịch)
--o0o--
 
Từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, mặc dù xã hội như thế nào, tín ngưỡng tôn giáo ra sao, thì sức khỏe và trường thọ là lý tưởng chung của con người.  Cũng vì sức khỏe và trường thọ mà Tần Thủy Hoàn đã cho người vượt biển Đông để đi tìm thuốc trường sinh bất tử.  Rất nhiều nhà triết học và khoa học của Tây phương từ xưa đến nay đã không ngừng tìm ra bí quyết của việc trường thọ.  Theo nhiều tài liệu nghiên cứu khoa học cho biết, từ những năm 50 năm trở về sau của thế kỷ này, do sức sản xuất của xã hội không ngừng phát triển, những tiến bộ của khoa học, kỷ thuật và vệ sinh y học không ngừng được nâng cao, nên tuổi thọ của loài người cũng tăng lên rõ rệt.  Theo báo cáo điều tra của Liên hợp quốc, thì tuổi thọ bình quân của các nước Âu Châu tiên tiến là 76 tuổi, các quốc gia mới phát triển là73 tuổi.  Bình quân tuổi thọ của người dân Ấn Độ là 64 tuổi.  Hiện nay, bình quân tuổi thọ của người Trung Quốc là 35 tuổi tăng lên 70 tuổi.  Các nhà khoa học của Mỹ, Nhật Bản và Liên Xô trước đây, từ các lãnh vực nghiên cứu về sinh lý học, tâm lý học, xã hội học và dinh dưỡng học đã đưa ra những kết luận, về điều kiện trường thọ của con người trong thời đại ngày nay, nhất là trong thế kỷ 21 sắp tới.
I- Con Người Có Thể Sống Đến Trên 100 Tuổi.
Hiện nay trên khắp thế giới có 4 phương pháp suy đoán con người có thể đạt tuổi thọ cao nhất:
- So với cách suy đoán thông thường, thì tuổi thọ của con người nhờ sự bổ dưỡng của sữa động vật tăng từ 8-10 lần, nghĩa là tuổi thọ có thể kéo dài từ 14-15 năm; vì thế mà giới hạn tuổi thọ cao nhất của con người là từ 112-150 tuổi.  Như vậy, sữa động vật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm làm tăng tuổi thọ của con người.
- Theo sự tính toán của thời kỳ sinh trưởng thì sự bổ dưỡng của sữa động vật tăng từ 5-7 lần, nghĩa là thời kỳ sinh trưởng của con người là từ 20-25 năm; vì thế, giới hạn tuổi thọ cao nhất của con người là từ 100-175 tuổi.
- Theo sự tính toán của số phân biệt tế bào và sự thay đổi chu kỳ hoạt động, thì giới hạn tuổi thọ cao nhất của con người tăng lên gấp 50 lần và mỗi chu kỳ phân biệt là 2,4 năm, thì tuổi thọ của con người cao nhất là 120 tuổi.
- Theo sự suy đoán "Sinh vật cường nhược học", căn cứ vào quy định của con người, đối với hình dáng khí quản và tổ chức cường độ, con người nếu như không phải mắc bệnh mà chết, thì có thể sống đến trên 100 tuổi.  Theo như lời của nhà di học nổi tiếng Trung Quốc là Đàm Gia Trinh phát biểu gần đây cho biết: "Theo sự phát triển của viện nghiên cứu về khoa học sinh mệnh, thì ở thế kỷ 21 con người có thể sống trên 120 tuổi.
Thực tế cho thấy trên thế giới có nhiều vùng số người già sống trên 100 tuổi mà vẫn còn mạnh khỏe không ít.  Thời cổ đại cũng có nhiều người già sống trên 100 tuổi.  Ở Trung Quốc thời xưa có ông vua thuốc tên là Tôn Tư Mao sống đến 102 tuổi.  Theo cuộc điều tra dân số lần đầu tiên vào năm 1953, thì số người già trên 100 tuổi ở Trung Quốc là 3.384 người; điều tra lần thứ 2 là 4.900 người và điều tra lần thứ 3 là 3.765 người.  Cuộc điều tra lần thứ 4 vào năm 1990, thì số người già trên 100 tuổi ở Trung Quốc là 6.434 người, chủ yếu tập trung ở vùng rừng núi Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông.  Theo kết quả điều tra cho thấy: những người theo đạo tu hành, những người sống ở vùng núi và ven biển có tuổi thọ cao nhất.  Đặc biệt là vùng Tân Cương, số người già sống trên 100 tuổi chiếm tỷ lệ rất lớn, năm 1982 tổng cộng có 865 người, chiếm 6,61%.  Số người già trên 100 tuổi thuộc dân tộc Ba Mã Dao ở tỉnh Quảng Tây, chiếm tỷ lệ 30,8%, nghĩa là 254 người.
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tử vong?  Đó là bệnh biến chứng, ung thư, bệnh tim.  Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 50-80% số người chết vì 3 thứ bệnh trên đây.
Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ và con người có thể sống đến 100 tuổi?  Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng tập trung vào các yếu tố thông thường sau đây, đó là việc phòng bệnh, chữa bệnh, rèn luyện thân thể và thực hiện chế độ dưỡng sinh tốt.
II- Phải Sống Khỏe Mạnh Đến Trên 100 Tuổi.
