Năm Mới Phát Tài
Quảng Phát ghi
--o0o--
 
Hôm nay là ngày 15 tháng 02 năm 2003
Hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu đến đại chúng bài Pháp: Năm Mới Phát Tài.
Khi gặp nhau trong những ngày đầu năm, chúng ta thường chúc, và cũng được người khác chúc câu:
- Năm Mới Phát Tài
Đây là câu nói thường nghe mỗi khi chúng ta gặp gở đầu năm. Mới nghe qua thì chúng ta cứ tưởng đây là những nói suông chúc tụng nhau những điều may mắn, để cho vui lòng nhau trong lúc Xuân về. Tuy nhiên đối với dân tộc Á Đông nhất là tín đồ Phật Giáo, những câu chúc tụng tốt đẹp trong những ngày đầu năm khi Xuân đến mang nhiều ý nghĩa sâu xa, đượm màu triết lý và đạo hoc. Vì vậy ở đây trước hết là chúng ta nói đến xuân là giao điểm của một chu kỳ mới. Đêm trừ tịch là giao điểm. Mùa xuân báo hiệu cho những ngày của trời Đông ảm đạm trôi qua, để sang vận hội mới, những tài liệu khai quật trong các hang động ở Thanh hóa Bắc Ninh, Hải Dương cho thấy vào thời điểm đó các bộ lạc Việt đã từng tổ chức múa hát, mở hội, quây quần, mở đầu cho một vận hội mới. Niềm tin duy nhất của dân Việt trong thời điểm nầy là chung sức nhau để bảo vệ cuộc sống tập đòan. Như vậy nếu căn cứ vào tinh thần nầy thì như vậy Mùa Xuân còn mang nhiều ý nghĩa xã hội, kinh tế và tín ngưỡng.
Nói đến Mùa xuân là phải nói một cuộc hồi sinh của hầu hết mọi gia tầng của xã hội Việt Nam, cứ đến lúc xuân về là chúc tụng nhau, mừng tuổi nhau, nuôi nhiều ước vọng. Tuổi Xuân là khởi đầu cho đời người. Ngày Xuân bắt đầu cho một năm. Dù cho cuộc sống lam lủ tảo tần, túng thiếu đến đâu, cứ đến Xuân là nuôi những hy vọng mới. Hòai bảo lớn lao nhất của con người là tìm hạnh phúc vĩnh cửu miên trường. Hạnh phúc đó không phải chỉ riêng người sống vật chật, vì vật chất đòi hỏi nhiều, sung mãn nhiều, thì tội ác gia tăng. Hạnh phúc ở đây là theo giá trị tâm linh, tình cảm, trí tuệ đạo hanh, đây mới chính là niềm vui đích thực. Mùa xuân đến con người trở về với bản thể hiếu hòa vì thế mà những tâm hồn gần nhau hơn, thông cảm nhau hơn. Óan thù cũng từ đó tiêu tan. Sầu muộn cũng vơi và hy vọng chợt đến. Nhân sinh quan của người Việt Nam tàng ẩn những sức sống mảnh liệt như vậy
Riêng đối với người Á Đông, mùa Xuân còn mang thêm nhiều sắc thái đặc biệt hơn. Nhưng ở đây bản sắc Việt Nam ăn sâu trong vào lòng dân tộc, dĩ nhiên Phật Giáo Việt Nam cũng mang những yếu tố đó. Trước hết mùa xuân là Mùa tưởng niệm cúng dường. Đầu năm đi lễ chùa, lễ gia tiên, lễ hương đãng. Đời sống quanh năm của người dân xứ nông nghiệp đầu tắt mặt tối tảo tần xuôi ngược, chỉ chờ đến lúa Xuân về mới có đủ cơ duyên để họp mặt, để hòai niệm cúng dường.
Sự dung dị của Phật Giáo dưới một mái chùa đã thu hút mọi lớp người ngọai đao, dân chúng, ngày đầu xuân đi đến Chùa như để di dưỡng tâm hồn, tìm chút hương vị quê hương, nếu là người viễn khách tha phương. Với tâm trạng của người di tản, thì mái chùa còn mang màu sắc thiêng liêng và quý giá gấp bội. Cũng từ đó, con người gần gủi nhau hơn ái mộ nhau hơn, thông cảm nhau hơn.
