Chuẩn Đề Quan Âm
Nguyên Châu
--o0o--
 
Theo trong các ngày lễ vía của người Phật Tử Đại Thừa chúng ta, thì ngày 16 tháng 03 âm lịch là ngày vía Đức Chuẩn Đề Bồ Tát.
Vậy bây giờ đây chúng ta tìm hiểu coi Bồ Tát Chuẩn Đề là ai?
Chuẩn Đề là từ ngữ được phiên âm từ tiếng phạn. Tiếng Phạn gọi là Cundi, chữ nầy còn được phiên âm là Chuẩn Chi, cũng đọc là Chuẩn Nê, có nghĩa là thanh tịnh.
Chuẩn Đề nói cho đủ là Chuẩn Đề Quan Âm. Có tính cách rải rác chúng ta cũng thường nghe những tên gọi khác như là:
- Chuẩn-đề Phật Mẫu
- Phật Mẫu Chuẩn Đề hay Thất Cu Chi Phật Mẫu.
Từ ngữ Phật Mẫu bao gồm 4 nghĩa như sau:
1- Chỉ cho Ma Da Phu Nhân, tức là thân mẫu của Phật, hoặc chỉ cho Ma Ha Ba Xà Ba Đề di mẫu của đức Thích Ca.
2- Chỉ cho Bát Nhã Ba La Mật. Vì Bát Nhã là trí tuệ có thể sinh ra tất cả chư Phật, nên Thiền tông xem Bát Nhã là Phật Mẫu, tức là mẹ của chư Phật.
3- Chỉ cho pháp. Vì chư Phật lấy pháp làm thầy, do pháp mà thành Phật, cho nên gọi pháp là Phật mẫu.
4- Chỉ cho Phật nhãn tôn. Theo Mật giáo, đây là một trong những hình thức thần cách hóa.
Trong bốn nghĩa chúng ta vừa tìm hiểu chúng tôi thấy nghĩa chữ mẫu tức là mẹ, là Pháp là thầy học của chư Phật, và thật trí là mẹ và Quyền tài là cha của Chư Phật. Cho nên có thể thấy rằng:
- Nguyên bảy số Cu Chi Phật đều do nơi pháp Chuẩn Đề Tam Muội để chứng quả bồ đề, mà tất cả chúng sanh cũng nên thụ trìÕsẽ chứng quả Phật. Vì pháp kết thành ra quả Phật nên gọi là Phật Mẫu.
Như vậy, Chuẩn Đề hay Chuẩn Đề Quan Âm chính là một trong những danh hiệu của Quan Âm Bồ Tát. Theo Thất Cu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh thì Thân vị Bồ Tát nầy có màu vàng trắng, ngồi kiết già trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc, có 18 tay đều đeo vòng xuyến, gồm có 3 mắt. Vị Bồ Tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ Tát nầy là trì tụng bài chú:
- Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Kinh Chuẩn đề chép:
- Lúc đức Như Lai trụ tại vườn cây của hai ông Kỳ Ðà, Tu Ðạt, được tứ chúng và Bát bộ vi nhiểu, đức Thế Tôn vì thương tưởng đến chúng sanh bị nghiệp dày phước mỏng trong đời mạt pháp, nên Phật vào định chuẩn đề tam muội, rồi thuyết pháp, thuật lại phép thần chú nầy là chỗ của bảy trăm ức Phật
Ngài dạy rằng:
- Người nào trì tụng thần chú nầy đủ chín chục muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, tứ trọng và ngũ nghịch. Nhẫn đến với nhà thế tục nào bất luận là tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm tụng thần chú nầy, liền được tiêu trừ tai nạn bịnh hoạn, và tăng nhiều phước thọ. Tụng đủ 49 ngày, liền được đức bồ tát sai hai vị Thánh giả để thường phò hộ người ấy trong những lúc đi đứng nằm ngồi.