Như trên đã nói, con người muốn sống đến 100 tuổi và trên 100 tuổi không phải là việc tự nhiên, mà phải có một quá trình rèn luyện và dưỡng sinh trên một cơ sở khoa học.  Ở đây yếu tố con người, tự nhiên và xã hội rất quan trọng.  Thời xưa loài người chưa có ý thức đó đã tăng lên.  Từ những năm 70 của thế kỷ này, mọi người đã có ý thức "kỳ vọng mạnh khỏe sống lâu".  Tổ chức vệ sinh thế giới của Liên hiệp quốc cho rằng: "Sức khỏe không những là không có bệnh, mà cần phải có năng lực thích ứng xã hội và trạng thái tâm lý, sinh lý hoàn chỉnh".   Đó tức là nói thân thể khỏe mạnh, cụ thể nói đến việc ăn mặc, ăn uống, vệ sinh cá nhân, tắm rửa, hoạt động trong và ngoài nhà ở, điều kiện kinh tế tự nhiên mua sắm…
Con người sống trên 100 tuổi, có thể thực hiện được không?  Câu trả lời là có thể thực hiện được.  Theo báo "Ích thọ văn trích" của Trung Quốc, thì qua cuộc điều tra 1284 cụ già sống trên 100 tuổi ở 10 tỉnh thành ở Trung Quốc, thì hiện nay họ điều có thể lao động nhẹ và làm được việc lặt vặt trong nhà.  "Cuộc bình chọn người già khỏe mạnh toàn Trung Quốc" lần thứ 3 thì Trung Quốc có 5 triệu người già sống từ 80 tuổi trở lên.  Số cụ được bình chọn là "Lão niên" khỏe mạnh là 337 người; trong số này có 13 cụ thọ trên 100 tuổi.  Người cao tuổi nhất là một cụ bà "đại lão" người Tân Cương, thọ 116 tuổi.  Những người già khỏe mạnh gồm đủ thành phần: công nhân, nông dân, họa sĩ.  Tất cả họ đều "tai nghe mắt sáng" và "thân thể khỏe mạnh".  Đặc biệt có nữ văn sĩ thế hệ nhà văn đầu tiên là bà Băng Tâm và  nhà đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Hạ Diễn (hiện nay 1998, bà Băng Tâm 98 tuổi và ông Hạ Diễn đã qua đời).  Nên nhớ rằng họa sĩ Tề Bạch Thạch 95 tuổi vẫn còn cầm bút vẽ.  Cụ ông Mã Vĩnh Hãn, người dân tộc của tỉnh Ninh Hạ mặc dù đã 104 tuổi vẫn mãi mê làm việc trên đồng ruộng như một bậc "lão điền", "lão nông" thực thụ.  Một cụ tên là Vương Trung Nghĩa ở tỉnh Tứ Xuyên, đã hơn 100 tuổi mà ngày nào cũng tập luyện, làm nghề thuốc giúp đời.  Hai chị em "Hi Hữu" của tỉnh Hà Nam, "cụ" chị 113 tuổi và "cụ" em 103 tuổi vẫn sống một cách vui vẻ, tự nhiên.  Ở tỉnh Hồ Bắc có một đôi vợ chồng "đại lão", chồng là cụ ông Tăng Chiếu Hòa 104 tuổi và vợ là cụ bà Dư Thượng Anh cũng 104 tuổi.  Hai vợ chồng "đại lão" này đã sống chung với nhau 98 năm.   Hiện nay "đôi vợ chồng đại lão, đại thọ" này vẫn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.  Ở tỉnh Triết Giang có cụ Chu Tư Nghĩa 4 đời đều làm nghề y, đến nay vẫn còn theo đuổi.  Năm 62 tuổi mới vào học Đại học và đến 69 tuổi mới nhận bằng tốt nghiệp.  Vận động viên người Mỹ nổi tiếng là một cụ già 99 tuổi đã từng lập kỷ lục số 1 cự ly chạy 1500 mét.  Kỷ lục chạy 1000 mét cũng do cụ phá lúc 91 tuổi.  Một nữ vận động viên "cụ bà" người Mỹ năm 93 tuổi bắt đầu đánh bóng và 4 lần đoạt chức quán quân.  Năm 104 tuổi cụ mới giã từ thể thao.
Ở Úc Châu có một cụ bà 102 tuổi "kết duyên" cùng với một cụ ông 84 tuổi thành "đôi vợ chồng già" có một không hai trên thế giới.
Khỏe mạnh và trường thọ, đó là ước mơ của con người từ bao đời nay.  ngày nay, ước mơ đó đã trở thành sự thực.  Số người sống đến 100 tuổi và trên 100 tuổi ngày càng đông đảo trên thế giới.  Năm cũ qua đi, năm mới lại đến?  Xuân về, Tết đến, ai nấy đều chúc nhau mạnh khỏe, sống lâu.  Sống lâu và sống có ích cho đời là lòng mong ước, khát khao của con người.   Rèn luyện thân thể, ăn uống điều độ, tĩnh tâm, thiền định, tự tại, vô tư, hồn nhiên là những thứ thuốc "trường sinh bất lão và bất tử" mà ai nấy đều phải biết và làm theo.  Bởi lẽ bí quyết của trường thọ vẫn là bản thân ở mỗi người, khoa học chỉ có nhiệm vụ rút ra và kết luận.
(Theo tạp chí "Thư Báo Sau" Quảng Đông, 1997)
-- o0o --