Còn thuyết luân hồi, chuyển nghiệp, thì Mùa Xuân mang nhiều hy vọng, tự tin, hòai bảo gạt ra ngòai tính chất mê tín dị đoan, thì những lối xin xăm bói quẻ, đóan vận hạn, lý số là nuôi dường con người một niềm sống mới. Bằng ước mơ, bằng cách tạo nên nhân lành, hưởng quả phúc. Điều đáng nói là ý niệm nhân quả của người bình dân rất đơn giản và thiết thực. Có trồng cây, thì có hái quả từng mùa từng thời tiết. Đó là nguyên lý sơ đẳng nhất để giúp cho chúng ta lý giải, tâm lý quảng đại quần chúng. Những tục lệ chúc tuổi, rước ông bà, xin quẻ đầu năm, hái lộc, chúc lành cho nhau chung quy thì cũng chỉ tạo niềm hạnh phúc, tin tưởng và tưởng niệm, vì thế mà cứ mỗi độ xuân về Tết đến gặp gỡ nhau người ta hay chúc mừng câu:
- Năm mới phát tài.
Nếu câu nói nầy chúng ta gởi đến cho người thì có nghĩa là chúng ta đang mong muốn cho người thân hay người nào đó thọ hưởng một đời sống giàu có phồn vinh hạnh phúc. Nhưng nếu câu nói đó do người nào đó gởi đến chúng ta, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đang được cầu chúc thọ hưởng một đời sống giàu có phồn vinh hạnh phúc.
Nếu không lầm thì có lần chúng tôi có được nghe một đạo hữu phê bình:
- Đạo Phật cứ luôn luôn chủ trương tri túc, cho nên người Phật Tử chúng ta ai biết đủ nên không ai chịu làm, vì không có ai chịu làm nên không có ai giàu. Ngay cả những nước trên thế giới, nước nào Phật Giáo chiếm đa số là nước cũng không thể nào giàu và mạnh được.
            Tinh thần tri túc là để cho chúng ta biết chúng ta đã và đang làm gì, và đến lúc nào chúng ta phải ngừng, đồng thời có thể giúp cho chúng ta chuẩn bị tư tưởng, tâm lý để không bị hụt hẩn trong những khi bất như ý, ho ặc nh ững việc bất trắc có thể xảy ra. Nên nhớ rằng Ðức Phật có mặt trên cõi đời nầy nhằm xây dựng một xã hội công bằng, để cho mọi người cùng nhau sống đời sống hạnh phúc, an lạc. Vì thế nguồn giáo lý bình đẳng của Phật Giáo dễ dàng thích hợp với mọi tầng lớp trong xã hội. Vì đạo Phật chủ trương đem đến cho mọi người những niềm tin yêu, hạnh phúc an lạc, cho nên nếu là một người Phật Tử hay bất cứ một cá nhân nào có sự mong cầu trở nên người giàu có, nhằm vơi đi nhừng khổ đau do đời sống vật chất đem lại, tiến tới thiết lập một đời sống an bình nội tại, và có thể giúp cho những người chung quanh, thì đó cũng là tâm lý bình thường. Vì thế vấn đề đặt ra là chúng ta cần thực hiện phương thức làm giàu như thế nào và sử dụng tài sản do giàu có đem lại ra sao để đúng với chánh pháp, thì đây mới là vấn đề đáng lưu ý.
Theo trong kinh Tăng Chi, Đức Phật có dạy cho một Phật Tử tại gia khi người Phật Tư đó hỏi làm cách nào để được giàu có. Người Phật Tử đó được Đức Phật chỉ dạy năm cách làm giàu, tạo nên sự nghiệp, có lợi cho mình, sống an lạc, hạnh phúc mà không tổn hại đến người khác.
1- Cách Làm Giàu Thứ Nhất
Ngài dạy:
- Này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra thâu được một cách hợp pháp, tự làm mình an lạc, hoan hỷ chơn chánh duy trì sự an lạc. Làm cho cha mẹ an lạc, hoan hỷ chơn chánh duy trì sự an lạc, làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm cũng được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là cách thứ nhất để gầy dựng tài sản.