Những người, hoặc cầu cho đặng trí huệ, hoặc cầu tiêu chướng nạn, hoặc cầu cho được phép thần thông, hoặc cầu quả vô thượng bồ đề....chỉ y theo pháp thiết đàn tràng, tụng đủ một trăm muôn biến, thì những người ấy liền đặng ở nơi tịnh độ của chư Phật, khắp hầu hạ chư Phật, khắp nghe cả pháp mầu trọn chứng quả bồ đề.
Về sau nầy, theo ở Kinh Chuẩn Ðề nơi hàm chữ Mạc trong đại tạng có nói rằng, đến thời đức Bồ Tát Long Thọ xiển dương giáo lý Đại Thừa, vì quá kính trọng pháp Chuẩn Đề nên Ngài có làm bài kệ bốn câu để xưng tụng thần chú Chuẩn Đề, cho nên người đời sau nếu muốn đọc cho đủ thì đọc là:
- Khể thủ quy y tô tất đế
Ðầu diện đảnh lễ thất cu chi
Ngã kim xưng tán Ðại Chuẩn Ðề
Duy nguyện từ bi thùy gia hộ
Nghĩa là :
- Cúi đầu lạy pháp Tô Tất Ðế là chỉ cho ngôi pháp Câu đầu là quy y ngôi pháp bảo.
Chân thành đảnh lễ bảy ức Phật là chỉ cho ngôi Phật kính lễ ngôi Phật bảo.
Con nay ca ngợi đức Ðại Chuẩn Ðề là chỉ cho ngôi Tăng là làm lễ ngôi Tăng Bảo
Xin dũ lòng từ bi gia hộ. Câu thứ tư là cầu nguyện cả Phật, Pháp Tăng Tam Bảo đều chứng minh gia hộ cho.
Theo tôn ý của Đức Bồ Tát Long Thọ, nếu chúng ta là người trì tụng thần chú này, thì chúng ta phải đem toàn lực cả ba nghiệp: Thân, khẩu, ý đồng thời tương ứng nhau, để đạt đến trạng thái nhứt tâm thanh tịnh, để cho trí và nguyện của chúng ta được tương ứng nhau với trí nguyện của thánh, thì tâm từ bi của chúng ta chắc chắn tưng ứng với tâm từ bi của đức Chuẩn Đề cho nên nói là thùy gia hộ.
Nói một cách ngắn gọn:
- Nếu ai chí thành trì tụng bài chú trên thì sẽ tiêu trừ tai họa, dứt hết bệnh tật, đạt được thông minh, nhận được một luồng hào quang chiếu đến làm tiêu tan tội chướng, thọ mạng lâu dài, tăng trưởng phước đức, đồng thời được chư Phật, Bồ Tát gia hộ, đời đời kiếp kiếp xa lìa ác thú, mau chóng chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.
Thiền tông xem Chuẩn Đề Bồ Tát hay Phật Mẫu Chuẩn Đề chỉ là một danh hiệu khác của đức Quan Âm, cho nên rất tôn sùng. Còn Tông Thai Mật ở Nhật Bản thì xếp Ngài vào địa vị Phật, xem là Phật mẫu. Nhưng tông Đông Mật ở Nhật thì thừa nhận Chuẩn Đề là một trong 6 danh hiệu Quan Âm, thuộc Liên Hoa bộ. Sáu danh hiệu nầy là:
1- Thiên Thủ Quan Âm;
2- Thánh Quan Âm;
3- Mã Đầu Quan Âm;
4- Thập Nhất Diện Quan Âm;
5- Chuẩn-đề Quan Âm;
6- Như Ý Luân Quan Âm.
Theo truyền thống Mật Tông, thì trong Kinh Đại Bản NhưÕÝ nói rằng Chuẩn Đề Bồ Tát, hay Quan Âm Bồ Tát là một trong tám có 8 vị đại Quan Âm là: Õ
1- Viên Mãn Ý, Nguyệt Minh Vương Bồ Tát.
2- Bạch Y Tự Tại.
3- Cát La Sát Nữ.
4- Tứ Diện Quán Âm.
5- Mã Đầu La Sát.
6- Tỳ Cầu Chi.
7- Đại Thế Chí.
8- Đà La Quan Âm hay còn gọi là Chuẩn Đề Quan Âm.
