TẬP SAN DƯỢC SƯ

Tuổi Trẻ &
Hôn Nhân Khác Tôn Giáo II
Tâm Như
--o0o--
 
Tuổi Trẻ và Vấn Ðề Hôn Nhân đã là một vấn đề khó khăn trong nhiều thế hệ đã qua, nó không phải chỉ là vấn đề của dân tộc Việt Nam mà là toàn khắp tất cả các dân tộc trên thế giới. Trong phạm vi bài pháp nầy chúng tôi dựa theo những nhận định và những nghiên cứu của các nhà nhân chủng học và nhất là các vị Thầy tu người Tây Tạng, người Ðại Hàn, người Nhật Bản ở xứ mỹ và các nhà truyền giáo họ có vợ hay có chồng, với những lời đề nghị của họ, chúng ta phải làm như thế nào trong vấn đề đó. Và cuối cùng chúng ta thử đề nghị để giải quyết cho một vài vấn đề khó khăn, và cuối cùng phần kết luận. Vì là vấn đề khó khăn và quan trọng cho nên chúng ta muốn bàn thảo cũng phải hết sức thận trọng cho nên chúng ta phải lần lượt qua các tiến trình.
- Nhận định của chúng ta 
            - Phật Giáo Ðối Với Vấn Ðề Hôn Nhân
            - Quan Ðiểm Văn Hóa Dân Tộc đối với Vấn Ðề Hôn Nhân
            - Khó Khăn Của Những Cuộc Hôn nhân Khác Ðạo
            Trước hết là:
            I- Nhận Ðịnh Của Chúng Ta
            Từ hơn 25 năm nay, nhất là gần đây, đồng bào chúng ta tỵ nạn qua Mỹ, trong đó có những người bạn trẻ trong những gia đình Ðạo Phật. Khi đã được định cư tại Hoa Kỳ nói riêng và các nơi trên thế giới nói chung, nơi nào cũng thành lập gia đình Phật Tử. Trong số những người được định cư tại Hải Ngoại, chúng ta chưa biết bao nhiêu phần trăm là thành phần của phật Tử. Tuy nhiên trong khoảng hơn 25 năm nay chúng ta đã có rất nhiều người bạn, nhất là đoàn viên trong Gia Ðình Phật Tử đã vì vấn đề tình yêu, đã vì tiếng gọi của trái tim và lấy chồng với những người chồng hoặc vợ khác tôn giáo, vì vậy chúng ta mất người. Quý Phật Tử và nhất là những người bạn trẻ đoàn viên trong GÐPT là nồng cốt trong hiện tại đang sống và sẽ sống phải sớm ý thức vấn đề nầy. Ít nhiều gì thì chúng ta cũng đã mất người, và vấn đề nầy là vì:
- Từ xưa đến bây giờ chưa có vị Thầy nào hướng dẫn vấn đề rõ ràng cho các anh chị.
- Thứ hai nữa là chúng ta không có đường lối.
- Và thứ ba nữa chúng không có những khóa hội thảo mở rộng đề tài gọi là quan tâm đến tổ chức của những người trẻ còn đang đi học, đi làm. Hơn nữa trong một xã hội, nhất là ở Hoa Kỳ rất là khó khăn tìm cái đối tượng cho vừa ý.
            II- Quan Ðiểm Phật Giáo Về Ðời Sống Gia Ðình
Theo quan điểm của Ðạo Phật, như chúng ta đã biết đạo Phật từ lúc có mặt với xã hội loài người cho đến bây giờ, vấn đề xuất gia của các Thầy được nhấn mạnh đến phương diện thoát ly gia đình, thoát tục, giải thoát. Vấn đề giải thoát là quan trọng. Nhưng sau khi Phật Giáo phát triển qua các xứ khác, và bao giờ công đồng của người Phật Tử cũng đông hơn cộng đồng xuất gia. Tuy vậy đối với Phật Giáo vấn đề hôn nhân cũng ít khi đề cập tới. Bởi vì Phật Giáo trước hết là đặt nặng vấn đề giải thoát cá nhân, rồi cứu khổ cho đời chứ không phải cho đời sống thế tục gia đình. Vì đối với đời sống gia đình, Phật Giáo nghĩ rằng đó là một sự ràng buộc, lý tưởng ban đầu, cứu cánh của Ðạo Phật là như vậy, nhưng khi Phật Giáo khi truyền qua các xứ: Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam .... thì các xứ đó đã có cái truyền thống theo cái tập tục của người dân bản xứ. Như vậy Phật Giáo qua Việt Nam làm lễ theo cái truyền thống của ông bà, qua đến Nhật thì làm theo đạo sin tô, và qua đến Trung Hoa cũng hội nhập vào truyền thống văn hoá Trung Hoa ... Như vậy, có thể nói rằng, Phật Giáo thời nầy mỗi khi truyền đến quốc gia nào thì hội nhập vào phong tục tập quán của quốc gia đó để phát triển nên không có sự hướng dẫn trong kinh điển và các Thầy tu không bao giờ nghĩ đến sự hướng dẫn hôn nhân, thành hôn mới cho các thế hệ trẻ, cho nên chúng ta muốn tìm hiểu quan điểm hôn nhân giữa vợ với chồng khác tôn giáo trong Phật Giáo hầu như chúng ta khó có thể tìm ra những gì mà Ðức Phật dạy chúng ta. Do vậy đây là vấn đề hiện đại và chúng ta là người đương cuộc, những gì mà chúng ta đã và đang gặp ở đây, chúng ta gặp phải tìm cách giải quyết, bởi vì chúng ta đang đối đầu với những hoàn cảnh khó khăn.