Căn cứ vào lời dạy của Ðức Phật chúng ta thấy Ngài khuyên các hàng đệ tử tại gia muốn trở thành người giàu có, điều kiện đầu tiên và thiết yếu nhất là phải nỗ lực bằng tự chíng bản thân của chính mình, và bằng ý chí và hành động cụ thể chớ không y cứ vào những lời nói suông. Hay nói một cách khác, tài sản mà chúng ta có được là phải là những việc làm ăn lương thiện, do việc làm ăn lương thiện nên công ăn việc làm ổn định. Những nguồn lợi có được là do chính chúng ta đem lại bằng một nghề nghiệp chơn chánh để nuôi dưỡng thân mạng hợp lý. Chính những giá trị này sẽ làm cho đời sống vật chất của chúng ta trở nên đầy đủ, sung túc. Sự nghiệp cũng vững chải. Vấn đề đáng nói là khi đã giàu có tiền bạc, sự nghiệp thì chúng ta phải sử dụng tiền bạc, tài sản có được trong sự chi tiêu hàng ngày như thế nào cho hợp lý để tự thân an lạc, hoan hỷ và người khác cũng hoan hỷ, an lạc. Đó là việc quan trọng mà đức Phật đã lưu ý là:
- Làm cho cha mẹ an lạc, hoan hỷ chơn chánh duy trì sự an lạc, làm cho vợ con, người phục vụ, các người làm cũng được an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc.
Căn cứ theo lời dạy nầy, đức Phật cho chúng ta biết rằng mặc dầu tiền của do tự sức chúng ta làm ra, nhưng không vì vậy mà ỷ tài lý của để rồi tự hưởng tự tiêu xài một mình, để rồi trở thành người keo kiệt bỏn xẻn. Trái lại phải có tâm lượng rộng rãi lo lắng cho những người thân trong gia đình như: Cha mẹ, anh em, vợ con, ngay cả đến người phục vụ, làm công cũng hết lòng thương yêu, hỗ trợ, chia sẻ niềm vui do mình đem lại. Ðây là thái độ sống mang tinh thần hòa hợp, trách nhiệm giáo dục tự thân đối với gia đình, cha mẹ, anh em bà con quyến thuộc, người cộng sự lẫn người giúp việc.
2- Cách Làm Giàu Thứ Hai
Phật dạy:
- Này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Nó làm cho thân hữu bạn bè an lạc, hoan hỷ và chơn chánh duy trì sự an lạc. Ðây là lý do thư hai để gầy dựng tài sảnỢ.
Tiêu chí này được Ðức Phật đề cập cho hàng đệ tử tại gia là hướng đến bạn bè thân hữu. Sau khi thể hiện tấm lòng của mình đối với người thân, bạn cần thực tập đời sống hướng thiện là quan tâm đến người khác. Bằng hữu là đối tượng gần gũi thứ hai sau những người thân trong gia đình. Thực tế không ai lớn lên, trưởng thành, mà không có đôi lần nhờ vả bạn bè. Thực tế ở đời người ta nói: ỘGiàu nhờ bạn, sang nhờ vợỢ, cho nên khi trở thành người thành đạt trong xã hội, bạn phải biết chia sẻ niềm vui của mình đối với những bạn bè thân hữu đã từng hết lòng hết dạ giúp đỡ chúng ta.
3. Cách Làm Giàu Thứ Ba
Phật dạy:
- Này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp. Các tai họa từ hỏa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ kẻ thù đều được chặn đứng vì vậy mà giữ tài sản được an toàn. Ðây là lý do thứ ba để gây dựng tài sảnỢ.
Với toàn bộ tài sản do tự mình làm ra, được tích lũy giàu có do công sức đem lại, hẳn nhiên bạn sẽ được an nhiên hưởng thọ, không có thái độ sợ hãi, lo âu. Các tai họa bên ngoài như lửa, nước, hoặc người khác không thể vô cớ phá hủy hay chiếm hữu tài sản của bạn. Tự mình làm ra của cải tài sản, thì tự mình sẽ biết gìn giữ tài sản, duy trì tài sản đúng với chánh pháp.