Cũng theo Mật Tông, trong Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni Kinh thì nói rằng, vì để hóa độ chúng sinh mà đức Quan Âm ứng hóa thân vào trong lục đạo. Ngài ngự trị ở Biến Tri Viện thuộc hiện đồ Thai Tạng Giới Mạn Đà La.
Từ những quan điểm trên cho chúng ta thấy rằng Chuẩn Đề Bồ Tát là tên gọi khác, hay nói đúng hơn là hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Và nói đến Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, người Phật Tử Việt Nam chúng ta không ai là không liên tưởng đến hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất của Ngài. Có thể nói rằng, Ngài là vị Bồ Tát có đầy đủ phẩm chất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái tim của những người con Phật thuần thành, nhất là giới Phật tử bình dân không ai là không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ Tát giàu lòng bi mẫn nầy. Vì vậy mỗi khi nói về Ngài, tựa hồ chúng ta ai cũng biết, nhưng có lẽ không ai dám cho là mình đã hiểu biết đầy đủ tất cả. Vì vậy trong phạm vi hạn hẹp của bài viết nầy, chúng tôi xin được giới thiệu đến đại chúng đôi nét và chân dung của một vị Bồ Tát mà mọi người Phật Tử chúng ta hằng kính trọng. Trước hết là những danh hiệu của Ngài mà người Phật Tử Việt Nam chúng ta thường nghe. Thông thường các kinh điển kể về 8 danh hiệu của Ngài như là:
1- Quan Thế Âm Bồ-tát
2- Quán Tự Tại Bồ-tát;
3- Quan Thế Tự Tại Bồ-tát;
4- Quan Thế Âm Tự Tại Bồ-tát;
5- Hiện Âm Thanh Bồ-tát;
6- Quan Âm Bồ-tát;
7- Cứu Thế Bồ-tát;
8- Quan Âm Đại Sĩ.
Những kinh điển chủ yếu, miêu tả hành trạng của Ngài gồm có:
1- Theo kinh Đại A Di Đà thì Ngài là thị vệ bên trái, còn Bồ-tát Đại Thế Chí là thị vệ bên phải của đức Phật A-di-đà lo việc cứu độ chúng sinh trong thế giới Ta Bà. Cả 3 vị được gọi chung là Tây Phương Tam Thánh, nghĩa là 3 vị Thánh ở phương Tây. Và trú xứ chính thức của các Ngài là cõi Tây phương Tịnh độ. Mỗi khi chúng sinh gặp tai nạn mà chí thành niệm danh hiệu Quan Âm Bồ-tát, thì lập tức Ngài đến nơi cứu giúp. Do đó mà Ngài được hiệu là Quan Thế Âm Bồ-tát, là vị Bồ Tát chuyên lắng nghe âm thanh cầu cứu của thế gian.
2- Theo kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn thì Ngài có 33 hóa thân, từ thân Phật, Độc giác đến thân đồng nam, đồng nữ. Ngài thường vận dụng 14 năng lực vô úy để cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ách nạn, hoặc đáp ứng những yêu cầu chính đáng khi nào chúng sinh thành tâm niệm đến danh hiệu của Ngài. Về sức uy thần diệu dụng của vị Bồ-tát nầy theo kinh Pháp Hoa thì thường có 33 hiện thân như sau:
01- Thân Phật
02- Thân Độc Giác
03- Thân Duyên Giác
04- Thân Thanh Văn
05- Thân Phạm Vương
06- Thân Đế Thích
07- Thân Tự Tại Thiên
08- Thân Đại Tự Tại Thiên
09- Thân Thiên Đại Tướng quân
10- Thân Tứ Thiên Vương;
11- Thân Thái tử của Tứ Thiên Vương
12- Thân Nhân Vương
13- Thân Trưởng giả
14- Thân Cư sĩ
15- Thân Tể quan
16- Thân Bà La Môn
17- Thân Tỷ-kheo
18- Thân Tỷ Kheo Ni
19- Thân Ưu Bà Tắc
20- Thân Ưu Bà Di 
21- Thân Nữ Chúa
22- Thân Đồng Nam
23- Thân Đồng Nữ
24- Thân Trời
25- Thân Rồng
26- Thân Dược Xoa
27- Thân Càn Thát Bà;
28- Thân A Tu La
29- Thân Khẩn Na La
30- Thân Ma Hầu La Già
31- Thân Người
32- Thân Phi nhân
33- Thân Thần Cầm Kim Cương.