Bên cạnh những người thua cuộc, bỏ đạo theo tôn giáo khác, chúng ta còn thấy có những người bạn trẻ anh hùng dám theo lý tưởng để giải quyết từng vấn đề. Chúng ta thấy quan điểm của Phật Giáo là như vậy, như khi nhìn trở lại những người nào đã từng quy y và nhất là các người bạn trẻ trong GÐPT thường đọc tụng câu:
            - Ðồng thề nguyện một dạ theo Phật
            Nguyện sửa mình ngày đêm tinh khiết ...
            Chúng ta thấy trong đạo Phật khi quy y rồi, chúng ta thấy mặc dù Ðạo Phật không nói rõ trong kinh điển nhưng mà có tính cách rãi rác nhừng tư tưởng trong cùng khắp kinh điển nơi nầy một chút nơi kia một chút, chúng ta thấy quan điểm của Phật Giáo được nhấn mạnh qua ba điểm:
            01- Khi quy Phật rồi chúng ta không quy y thiền thần quỷ vật.
Ðối với những người nào lấy vợ hoặc là chồng khác đạo. Thí dụ như Ca Tô Giáo, thì theo quan điểm của Phật Giáo, đạo Ca Tô Giáo mà Chúa Jesu hoặc là Thượng Ðế, những vị đó chỉ là những vị Trời. Trong khi đó đối với người theo Phật, thì người đệ tử Phật và quy y Phật rồi trước hết chúng ta không quy y thêm một đấng nào cả, tại vì Ðức Phật là người đà đưa chúng ta vào một nhân cách đẹp. Trong các vị sáng lập tôn giáo, chỉ có Ðức Phật là người duy nhất từ bỏ ngôi vị cao quý nhất trên thế gian, đó là ngôi Vua và cuối cùng đi tu. Còn giáo chủ của các tôn giáo khác không người nào phát xuất từ một địa vị đẹp, cao quý sang trọng như Ðức Phật. Chúng ta phải tự hào mình có một nơi nương tựa vững chãi, thế thì tại sao khi đã quy y Phật rồi chúng ta lại phải từ bỏ một con người giác ngộ, một con người hoàn toàn thánh thiện, một con người giải thoát. Chúng ta từ bỏ Đức Phật như vậy là con người hai dạ chứ không phải một dạ. Để cho niệm niệm luôn luôn vững chãi, chúng tôi xin đề nghị các Phật Tử, nhất là các đoàn sinh GĐPT Việt Nam tại Hải Ngoại trước khi đi ngủ hay sau khi thức dậy nên luôn luôn đọc:
            - Con nguyện quy y Phật
            - Con nguyện quy y Pháp
            - Con nguyện quy y Tăng
            Trức khi đi ngủ cũng đọc như vậy, và sau khi ngủ dậy cũng đọc như vậỵ... bởi vì chưa chắc chúng ta mặt áo lam mà chúng ta có được cái mĩm cười. Nhưng khi chúng ta có được cái mĩm cười có nghĩa là chúng ta đã có sự quy Phật, có sự Quy y Pháp, có sự Quy Y Tăng. Khỏi cần đọc thần chú Ðại Bi Thủ Lăng Nghiêm gì hết. Nghĩa là trước khi đi ngủ hay thức dậy đều đọc ba lần:
            - Con nguyện quy y Phật
            - Con nguyện quy y Pháp
            - Con nguyện quy y Tăng
            Như vậy chúng ta nhắc nhở là chúng ta không có quy y thiên thần. Rất khó nhưng mà cũng rất dễ, nếu chúng ta luôn luôn thực tập như vậy.
            02- Khi quy y Phật rồi thì không quy quy y theo ngoại đạo tà giáo.
            Ðiều nầy cũng rất là rõ ràng, vì chúng ta là Phật Tử chúng ta không có thiếu học. Cho nên con quy y Pháp con nguyện không quy y ngọai đạo tà giáo. Ðối với Ðạo Phật vấn đề đó hết sức là rõ ràng.