4- Cách Làm Giàu Thứ Tư
Phật dạy:
- Này gia chủ, vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đỗ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp có thể làm năm hiến cúng:
* Hiến cúng cho bà con,
* Hiến cúng cho khách,
* Hiến cúng cho hương linh đã chết,
* Hiến cúng cho vua,
* Hiến cúng cho chư thiên.
Ðây là lý do thứ tư để gầy dựng tài sản.
Ðiểm đáng chú ý ở lý do làm giàu này là Ðức Phật chỉ dạy cho hàng đệ tử tại gia thực tập đời sống hướng thượng. Sinh ra ở đời, mỗi người đều có vô số mối quan hệ, con người không thể sống một mình, mà phải sống với mọi người. Việc thực thi năm sự hiến cúng là thực thi nếp sống báo đáp tứ ân, hay nói một cách sâu xa là thực tập đời sống biết nghĩ đến Ộân tình nghĩa cảmỢ giữa người còn kẻ mất trong cuộc sống vô thường luôn biến đổi. Trên hết, bạn là người thực tập hạnh xả ly, gieo phước lành cho chính mình và cho người khác bằng cách cúng dường.
Bố thí Mở đầu cho hạnh Bồ Tát. Bố Thí hay giúp đở nhằm tạo điều kiện cho tha nhân phát triển, mai kia mốt nọ trưởng thành thay thế ta tiêp tục công tác bố Thí. Ngược lại Bố Thí để làm cho họ tệ ra, nghiệp ác tăng thêm cuối cùng phải đọa là lỗi ở nơi ta. Vì vậy hành Bố Thí đúng pháp trong vòng quỷ đạo của Bồ Tát, chúng ta chỉ sẳn sàng nâng dở những người có chí cầu tiến làm lợi ích cho nhân quần xã hội. hành giả hành đạo Bồ Tát gieo hạt nhân Bồ Tát vào tâm chúng sanh để sau họ trở thành Bồ Tát mới thể hiện được ý nghĩa của Bố Thí. Bố thí ở mức độ cao gọi là cúng dường. Hành giả cúng dường Phật và Tăng là chính yếu vì đó là hai mẫu người xứng đáng được cúng dường nhất. Ðức Phật sáng suốt giác ngộ hoàn toàn, là đại Ðạo Sư của sáu loài sanh tử, hiện hữu của Ngài rất cần thiết cho cuộc đời. Tuy Ðức Phật Niết Bàn nhưng chư Tăng là những người thừa kế của Ngài mang tâm hồn thoát tục, hy sinh cuộc đời để theo đuổi mục tiêu cao cả.
            Tiến lên một nấc hành giả bố thí để đoạn xan tham. vì chúng ta biết rõ hạt nhân tham lam dẫn chúng ta vào con đường sanh tử sanh tử khổ đau. Vì vậy khi bố thí hành giả phải kiểm chứng kỳ điều nầy. Thật vậy, tâm lượng Bồ tát, Như Lai luôn hoàn toàn an trú pháp Không nên các Ngài gởi đến cho chúng ta bất cứ thứ gì, chúng ta cũng đưọc an vui giải thoát, còn người tham lam ích kỷ cho ta không nhận vì cả một tâm ác đươc gói ghém kềm theo món quà trút vào ta, ôm nhơ bẩn nặng trỉu đó, ta không tu được. Pháp Bố Thí nầy không phải là pháp bố thí của Như Lai, càng bố thí nhiều càng tăng thêm nghiệp ác. Vì vậy đức Phật dạy muôn bố bố Thí cho người khác hành giả phải luôn luôn kiễm tra xem mình co đủ ba tâm hay không.
            - Trực tâm
            - Thâm tâm
            - Bồ Ðề tâm hay chưa.