Đó là những hóa thân của Quan Âm Bồ Tát theo quan điểm của Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn.
Đồng thời Ngài còn có 14 năng lực Vô úy khác nữa phát sinh hiệu dụng khi nào chúng sinh thành tâm niệm danh hiệu của Ngài, mà kinh Pháp Hoa cũng như kinh Lăng Nghiêm đã mô tả như sau:
01- Chúng sinh khổ não trong 10 phương thành kính niệm danh hiệu Ngài, liền được giải thoát;
02- Chúng sinh gặp lửa dữ, lửa không thể thiêu đốt;
03- Chúng sinh bị nước cuốn trôi, nước không thể nhận chìm;
04- Chúng sinh vào xứ ác quỉ, ác quỉ không thể làm hại;
05- Chúng sinh gặp đao trượng, đao trượng liền gãy;
06- Chúng sinh gặp ác quỉ, ác thần, thì chúng không trông thấy;
07- Chúng sinh bị gông cùm, xiềng xích, thì xiềng xích được tháo ra;
08- Chúng sinh khi vào đường nguy hiểm, giặc cướp không thể cướp đoạt;
09- Chúng sinh tham dục, liền dứt khỏi tham dục;
10- Chúng sinh nóng giận, liền dứt hết nóng giận;
11- Chúng sinh mê ám, liền dứt hết mê ám;
12- Chúng sinh muốn cầu con trai, liền được con trai;
13- Chúng sinh muốn cầu con gái, liền được con gái;
14- Chúng sinh niệm danh hiệu Quan Âm thì được lợi ích bằng niệm tất cả các danh hiệu khác.
Đó là 14 diệu dụng mà đức Bồ-tát nầy dùng để hóa giải ách nạn, ban phát ân huệ cho những chúng sinh nào có lòng thâm tín đối với Ngài.
3- Theo kinh Thủ Lăng Nghiêm thì pháp môn tu của vị Bồ-tát nầy là Nhĩ Căn Viên Thông, nghĩa là tai Ngài có thể được sử dụng như năm căn khác. Ngài phát tâm tu hành nơi pháp hội của đức cổ Phật Quan Thế Âm, và đức Phật nầy đã thọ ký cho Ngài khi thành Phật sẽ có Phật hiệu giống như mình. Do đó mà Ngài có hiệu là Quan Thế Âm. Đồng thời vị Bồ Tát nầy cũng có 33 ứng thân giống như kinh Pháp Hoa đã mô tả.
4- Theo kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni thì Ngài đã thành Phật từ đời quá khứ cách nay vô lượng kiếp, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, nhưng vì nguyện lực Đại bi, muốn làm lợi ích cho chúng sinh nên Ngài hiện thân Bồ Tát để dễ dàng hoàn thành đại nguyện. Thế nên, ngoài danh hiệu Bồ Tát Quan Âm như chúng ta thường nghe, có đôi chỗ còn gọi là Phật Quan Âm là vì vậy.
5- Theo kinh Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm Vương thì Ngài là Thị vệ của đức Phật Thích Ca.
6- Theo Mật giáo thì Ngài là hóa thân của đức Phật A Di Đà.
7- Theo Kinh Hoa Nghiêm thì đạo tràng của Ngài ở núi Phổ Đà Lạc trên biển Nam Hải.
Đó là đôi nét sơ lược về hành trạng của Bồ-tát Quan Âm mà các kinh đã đề cập đến.