            03- Khi quy y Tăng thì không quy y theo tổn hữu ác đảng.
            Khi quy y Tăng rồi thì chúng ta có được tăng thân, là những nhóm người có khả năng làm đẹp cho cuộc đời.
Như vậy chúng ta thấy ngay từ ở trong Ðạo Phật. Ðạo Phật tuy chủ trương cá nhân giải thoát là quan trọng, và Ðạo Phật cũng không bao giờ đưa ra những giáo điều bắc buộc làm cái nầy, làm cái kia. Ðức Phật là một bậc đạo sư hướng dẫn chúng ta mà thôi. Nhưng chúng ta khi đã quy y rồi thì chúng ta phải có một lời phát nguyện. Nguyện như vậy chúng ta không ít thì nhiều chúng ta cũng thực tập, chúng ta có một cái gì đó để nương tựa. Như vậy vấn đề quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng là vấn đề căn bản nhất là người Phật Tử chúng ta nên ghi nhớ.
            Riêng đối với nhừng người bạn trẻ đoàn viên trong GÐPT, điều luật thứ nhất của người Phật Tử là:
            - Phật Tử quy y Phật, Pháp, Tăng và giữ giới đã phát nguyện.
Ðây là lý tưởng, nhưng nếu đã là theo lý tưởng thì không ít thì nhiều cũng phải theo cho nó trọn vẹn. Nếu bao giờ chúng ta cũng nhắc nhở chúng ta là người Phật Tử như vậy, và đừng để cho đến khi mà tiếng gọi của trái tim mạnh quá nó quên đi những lời thệ nguyện của chúng ta. Nếu chúng ta cứ nguyện hằng ngày, hằng tháng, hằng năm như vậy thì chúng ta sẽ có những sự bảo trợ của chư Phật. Thay vì chúng ta niệm Nam Môn Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, thì chúng ta niệm Ðức Quan Âm. Ðối với Ðức Quan Ân Ngài còn dựng vợ gã chồng cho những người niệm Quan Âm, cho nên bên cạnh Tam Bảo chúng ta còn có vị Bồ tát, vị Bồ Tát không phải là người phải cạo đầu, tay phải đeo vàng ngọc, chúng ta có một vị Bồ tát gần gủi với chúng ta, cho nên chúng ta phải niệm Ðức Quan Âm. Như vậy chúng ta đồng thệ nguyện một dạ theo Phật, theo Pháp, theo Tăng giữ giới đã phát nguyện. Khi mà chúng ta thực hiện được như vậy là chúng ta có một nền tảng rất vững chãi.
Từ xưa đến giờ, có nhiều cô tuy là Phật Tử, nhưng cứ nghĩ mai mốt lớn lên mình phải làm đám cưới cho thật đẹp như là đám cưới của một bà hoàng. Tuy rằng ở trong Phật Giáo không coi vấn đề cưới hỏi là linh thiêng, nhưng gần đây chúng ta đã mượn một chút ít truyền thống của Tây Phương, cho nên vấn đề cưới hỏi đã được nhắc nhở tới và đã có trong nghi thức của Phật Giáo, với mục đích duy nhất là để đặc lại cái nhu cầu về vấn đề tâm lý của tuổi trẻ. Ðặc biệt ở xứ Mỹ, đám cưới được làm lễ ở Chùa, và thỉnh thoảng có nhạc, có hoa đó là sự đổi mới, đồng thời chúng ta cập nhật hóa vấn đề. Sở dĩ ngày xưa chưa có tổ chức đám cưới trong chùa, bởi vì ngày trước chúng ta chưa có nhu cầu của tuổi trẻ. Như vậy khi có đám cưới ở Chùa, chứng tỏ niềm tin của chúng ta đang lên, và sự hảnh diện chúng ta làm đám cưới đẹp. Cho nên Phật Giáo và vấn đề đám cưới, mỗi Chùa mỗi Thầy làm khác nhau không có chỗ nào làm giống chỗ nào. Như vậy vấn đề nầy là vấn đề mới của các Chùa trong công đồng Phật Giáo đang được phát triển. Do vật, nếu như mai mốt các huynh trưởng hoặc là các thành viên trẻ lấy chồng, hoặc cưới vợ chúng ta cũng nên đem về Chùa làm lễ đám cưới để có một sự kết hợp ở trong môi trường mới.
            Nói chung là hiện tại chúng ta chưa có một bản văn nào hướng dẫn tổng quát cho vấn đề tiền hôn nhân. Chúng tôi đã từng hướng dẫn rất nhiều cặp vợ chồng làm lễ, ngày làm lễ đám cưới mặt chiếc áo tràng làm lễ đám cưới thôi, như vậy Phật Tử con em của mình, mình phải được hướng dẫn kỷ để họ sống với nhau có hạnh phúc. Dạy những cặp vợ chồng mới có hạnh phúc thì nó sẽ có ảnh hưởng tốt với cộng đồng. Các cô các Thầy trẻ đang truyền bá chánh pháp ở Mỹ đều biết đây là một đề mới, do vậy phải tự mình hướng dẫn, tự mình tìm hiểu, đừng bao giờ thụ động trong vấn đề nầy.