            Trước tiên khi cầm đồ vật cho người, hành giả kiểm xem ta có trực tâm hay không, cho người để lợi dụng hay nhằm mục đích gì. Lòng hành giả thực sự ngay thật thì bố thí xong hành giả cũng truyền cho họ tâm ngay thật, nếu hành giả bố thí mà thấy lòng người nhận cong quẹo là biết chính tâm ta cong quẹo vậy. Kế đến, hành giả xét xem trong tận đáy lòng mình cốt lõi của nó là gì, là tham sân phiền não hay thực lòng tình chỉ một lòng hay quyết tâm cầu vô thượng Ðạo và chỉ nêu lập trường Phật Bố Thí mới thật sự hành Bồ Tát đạo, mới có tâm đại bi chan hoà tình thương cho chúng sanh một cách tuyệt đối được ví như mặt trăng dù nước đục trăng vẫn chiếu vào. Hành giả bố thi đũ ba tâm nầy tha nhân nào nhận được quà của hành giả cũng sanh ba tâm như vậy, đó mới thực sự là thực hành Bố Thí Ba La Mật. Chúng sanh là gương, là phản ảnh tâm của ta, tâm hành giả thế nào hiện chúng sanh lên như vậy. Nhờ có tấm gương thấy rõ mặt của hành giả, cũng vậy nhờ đối tượng chúng sanh mà Bồ Tát biết được Bồ Ðề tâm mình nên thành tựu chúng sanh đồng nghĩa với thành tựu Vô Thượng Giác.
Bồ Tát mới phát tâm bố thí lần hồi từ thấp lên cao. Khởi đầu bằng lòng thương người, hành giả đem tài vật dư mà cho. Ở trường hợp nầy, bố thí còn có giới hạn vì chỉ cho những vật không dùng đến. Tuy nhiên đã khá hơn những chúng sanh tham lam tội lỗi tuy không dùng nhưng cất kín vào kho. Nâng lên một nấc nữa những gì hành giả đang dùng nhửng người khác dùng có lợi hơn, hành giả sẳn sàng cho. Hình ảnh của những vị Bồ Tát bố thí xe tứ mã trang hoàng bằng những thứ báu, bố thí với tất cả những lòng hoan hỷ  để trang nghiêm Phật Ðộ. Càng bố Thí, tâm Bồ Tát càng nở hoa, trút bớt gánh nặng ở ta Bà và thấy gần Phật hơn nên nhàm chán thế giới nầy và hướng về Nhứt Thượng Thừa. Bố Thí ở giai đoạn một còn bình thường nhưng đến giai đoạn hai đã gá tâm được với thế giới chư Phật dũng mãnh bước đi. Cao hơn một bậc nữa, tiến đến lãnh vực tình cảm có vị bố thí cả vợ con. Bố thí như vậy, lòng nhẹ hơn nhờ được Phật lực gia hộ. việc làm tuy thế nhân thấy ác nhưng kỳ thật lúc đó người thân bị bố thí được hưởng phước cao hơn. Ðây là việc là tự hành hóa tha của Bồ Tát đã gần đạt đến tri kiến Như Lai mới thấy được kết quả của mình làm. Những người ở trong pháp hội của Ðức Phật Thích Ca đã từng trồng căn lành với Ngài, đã từngg là quyến thuộc của Ngài, cũng đa từng bị bố thí mà ngày nay mới hiện diện trong pháp hội nầy. Những việc bố thí bất khả tư nghì như vậy của các Bồ Tát chỉ có Ðức Phật thấy chính xác. Mọi việc làm bằng suy tư  phàm phu , không bằng Phật Huệ chỉ là việc từ thiện xã hội mà thôi. Ðến giai đoạn thứ tư, sẳn sàng bố thí cả thân mạng như Hoà Thượng Quảng Ðức hiến thân vì Phậtt Pháp, nói khác tìm cái chết cho có ý nghĩa, vì vậy Bồ Tát phải có trí tuệ thấy rõ nghĩa của Bố Thí.
5- Cách Làm Giàu Thứ Năm
Phật dạy:
- Này gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử được tài sản nhờ nỗ lực tinh tấn, thâu góp với sức mạnh bàn tay, kiếm được do đổ mồ hôi ra, thâu được một cách hợp pháp, đối với các Sa môn Bà la môn nào ly kiêu mạn, ly phóng dật, an trú, nhẫn nhục nhu hòa, nhiếp phục tự mình, an tịnh tự mình, làm lắng dịu tự mình, đối với những Sa môn, Bà la môn như vậy, vị ấy tổ chức sự cúng dường tối thượng, đưa đến cảnh giới chư Thiên, được quả dị thục đưa đến cõi Trời. Ðây là lý do thứ năm gầy dựng tài sản.