Còn nói về phần tín ngưỡng thì như chúng ta đà thấy, đối với chư Phật và chư Bồ Tát lẽ tất nhiên có sự tín ngưỡng tin tưởng tuyệt đối, nhất là đức Bồ Tát Quán Thế Âm sự tín ngưỡng về vị Bồ Tát nầy rất là lớn mạnh. Tại Tây Tạng, nền tín ngưỡng nầy rất thịnh hành. Đối với Lạt Ma Giáo cho rằng đức Đạt Lai Lạt Ma được tái sinh nhiều đời chính là hình ảnh hóa thân của Bồ Tát Quan Âm. Ngoài ra, các nước khác tại Châu Á, chịu ảnh hưởng của Phật giáo Bắc truyền thì hình ảnh Bồ Tát Quan Âm được nhiều người thành kính tin tưởng và rất mực tôn sùng. Nói về hình tượng Quan Âm, trước hết chúng ta hãy nói về giới tính của Ngài, thông thường được thể hiện qua 2 hình thức, hoặc là Nam tính, hoặc là Nữ tính.
- Nam tính: Phật giáo Tây Tạng thờ Bồ Tát Quan Âm theo hình thức Nam tính. Đồng thời tương truyền từ đời Đường trở về trước các nước Phật giáo khác tại Châu Á cũng tạc tượng Ngài theo hình thức Nam tính.
- Nữ tính: Theo sách Trang Nhạc Ủy Đàm thì từ đời Đường trở về sau, các nước chịu ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, khi tạc tượng Ngài đều dùng hình thức Nữ tính.
Ngài là một vị Bồ Tát có đức uy thần công đứcÕvà lòng từ bi rất lớn. Ngài thực sự vốn không phải là nữ tướng, nhưng vì ngài thường cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh, mà trong đó phụ nữÕ thường nhiều khổ nạn hơn so với nam giới, cho nên giới phụ nữ đặc biệt tín ngưỡng về Ngài. Nên chúng sanh mới tưởng tượng ra Ngài là nữ tướng để tiện hoá độ cho phụ nữ. Chứ đích thực Ngài không phải là người phụ nữ. Do vậy theo như Kinh A Di Đà có nói:
- Người sanh về cõi cực lạc tuy chưa chứng quả Thánh, vẫn không có tướngÕ nam, tướng nữ.Õ
Kinh A Hàm cũng nói:
- Người nữ có 5 chướngÕkhông thể thành Phật .. Thế mà Bồ Tát Quan Thế Âm lại hiện thân người Nư ư?
Tất nhiên, do sức thần thông diệu dụng và do bản hoài cứu khổ chúng sinh nên vị Bồ Tát nầy luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi mỗi khi có người thành tâm cầu nguyện, nghĩa là có cảm thì có ứng. Cho nên có câu khen tặng:
- Quan Âm Bồ Tát diệu nan thù
Thanh tịnh trang nghiêm lũy kiếp tu
Thiên xứ hữu cầu thiên xứ ứng
Khổ hải thường tác độ nhân châu
Nghĩa là:
- Nguyện lực và tài năng không thể tính bằng
Có được như vậy là do thanh tịnh tu tập nhiều đời nhiều kiếp
Vì thế mà có đủ tài năng, cho nên ngàn chỗ khẩn cầu đến Ngài, thì một ngàn chỗ đều được cứu độ.
Trong biển khổ thường độ người như vậy.
Lẽ tất nhiên trong cuộc đời, là một con người bình thường như chúng ta thì chỉ có hai tay, hai chân, trong khi đó chúng sanh thì vô  lượng vô biên, và nghiệp chướng cũng hằng hà sa số. Trong khi đó tất cả chúng sanh ai cũng hướng về Ngài để cần sự giúp đỡ, với năng lực siêu phàm Ngài cứu độ tất cả mà không bỏ một chúng sanh nào, do vậy mà các nhà minh họa thường tạc tượng của Ngài để xứng với câu:
- Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni ...
Trong chi tiết chúng ta thấy:
- Đầu
Từ 1 thân chỉ 1 đầu, 1 thân 3 đầu, 1 thân 5 đầu, 1 thân 7 đầu, 1 thân 9 đầu, 1 thân 11 đầu, cho đến 1 thân 108 đầu, 1 thân: 1.000 đầu, vạn đầu, 8 vạn 4 nghìn đầu.  