            III- Quan Ðiểm Của Vấn Ðề Dân Tộc và Vấn Ðề Văn Hóa Tổ Tiên Ông Bà Chúng Ta.
            Từ trước người Phật Tử cứ làm lễ thành hôn ở nhà, trong buổi lễ chỉ lạy ông bà cha mẹ để tạ công ơn sanh thành dưỡng dục. Những người Phật Tử khi làm lễ ở nhà, nếu có thờ Phật thì cúng Phật, thắp hương cúng ông bà cha mẹ đó là Phật Tử. Và khi chúng ta thấy vấn đề hôn nhân khi được Phật Giáo tham dự thì mới có làm lễ ở Chùa và vấn đề nầy chỉ có ở những thành phố lớn thôi, chớ ở những thành phố nhỏ thì chưa có ..
            IV- Hôn Nhân Khác Ðạo
Như nói khi làm lễ ở nhà, nếu có thờ Phật thì cúng Phật, thắp hương cúng ông bà cha mẹ đó là nói đến những người thành hôn cùng là Đạo Phật. Nhưng nếu lấy chồng hoặc cưới vợ khác tôn giáo đôi lúc không cho thắp hương, không cho lễ lạy ông bà cha mẹ. Như vậy khi chúng ta là một người phật tử, nhất là đoàn sinh trong GĐPT làm lễ cưới với người khác ngoài tôn giáo, thì chúng ta là người phản lại cái truyền thống của ông bà tổ tiên, phản lại di sản văn hóa của chúng ta. Chúng ta là người Ðạo Phật trước hết là phải biết giáo lý, chúng ta có truyền thống văn hóa lâu đời rất là đẹp. Vì vậy khi mà chúng ta kết hôn với một người ngoài tôn giáo của mình là chúng ta đã bắt đầu có những khó khăn. Ðây là một thí dụ:
- Cuộc hôn nhân giừa người Phật Giáo và Ca Tô Giáo.
Phật Giáo như chúng ta đã biết không có giáo điều hoặc là không có cái quy luật hoặc là không có sự hướng dẫn một cách cặn kẻ về các mánh lới lường gạt bắt người trong vấn đề hôn nhân. Cho nên như vậy người Phật Tử hay người theo Ðạo Ông Bà khi gặp người Ca Tô Giáo thì hầu như có đến 70-80% chúng ta bị thua cuộc là chúng ta bỏ đạo. Trong Ca Tô Giáo họ có cái quy luật đàng hoàng. Trước khi sống chung với nhau, thì họ có những cái văn bản để cho những người như Ðạo Phật và các tôn giáo khác khi mà cưới hỏi người theo Ca Tô Giáo phải ký vào những văn bản nầy, trong đó có những điều phải tuân theo. Trong những bản giáo điều như vậy chúng ta có thể tóm tắc những điều bắc buộc những người không phải đạo Ca Tô Giáo phải theo đạo của họ, và trước hết:
- Là phải học giáo lý từ một đến ba tháng, khóa học nầy gọi là lớp giáo lý cho những người tân tòng. Sau khi học giáo lý, rồi phải rửa tội. Khi cưới bắt buộc phải làm lễ đám cưới ở nhà thờ, và khi sanh con dù trai hay gái bắt buộc cũng phải rửa tội, và không những rửa tội không thôi, mà cha mẹ của những đứa bé đó phải ký vào văn bản là cha mẹ có quyền bắt người con đó có hôn phối phải theo truyền thống của Ca Tô Giáo.
Ðiều nầy hết sức nặng đói với người Phật Tử. Cho nên người Phật Tử nếu như không được chuẩn bị để đối diện với vấn đề đó thì chúng ta sẽ luôn luôn là người thua cuộc. Cho nên chúng ta phải có những buổi thảo luận cho các người trẻ tuổi được tham dự, để họ có một quan điểm về Phật Giáo. Các anh chị lớn tuổi cũng nên theo dõi cho có một khái niệm, để sau nầy hướng dẫn con, cháu của mình trong trường hợp không có các Thầy. Vì thế nếu những buổi thảo luận nào có đề cập đến các khía cạnh về vấn đề khác tôn giáo, thì các anh chị trưởng nên biết để hướng dẫn đàn em của mình đến tham sự để cho họ có kinh nghiệm khi va chạm với thực tế. Nếu những người trẻ không được thảo luận sâu rộng như thế, và nhất là những người trẻ học không học các ngành như nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học ... thì họ sẽ không có điều kiện để nghiên cứu trong trong cộng đồng chúng ta có bao nhiêu nguời có trường hợp xảy ra như vậy, có hạnh phúc hay không hạnh phúc. Chúng ta ở trong cộng đồng Việt Nam chúng ta chỉ than vãn mà chưa bao giờ có những nghiên cứu sâu sắc, đây là trách nhiệm của anh chị trưởng trong GÐPT.