Đây là một những lý do cao đẹp để bạn có cơ hội thân cận gần gũi các vị thầy khả kính nhằm nghe pháp học pháp hành pháp. Từ đó, tự thân được an lạc ngay trong hiện tại, khi chết đi do công đức gieo phước lành mà được sanh vào cảnh giới tốt đẹp hơn
Cuối cùng, điều đáng nói ở đây là Phật dạy: Khi đã trở thành người giàu có, người thành đạt thì cần thực thi, cần thể hiện sự giàu có đó đúng như tâm nguyện, sở nguyện của mình đối với chánh pháp Như Lai từng dạy. Có như vậy, khi tài sản bị hủy diệt, hoặc tăng trưởng thì cả hai phương diện này đều không bị dao động tâm, hay hối hận phiền não. Ngài dạy:
- Này gia chủ, đối với Thánh đệ tử gầy dựng tài sản với năm lý do này, khi tài sản có được với năm lý do này nếu khi tài sản bị hoại diệt, nó suy nghĩ như sau: Các tài sản do những lý do để gầy dựng, ta đã gầy dựng chúng. Nay các tài sản ấy của ta đi đến hoại diệt, ta không hối hận. Này gia chủ, đối với vị Thánh đệ tử gầy dựng với năm lý do này, nếu tài sản ấy đi đến tăng trưởng nó suy nghĩ như sau: Các tài sản ấy của ta đi đến tăng trưởngỢ. Như vậy cả hai phương diện, ta không có hối hận.
Qua năm cách Đức Phật dạy cho chúng ta làm giàu, tất cả đều hướng tới một mục đích cao đẹp đó là: Tự Lợi và Lợi Tha. Quả thật như vậy, chúng ta thấy như:
- Cách thứ nhất sau khi làm ăn khá giả là phải nhớ đến những người thân của chúng ta trong đó có: Cha mẹ an lạc, vợ con, người phục vụ.
- Cách thứ hai là lo cho thân hữu bạn bè
- Cách thứ ba ngăn chận các tai họa từ hỏa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ kẻ thù
- Cách thứ tư là bố thí cúng dường
- Cách thứ năm là thân cận các bậc sa môn để học đạo.
Nhìn chung năm cách đức Phật, trong đó cách thứ tư và năm là quan trọng hơn cả. Bởi vì có những người khi có tiền tài, địa vị rồi thì trở nên keo kiệt, khinh đời ngạo vật không kể là ai dù đó là thánh thân. Để cho chúng ta có thể giữ vững tài sản kiếm được do làm ăn lương thiện đức Phật khuyến khích chúng ta Bố Thí để vun trồng cội phúc đức để hưởng phước lâu dài, Ngài khuyên chúng ta thân cận các đạo sư để học hỏi là muốn cho chúng ta trao giồi trí tuệ.
Nói tóm lại là người Phật Tử có tu tập thế nào, và pháp môn nào đi nữa thì cũng cần hai yếu tố: Phước và trí tuệ. Có phước đức trên đường tu sẽ không thiếu thốn phước duyên. Có trí tuệ chúng ta sẽ! dề thấy đạo hơn. Thành tựu được hai cách làm giàu thứ tư và năm là chúng ta đã thành tựu Phước Trí Nhị Nghiệm  
Ðến đây mong rằng nguyện vọng làm giàu của những ai từng ấp ủ được hóa hiện giữa đời thường. Nhất là trong cuộc sống hiện tại, mọi giá trị hầu như được quy chiếu vào giá trị vật chất. Vấn đề đặt ra là chúng ta  phải biết chuyển hóa tâm thức sử dụng tài sản cũng như của cải vật chất phải đúng giáo pháp mới thiết lập trật tự ổn định đời sống hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. Như vậy đầu xuân chúc nhau Năm Mới Phát Tài là chúc cho nhau thành đạt trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực mà con người hằng mong muốn. Thực thi lời cầu chúc này là thực thi đời sống an lành hạnh phúc đúng như lời Phật dạy.
-- o0o --