|
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
-
(SẮC TỨ QUỐC ÂN TỰ)
-
-
Bối
điệp phiêu vân, lục thời thiền tụng kỳ phong nẫm;
-
Ca
sa thấp vũ, nhất vị thanh cơ kiến đạo xương
-
(Mây phất phơ trên kinh lá bối, sáu thời thiền tụng, cầu hoa
lợi phong đăng.
-
Mưa thấm khắp nếp áo cà-sa, nhất vị thanh tu, gây cơ duyên phát
đạt)
-
Bát bảo xán kim lương, biểu nhật lâm quan, tiện hữu nhân hữu cảnh;
-
Ngũ vân sinh ngọc đống, xuân quan triển tọa, hỷ bất túc bất ly.
-
(Đồ bát bảo rực rỡ rường vàng, vừng nhật chiếu đến thiền quang,
-
mến được có người có cảnh.
-
Mây ngũ sắc chói ngời cột ngọc, ánh xuân dồn về bảo tọa,
-
vui thay không mất, không xa)
-
Đó
là nội dung ca ngợi ngôi chùa Quốc Ân và vị Thiền sư khai sáng
được khắc trên hai cặp liễn đối treo ở ngôi chánh điện do Chúa
Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu ban.
-
Chùa
Quốc Ân tọa lạc ở lưng chừng một quả đồi thấp thuộc phường Trường
An, thành phố Huế. Du khách qua cầu Phú Cam ở đường Nguyễn Trường
Tộ, đi khoảng 2km thì đến chùa.
-
Chùa
Quốc Ân do Thiền sư Nguyên Thiều khai sáng khoảng năm 1682 - 1685,
đời vua Lê Huy Tông, lúc đầu mang tên chùa Vĩnh Ân.
-
Thiền sư Nguyên Thiều hay Thọ Tôn, húy là Siêu Bạch, hiệu là Hoán
Bích (1648 - 1728), thọ giới với Hòa Thượng Khoáng Viên ở Quảng
Đông. Năm 1677 Ngài theo thuyền buôn sang Việt Nam, lập chùa Thập
Tháp Di-đà ở Bình Định. Sau khi khai sơn chùa này, Thiền sư Nguyên
Thiều đi khắp nơi truyền đạo, ra Huế dựng chùa Hà Trung ở Vinh Hà
(Phú Vang) rồi lên khu vực núi Ngự Bình dựng chùa Vĩnh Ân. Đến năm
1689, Chúa Nguyễn Phúc Trân đã đổi tên chùa Vĩnh Ân là Quốc Ân,
ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Quốc Ân Tự" và chuẩn phê miễn thuế
ruộng đất cho chùa.
-
Chùa
Quốc Ân là ngôi Tổ đình nổi tiếng của miền Trung. Thiền sư Nguyên
Thiều là vị Tổ đời 33 Thiền phái Lâm Tế. Ngài đem vào Việt Nam hai
dòng kệ:
-
Tổ
đạo giới định tông
-
Phương quảng chứng viên thông
-
Hạnh
siêu minh thiệt tế
-
Liễu
đạt ngộ chơn không
-
Như
nhật quang thường chiếu
-
Phổ
châu lợi ích đồng
-
Tín
hương sanh phước huệ
-
Tương kế chấn từ phong
-
Và:
-
Đạo
bổn nguyên thành Phật Tổ Tiên
-
Minh
như hồng nhật lệ trung thiên
-
Linh
nguyên quảng nhuận từ phong phổ
-
Kế
thế chân đăng vạn cổ huyền
-
Theo qui định, cứ mỗi đời lấy một chữ đặt pháp danh cho đệ tử.
Ngày nay đa số Phật tử ở miền Trung và miền Nam đều bắt nguồn từ
hai dòng kệ này.
-
Thiền sư Nguyên Thiều viên tịch trong khi trụ trì tại chùa Hà
Trung. Ngài để lại cho đệ tử bài kệ sau đây:
-
Tịch
tịch cảnh vô ảnh,
-
Minh
minh châu bất dung.
-
Đường đường vật phi vật,
-
Liê
liêu không vật không.
-
Nghĩa là:
-
Lặng
lẽ gương không chiếu bóng
-
Sáng
trưng ngọc chẳng thâu hình
-
Rõ
ràng Vật không phải Vật
-
Mênh
mông Không chẳng là Không.
-
(Trích Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập 2, tr.189)
-
Sau
khi Thiền sư Nguyên Thiều mất, Chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu đã
truy tặng Ngài thụy hiệu Hạnh Đoan Thiền sư.
-
Vào
thời Nguyễn, chùa Quốc Ân được trùng tu nhiều lần. Năm 1805, bà
Long Thành (chị ruột vua Gia Long) đã cúng dường tiền bạc để trùng
tu chùa. Nhưng lúc bấy giờ đây cũng chỉ là một ngôi chùa tranh tre
đơn giản. Năm 1822, Hòa thượng Hoằng (Tăng cang chùa Linh Mụ) được
vua Minh Mạng giao nhiệm vụ trùng tu chùa Quốc Ân. Năm1825, Hòa
thượng viên tịch, tháp mộ được xây dựng trong vườn chùa. Năm 1837
và năm 1842, chùa lại được tiếp tục trùng tu. Từ năm 1846 đến năm
1863, vị Hòa thượng kế nghiệp cho xây cổng tam quan, hai miếu thờ
Ngũ hành và Thiên Y A Na.
-
Chùa
kiến trúc theo dạng chữ "Khẩu". Phía trước là tiền đường và chánh
điện, phía sau là nhà Tổ, hai bên là phương trượng và tăng xá.
-
Chùa
Quốc Ân còn bảo lưu mô hình thờ tự truyền thống. Án giữa thờ tượng
Tam Thân, tiếp theo là tượng Bổn sư, Thích-ca đản sinh, Quan Âm
Chuẩn Đề. Án tả thờ Quan Công, Châu Xương và Quan Bình. Án hữu thờ
Bồ-đề Đạt-ma. Hai bên tả hữu thờ Thiện Hữu, Ác Hữu và Thập điện
Minh Vương.
-
Trong chùa có nhiều hoành phi và câu đối với nét bút điêu luyện,
chạm trổ tinh xảo.
-
Ở
sân trước chùa có dựng tấm bia khắc bài minh của Chúa Hiển Tông
Nguyễn Phúc Chu vào năm 1729, ca ngợi đạo đức của Thiền sư Nguyên
Thiều:
-
Ưu
ưu bát nhã
-
Đường đường phạm thất
-
Thủy
nguyệt ưu du
-
Giới
trì chiến lật
-
Trạm
tịch cô kiên
-
Trác
lập khả tất
-
Thị
thân bản không
-
Hoằng giáo lợi vật
-
Biến
phú từ vân
-
Phổ
chiếu huệ nhật
-
Chiêm chi, nghiêm chi
-
Tháo
sơn ngật ngật.
-
Tạm
dịch:
-
Bát
nhã cao vời
-
Cửa
Thiền tỏ rõ
-
Ung
dung trăng nước
-
Ngiêm trì giới luật
-
Sáng
lặng riêng vững
-
Đứng
thẳng đã chắc
-
Quán
thân vốn không
-
Hoằng pháp lợi vật
-
Mây
lành che khắp
-
Trí
tuệ sáng soi
-
Nhìn
ngài kính Ngài
-
Núi
Thái cao ngất
-
(Theo Trần Đại Vinh, Nguyễn Hữu Thông, Lê Văn Sách. Danh lam xứ
Huế, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 1993, tr.163)
--o0o--
|
|