Chúng tôi nghĩ bất cứ công đồng Phật Giáo nào trên nước mỹ cũng gặp trường hợp đó, một trường hợp rất là mệt mỏi, một trường hợp tốn không biết bao nhiêu sự lo lắng của chư Tăng. Như vậy những khó khăn chúng ta thường gặp phải, bởi vì chúng ta là những người không thực tập, do vậy chúng ta không có được sự hậu thuẩn. Vì không có sự hậu thuẩn, và vì chúng ta chưa có làm một nghiên cứu cho nên chúng ta chưa biết bao nhiêu, nhưng mà tôi nghĩ ít nhất có đến 60% bỏ đạo. Ðây là một vấn đề cực kỳ khẩn thiết mà chúng ta cần phải có những nghiên cứu, suy tư và những phương pháp để chúng ta tìm cách giải quyết những khó khăn. Khó khăn bởi vì một cá nhân khi mà đã yêu rồi thì mấy núi cũng trèo, mấy trăm mile cũng lái xe tới, cũng đáp máy bay đi tới. Vì tiếng nói của tình yêu cho nên bất cần cha mẹ, bất cần tôn giáo, chỉ cần thỏa mãn vấn đề là tiếng nói của con tim, tiếng nói của con tim mạnh lắm. Trường hợp xảy ra như vậy đối với những người:
- Thứ nhất là sống xa gia đình, xa cộng đồng, xa tổ chức cho nên chúng ta có cá nhân chủ nghĩa, độc lập, tự lập. Do vậy tự do, tự do ở với nhau cho có con cái rồi mang về giới thiệu với ba mẹ: Đây là chồng con, hoặc đây là vợ rồi thì những bậc làm cha mẹ phải chấp nhận thôi.
Đây là tình trạng thường xảy ra của những người bạn trẻ sống xa cộng đồng, sống xa tổ chức, sống xa cha mẹ, cho nên việc đầu tiên vấn đề cá nhân chủ nghĩa quá nặng cho nên không suy nghĩ sâu sắc. Có người còn nói:
- Con tìm được em đó muốn mòn con mắt, được một người như vậy mà cha mẹ còn nói không OK thì chết con rồi.
Như vậy là những người phật tử chúng ta không có nhật xét ngay từ đầu, trong khi đó người Ca Tô Giáo bao giờ họ cũng có cái phương pháp để họ câu chúng ta, để họ dụ chúng ta và cuối cùng chúng ta thua cuộc phải theo họ. Sự thua cuộc nầy không phải chỉ cá nhân chúng ta thôi mà cả tổ chức thua cuộc, cả cộng đồng thua cuộc. Nói xa hơn cả ông bà tổ tiên chúng ta bị thua cuộc, cho nên nầy các anh chị em trẻ tuổi đừng bao giờ bị thua cuộc. Chúng ta phải thấy cái khó khăn trước hết của cá nhân. Có nhiều người là vì lỡ yêu đang yêu, bị gia đình không chấp nhận, và khi gia đình không chấp nhận thì từ luôn cả cha mẹ. Tuy nhiên theo tình cảm của người Việt Nam mình ít có người nào từ con cái hay cha mẹ lâu. Thời gian từ lâu lắm là một, hai, hay ba năm là nhiều. Cuối cùng thấy đứa cháu dễ thương quá cũng phải chấp nhận. Từ những sự kiện nầy, nếu chúng ta là người có học, phải biết suy nghĩ, nghĩa là đừng nên đặt cha mẹ, anh chị em vào những sự việc đã rồi. Chúng ta sống theo chủ nghĩa cá nhân như vậy rồi cuối cùng chúng ta đặc cha mẹ và cộng đồng trước những khó khăn.
Chúng tôi gặp nhiều trường hợp như vậy, tôi nói trường hợp nầy là chúng ta phải khen những người phụ nữ một tý, xin lỗi các ông. Cái vai trò quan trọng trong việc thay đổi tôn giáo có thể nói người phụ nữ rất quan trọng trong việc quyết định. Bởi vì tiếng nói của người phụ nữ họ nói hay hơn, họ nói giỏi hơn, họ nói sao là các ông làm theo vậy, mà các ông không là nhẹ dạ, nhưng tiếng nói con tim mạnh hơn. Coi chừng các ông mày râu như vậy cũng dễ bị thua cuộc. Tôi xin cảm ơn những người con gái, phụ nữ, phật tử Việt Nam. Bởi vì theo sự thống kê mới về những người giữ được truyền thống tôn giáo, và có khả năng thuyết phục người đàn ông theo đạo của mình thì có độ khoảng 70-80% là người phụ nữ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi ở Chùa, tôi nghĩ rằng các nữ đoàn sinh Gia Đình Phật Tử làm được chuyện đó. Do vậy mà tôi có niềm tin lớn vào những người trẻ tuổi nữ đoàn sinh Gia Ðình Phật Tử Việt Nam tại Hải Ngoại.