- Mắt
Từ mỗi thân có: 2 mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, nhẫn đến 108 mắt, 1.000 mắt, vạn mắt, 8 vạn 4 nghìn mắt rất báu thanh tịnh.
Tay
Từ những cái thân có : hai tay, bốn tay, sáu tay, tám tay, mười tay, mười hai tay, mười bốn tay, mười sáu tay, mười tám tay, hai mươi tay, nhẫn đến mỗi thân có : Hai mươi bốn tay, một trăm tám tay, ngàn tay, muôn tay, tám muôn bốn ngàn tay bắt ấn.
Nói ngắn gọn là thiên thủ thiên nhãn:
- Tay thì hay cầm hay dở, nghìn cánh tay, là muốn nói rằng cái công hành quá rộng lớn, lan khắp ra để duy trì Phật pháp, và phổ cập nâng đỡ chúng sanh.
- Mắt thì thường xem xét; ngàn con mắt, là để tiêu biểu rằng: Bi và Trí đều không cùng không tận, vì bởi mỗi mỗi đều đủ năm nhãn, để soi xét cả các căn cơ, để cứu khổ sanh tử trong thế gian, đưa chúng sanh đến chỗ an vui Niết Bàn ngoài thế gian.
Tóm lại, những đầu, tay và mắt nhiều như thế, là để tỏ ra những cái hình dung như là:
- Từ là để cảm hóa;
- Uy là để chinh phục;
- Ðịnh là để yên tâm;
- Huệ là để giác sát, cứu hộ chúng sanh, đều được đại tự tại
- Bi và Trí diệu dụng của sáu căn để tiếp ứng giữa trần lao.
Và để tưởng niệm đến vị Bồ Tát hay vì đời mà vào đời, hằng năm có đến 3 ngày kỷ niệm, đó là kỷ niệm các ngày sinh nhật, xuất gia và thành đạo:
- Ngày sinh nhật
Nhằm ngày 19-2 âl.
- Ngày xuất gia
Nhằm ngày 19-9 âl.
- Ngày thành đạo
Nhằm ngày 19-6 âl.
Nói tóm lại, Bồ Tát Chuẩn Đề là tên khác, hay nói cách khác là hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm. Cho nên, Phật Tử chúng ta dù tu theo pháp môn nào: Mật Tông, Tịnh Độ hay Thiền Tông, cho dù là Phật Tử Trung Hoa Tây Tạng Nhật Bản, ... tùy theo truyền thống mà tên của Ngài được gọi khác nhau, và hình tượng cũng được tạc khác nhau, tuy nhiên dẫu như thế nào đi nữa thì Ngài cũng là hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tìnhÕMẹ thương con, Mẹ đối với con là tình thương chân thành, tha thiết nhất không có tình thương nào sánh bằng. Cho nên,ÕĐức Quan Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh. Do vậy, nếu chúng ta siêng năng thường xuyên niệm hồng danh của Ngài,thì Ngài gia hộ, độ trì thoát khỏi tai nạn, khổ ách.
Qua hành trạng của Đức Chuẩn Đề Bồ Tát hay Quan Thế Âm Bồ Tát được trình bày trên đây, hình như hơi khó thuyết phục đối với nhãn quang của giới khoa học. Tuy nhiên tin hay không tin là quyền của mỗi người. Nhưng nếu để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng hằng ngày trên thế giới nầy không biết bao nhiêu thiên tai, chiến nạn xảy ra, và cũng không biết bao nhiêu tấm lòng từ bi nhân ái sẵn sàng nhường cơm xẻ áo hầu xoa dịu phần nào những nỗi đau thương thống khổ của đồng bào, đồng loại. Chứng kiến những cảnh tượng ấy, hiển nhiên chúng ta sẽ không còn ngờ vực gì nữa về diệu dụng từ bi cứu khổ, cứu nạn của đức Bồ Tát Quan Thế Âm đối với thế gian nầy.
 
Tài Liệu Tham Khảo
- Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát
- Phật Học Phổ Thông
- Phật Học Tự Ðiển
- Nhị Khoá Hiệp Giải
-- o0o --