Sự kết hôn khác tôn giáo là một vấn đề khá phức tạp, và vì không thể nào dừng lại được cho nên mới có cách giải quyết là đạo ai nấy giữ. Đây là một sự giải quyết tương đối tốt đẹp. Nhưng những cái khó khăn khác lại xuất hiện, đó là trong cuộc sống gia đình đôi lúc bên nầy là bàn thờ Phật bên kia là bàn thờ Chúa khó khăn là như vậy. Có người tháng ăn chay hai lần, cuối cùng ăn chay không được. Khó khăn với cá nhân, khó khăn với gia đình, khó khăn với bạn bè khó khăn trong việc sống chung rất là nhiều.
Thí dụ như việc người đi Chùa, người đi nhà thờ, rồi thì người thờ Phật, người thờ Chúa. Sinh con cái ra vì giáo điều bắt buộc phải rửa tội, có những người để cho con cái tự do cũng được, nhưng có người vừa làm lễ Chùa vừa làm lễ ở nhà thờ ...
Trên đây là hai trong những vấn đề khó khăn, cho nên cái gọi là tiền hôn nhân, các người bạn trẻ nào đó phải nên thảo luận cho kỷ cho rõ ràng trước khi ký một cái bản án chung thân khổ sai. Bởi vì những khó khăn như vậy không phải chỉ có mỗi cá nhân hai người mà đến cả với con cái. Vì rồi đây con cái không biết giáo dục theo truyền thống nào. Cuối cùng đến lúc cha mẹ chết cũng là một vấn đề khó khăn nữa. Quả thật như vậy, có người theo Đạo Phật được trọn đời, những thua cuộc rất nhiều chuyện. Chúng tôi nói như vậy bởi vì chúng tôi không phải là những Thầy tu chuyên giảng đạo mà còn là những Thầy tu đi đám rất nhiều, cho nên chúng tôi gặp rất nhiều trường hợp đặc biệt.  Có những người vợ tu hành, ăn chay trì giới cả đời đến khi chết, ông chồng mời cha đạo đến rửa tội. Cũng có những người chồng tu hành tinh tấn đến khi sắp chết không biết mấy bà nghĩ sao lại mời mấy ông cha rửa tội trước khi chồng mình nhắm mắt. Tôi cũng đã gặp một nam phật tử phấn đấu suốt cuộc đời, cuối cùng chết tưởng như vậy xong rồi, nhưng cũng chính trong lúc đó sự chia rẻ xảy ra cho gia đình nầy rất trầm trọng. Lý do con cái ai cũng thương cha mình, vì một phần gia đình có tiền, cho nên con cái ai theo Đạo Phật thì mời Thầy tụng kinh siêu độ, ai theo Ca Tô Giáo thì mời Cha làm lễ rửa tội. Một gia đình trước đây đầm ấm bao nhiêu thì bây giờ vì niềm tin mà chia rẻ trầm trọng ấy nhiêu.
Trở lại vấn đề đầu tiên, trong trường hợp tuy là những người bạn trẻ tìm đối tượng để thương đã là khó, nhưng bây giờ đã gặp rồi và đã yêu rồi, nhưng lại gặp vấn đề khác tôn giáo, rồi phải chia tay với người mình lỡ yêu lại càng khó hơn. Vì thế để tránh khó khăn sau nầy, chúng tôi khuyến khích các bạn trẻ nên bàn thảo kỷ lưỡng. Sự bàn thảo nầy gọi là tiền hôn nhân, và khi bàn thảo như vậy phải có giấy trắng mực đen. Ở Mỹ ngoài cái tiếng nói của tình yêu, của con tim, còn phải có giấy tờ hợp pháp, liên quan đến luật pháp, đủ thứ cả. Chúng ta thấy cái sự khó khăn ở đây, đây là một sự chiến đấu của cái sự lâu dài mà chúng ta phải gặp. Có những cái khó khăn trước cưới hỏi, sau khi cưới hỏi, và trong lúc sống chung như vậy, cho nên đã làm cho các nhà nhân chủng học, Tâm lý học, xã hội học tốn không biết bao nhiêu thì giờ để nghiên cứu việc nầy, vì những người ấy họ muốn thấy được cái hướng đi của con người.
Ðạo Phật cũng quan tâm đến cái hạnh phúc của con người. Mục đích chính của Ðạo Phật ra là đem lại hạnh phúc để thoa dịu những đau thương cho con người, do vậy chúng ta thấy ngay từ thuở ban đầu cho đến bây giờ Ðức Phật và quý Thầy chưa bao giờ có một quy luật rõ ràng về vấn đề hôn nhân, bởi vì Ðạo Phật tôn trọng sự tự do tuyệt đối của con người. Như vậy Ðạo Phật cho chúng ta một vinh dự là làm cho giá trị cá nhân của chúng ta tăng thêm, nhưng giá trị có tăng thật sự hay không là chỉ cho những người nào có tư tưởng, biết tư tưởng, biết suy nghĩ được, còn những người thiếu sự suy nghĩ và thiếu sự hướng dẫn thì không có. Phật Giáo mặc dầu tôn trọng tự do, tuy nhiên đây là một vấn đề mới trong xã hội con người, và mặc dầu đó không phải là cái luật, không phải là điều khoảng bắt buộc, nhưng ít ra chúng ta cũng phải ghi nhận vấn đề tiền hôn nhân là quan trọng cần phải thảo luận kỷ, từ đó chúng ta mới có một căn bản để hướng dẫn chúng ta những điều mà chúng ta có thể làm được. Do vậy, nếu có thể được, các Thy các Cô và các anh ch em bn tr nên ngi li tho lun vi nhau để vch ra cho chúng ta mt s hướng dn. Có như thế nếu mai mt kia trường hp đó có xy ra tương t như vy, thì ít nht chúng ta cũng có mt cái khái nim để chúng ta có th c vn cho nhng người trong cuc. Đi xa hơn na, t đó chúng ta s có mt công đồng, mt t chc hướng dn nhng người bn tr như vy trong tương lai. Bi vì khi mà chúng ta là người trong cuc thì chúng ta s không thy gì hết, vì ch thy mt anh chàng đó hay là mt cô nàng kia đẹp mà thôi. Như vy trường hp đó ít nht chúng ta cn được hướng dn.
Các nhà xã hi hc và nhân chng hc, và tôn giáo hc M h nghiên cu vn đề ny đã lâu ri, trong khi đó cng Pht Giáo chúng ta mi có mt Hoa K t năm 1975 đến nay thôi. Do vy s nghiên cu ny hu hết h nghiên cu v các người Tin Lành, Ca Tô Giáo, và nht là các nghiên cu v Do Thái Giáo, vì h đã gp rt nhiu tr ngi. Chúng ta phi biết rng Do Thái là mt công đồng ln mnh giàu có ngoài th trường mà h gi được văn hóa ca h bi vì h có cái lp trường tôn giáo ca h. Do vy chúng ta có th dùng nhng nghiên cu ca h để có th áp dng vào hin tình ca Pht Giáo chúng ta.
Qua nhng cái nghiên cu đó, chúng ta thy h thng kê và làm cho chúng ta hiu đến tình trng ca Pht Giáo chúng ta như thế ny:
- Nếu như công đồng đó có khong trên 50% là Pht Giáo thì ít nht có 18% cưới hi khác tôn giáo.
- Nếu công đồng đó có 40 đến 49% Pht Giáo và Ca Tô Giáo thì có vào khong 19% tr lên là nhng người khác tôn giáo cưới hi nhau.
- Nếu như t 30- đến 39% thì có khong 24% nhng người khác tôn giáo cưới hi nhau.
- Nếu cng đồng đó t 19 đến 29% thì thì có 33% nhng người khác tôn giáo cưới hi nhau.
- Nếu như công đồng đó 10 đếm 19% thì 40% nhng người khác tôn giáo cưới hi nhau.
- Nếu như dưới 10% thì có đến 50% nhng người khác tôn giáo cưới hi nhau.
Như vy vn đề ny đã xy ra và đang xy ra, chúng ta phi chp nhn s tht. Nhưng bên cnh đó các nhà nghiên cu hc, h cũng cho chúng ta thy kết qu ca nhng mi tình khác tôn giáo như thế ny:
- Nếu như mà người cùng tôn giáo ly nhau thì vn đề hnh phúc bn vng hơn.
- Nếu như cùng tôn giáo mà ly nhau thì con cái được sng mt cách an lành thoi mái hơn, hnh phúc hơn, gia đình đầm ấm hơn không bị sự xung đột ở trong cái truyền thống gia đình, và sự giáo dục của con cái được vững chãi hơn.
Ngược lại:
- Nếu như vợ chồng khác tôn giáo, tỷ lệ ly hôn cao theo nghiên cứu trên 6- 7%
Khó khăn thứ nhất là:
- Sống từ 4-5 năm
- Khi cuộc sống chưa có con thì tương đối dễ, nhưng khi đã có đứa con đầu tiên ra đời thì là có sự biến chuyển lớn giữa hai vợ chồng khác tôn giáo, rồi thì dẫn đến:
- Một là sẽ có một người thua cuộc.
- Hai là khó khăn trong vấn đề giáo dục con cái.
Các nhà xã hội học nghiên cứu nói như vậy. Chúng ta biết như vậy, cho nên nếu trong tương lai gặp phải trường hợp như vậy, phải suy nghĩ cho kỷ. Trường hợp khi mà gặp những khó khăn như vậy, chắc chắn hạnh phúc gia đình sẽ không bảo đảm. Các nhà nghiên cứu họ cũng nói đó là lý do gây sự trở ngại lớn cho gia đình, và cuối cùng người nào bền chí ở lý tưởng người đó sẽ thắng cuộc.
Vấn đề hôn nhân khác tôn giáo là một vấn đề hết sức khó khăn. Nếu chúng ta là người thua cuộc đôi lúc chúng ta thấy hối hận rằng chúng ta là những người trẻ phản bội. Do suy nghĩ như vậy cho nên có những người sống trong tiềm thức, mà với cách sống như vậy, những người đó cũng không được an vui.
Chúng ta thấy ở Mỹ cộng đồng của người Việt và người Tàu thì các Thầy không bao giờ lấy vợ, nhưng công đồng người Nhật thì chúng ta thấy có một số các Thầy có lập gia đình. Ðây là các lời khuyên của ít nhất là 5 người:
a- Ông Jackcon Field ông nầy trước đây có đi tu 17 năm theo hệ phái Theravada, ông nầy là một trong những người viết sách về Thiền, và đồng thời cũng là người nổi tiếng về dạy Thiền của Mỹ.
b- Robert Icon là một thiền sư nổi tiếng ở Hạ Uy Di người Mỹ tu theo phương pháp của Nhật Bản.
c- Bà Cructh Kakura người Mỹ theo tu Thiền Tông
d- Klumba Kim bu che
Những người nầy đều có vợ cả và trong nầy một số người Mỹ và Tây Tạng họ nói:
- Các vị thiền sư thường khuyên các bậc làm cha mẹ, là đệ tử của họ nên theo một truyền thống, bởi vì nếu cùng một tôn giáo thì sự kết hợp của nó tốt hơn, hạnh phúc gia đình tăng trưởng hơn, đời sống của con cái trong tương lai sẽ thành công hơn.
Nói tóm lại, các nhà nghiên cứu tôn giáo, các nhà xã hội học, nhân chủng học vì hạnh phúc cá nhân và gia đình cho nên họ đều đồng một quan điểm:
- Nếu lấy người cũng một tôn giáo thì sẽ hạnh phúc, kết quả hơn.
Qua những nhận định như vậy, bây giờ cuối cùng là hướng giải quyết của chúng ta. Vấn đề kết hợp hôn nhân, theo tỷ lệ của các nhà nghiên cứu thì lời khuyên đầu tiên là:
- Điều tốt đẹp hơn hết là cùng một tôn giáo.
- Trừ trường hợp không thực hiện được lý tưởng đầu tiên thì chọn cái vị trí của mình, nghĩa là đạo ai nấy giữ, nhưng vấn đề đó phải được thảo luận rõ ràng trước khi làm lễ đám cưới.
Muốn được như vậy là chúng ta phải học hỏi, nhưng mà học hỏi chưa đủ chúng ta phải thực tập, như vậy cái chất liệu Phật Giáo mới thấm được vào con người, như vậy chúng ta sẽ có được quan điểm và lập trường của mình đang theo. Nếu chúng ta không chuẩn bị như vậy thì chúng ta là người không có lập trường, rồi chuyện gì nó đến thì nó cứ đến. Cho nên lời mong mỏi của chúng tôi là làm sao chúng ta nhận chân được cái hay cái đẹp trong Ðạo Phật, và thực tập cái hay cái đẹp đó. Vấn đề khác nữa, là chúng ta nên đem cái hay cái đẹp đó để thảo luận và chia xẻ với những người bạn của mình. Nếu chúng ta thấy cái kết quả không tốt đẹp mà chúng ta vẫn còn lăn chân vào, thì nên coi chừng hậu quả của sự đau khổ là tự mình lãnh đủ. Nếu tự mình không cưỡng lại được, chúng ta phải nhờ đến các bậc Thầy, các bậc làm cha mẹ giúp đỡ chúng ta. Nghĩa là chúng ta cũng cần có những thiện tri thức, cần có một sự liên kết mà trong đó có một cá nhân hoặc tổ chức có thể giúp đở chúng ta.
Vấn đề hôn nhân khác tôn giáo là một vấn đề vô cùng phức tạp và cấp thiết, và cũng là vô cùng lo lắng. Do vậy tuổi trẻ chúng ta cần phải sáng suốt và cần phải có một hướng đi cho vững chãi, vì thế mà cái được gọi là tiền hôn nhân phải được thảo luận rõ ràng trước khi ký giấy sống chung với nhau.
--o0o--