PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN

 

 B- CHÍNH THUYẾT
 
Tâm Bồ Đề này là vua trong các thiện pháp; phải có nhân duyên mới phát kh[ri được.Nay nói nhân duyên, đại lược có mười lọai. Những gì là mười lọai? Một là, niệm trọng ân đức Phật. Hai là, niệm ân bố mẹ; Ba là niệm ân sư trưởng, Bốn là niệm ân thí chủ; Năm là, niệm ân chúng sinh; Sáu là, niệm ân nỗi khổ sinh tử; Bảy là tôn trọng tính linh của mình; Tám là sám hối nghiệp chướng; chin là vãn sinh tịnh độ; Mười la, để niệm chsnh pháp có thể trụ lâu.
Lời dẫn của bài văn đã giảng hết, bây giờ nói nội dung chính của bài văn. Cái gì gọi là nội dung chính, tức là nói rõ nhân duyên phát tâm Bồ Đề, cùg tức là nói cho ta biết lấy nhân duyên gì để phát tâm Bồ Đề. Theo Phật pháp, bất luận làm gì cũng đều có nhân duyên của nó. Có nhân duyên rồi, sau đó mới có thể làm được việc gì ta muốn làm. Phát tâm Bồ Đề, tất nhiên cũng không thể thiếu nhân duyên. Nếu không có nhân duyên, không thể phát tâm Bồ Đề.
 Trước khi nói nhân duyên phát tâm, hãy ca ngợi sự thù thắng của tâm Bồ Đề. Hai câu đầu là ca ngợi tâm Bồ Đề, hai câu tiếp là nói tâm Bồ Đề phải có nhân duyên mới phát được.
“Thử Bồ Đề tâm, chư thiện trung vương” (tâm Bồ Đề này là vua của các thiện pháp). Vua có nghĩa là tự do, tự tại. Như vua đời xưa, có thể tự do, tự tại thống trị tất thảy trong nước, không có ai có quyền lực hơn vua, cho nên gọi là vua. Bồ Đề trong mọi thiện pháp, quả thật có nghĩa là tự do, tự tại, không một thiện pháp nào vượt được nó, cho nên gọi là vua. Sở dĩ gọi là vua là nói cái ý nghĩa đặc biệt thù thắng của nó. Trong mọi thiện pháp thế gian, phải coi tâm Bồ Đề là thù thắng nhất, cao siêu nhất. Chữ thiện, khỏi phải nói, là bao trùm rất nhiềuthiện pháp, nhưng trên đại thể, có thể phân chia thành thiện pháp thế gian và thiện pháp xuất thế gian.Thiện pháp tuy là rất nhiều, nhưng sau khi ta phát tâm Bồ Đề, mọi thiện pháp thảy đều chịu sự thống soái của tâm Bồ Đề này. Nói cách khác, tâm Bồ Đề có thể lãnh đạo mọi thiện pháp, còn mọi thiện pháp đều không thể lãnh đạo tâm Bồ Đề. Đây là ý nghĩa của câu nói: “Tâm Bồ Đề là vua của các thiện pháp”.
Trong kinh điển của Đại thừa thường nói đến tâm Bồ Đề là do sự kích thích của Tâm đại bi mà phát, do đó hai tên này có quan hệ gắn bó không thể chia cắt được. Quan Âm đại sĩ đã từng một lần bạch với Phật Đà rằng: một hành giả Bồ Tát, bất tất phải quảng tu mọi pháp môn, chỉ cần tu học pháp môn Đại bi, mọi pháp môn khác đều sẽ theo tâm Đại bi mà chuyển. Vì ta có thể có tâm Đại bi để nhìn chúng sinh một cách bình đẳng, do sự xui khiến của tâm Đại bi, mọi thiện pháp tự nhiên sẽ đến theo. Hãy nói về bố thí: nếu có tâm Đại bi, mặc dù tự tâm ta rất khó khăn, nhưng vì không chống được động lực cúa tâm Đại bi, ta sẽ hành biện pháp bố thí một cách tự nhiên. Lại nói về trì giới: nếu có tâm Đại bi, thấy chúng đau khổ, ta sẽ tự nhiên thủ giới không sát sinh, không trộm cướp. Nói về nhẫn nhục cũng vậy. Nếu ta có tâm Đại bi, thì dù có bịchúng sinh lăng nhục, hoặc chịu đủ lọai đả kích, nhưng vì trong lòng sẳn tâm Đại bi, ta sẽ nhẫn nhục chịu đựng được sự lăng nhục và đã kích đó. Có thể thấy, mọi thiện pháp đều theo tâm Đại Bi mà chuyển. Nếu không có tâm Đại bi, thì dù có tu thiện pháp, cũng sẽ chật hẹp, không rộng rãi, sẽ gián đọan mà không vĩnh hằng; từ đây có thể hiểu, tâm Bồ Đề trong mọi thiện pháp là người lãnh đạo có thể thống lĩnh chư thiện. Mọi thiện pháp hết thảy đều được sự thống lĩnh của tâm Bồ Đề mà hòan thành được, cho nên gọi là vua trong chư thiện.
Phải có nhân duyên mới phát khởi được là nói về sự phát khởi tâm Bồ Đề, không thể không có nhân duyên. Pháp không phát khởi cô lập, phải dựa vào hòan cảnh mới sinh thành được. Đó là câu nói chúng ta thường nghe được. Sự nảy sinh mọi sự mọi vật, tất phải có điều kiện của chúng, lại phân biệt điều kiện chủ yếu, và điều kiện thứ yếu dựa vào sự phối hợp của các nhân tố chủ yếu thứ yếu đó, nhiên hậu mới nẩy sinh được. Điều kiện chủ yếu thứ yếu đó, theo Phật pháp, tức là nhân duyên. Nhân là hạt giống Bồ Tát, nếu không có hạt giống Bồ tát, dù có gặp ngoại duyên, cũng không thể phát tâm Bồ đề. Vì nội tại có hạt giống Bồ Tát, cho nên một khi tiếp xúc với ngọai duyên, lập tức phát tâm Bồ Đề. Kinh Pháp Hoa nói: “Hạt giống Phật theo duyên mà khởi phát”. Càng thấy rõ, nhân duyên phát tâm Bồ Đề là không thể thiếu được.
Nói nhân duyên phát tâm bồ Đề thì rất nhiều, nếu nhất nhất nói ra, thì thực không sao nói hết được. Vì thế Đại sư Tỉnh Am mới khái quát sơ lựợc thành mười lọai: “Nay nói nhân duyên, đại lược có mười lọai”. Trong mười lọai nhân duyên đó, năm lọai đầu là nhân duyên ngọai tại, năm lọai sau là nhân duyên nội tại. Những lọai nào là mười? Đấy là câu hỏi. Dưới đó liệt kê ra mười lọai nhân duyên, mà mười lọai nhân duyên này tất nhiên là có thứ tự của chúng, không thể có sự hổ lọan điên đảo.
Đệ tử Phật tu học Phật pháp, bất luận là tại gia hay xuất gia, quan trọng nhất không gì hơn là luôn luôn tư niệm, đức nặng ơn sâu của Phật Đà đã mang lại  cho ta và phải nghĩ cách báo đền. Cho nên “một là niệm ơn nặng của Phật” mà phát tâm Bồ Đề được liệt vào thứ nhất.
Muốn báo đền ơn đức Phật, đương nhiên phẩi vận dụng sinh mệnh của ta, mà sinh mệnh này là do cha mẹ ta mang lại. Ân đức của cha mẹ, cũng không thẻ không báo đền, cho nên “hai là niệm ân đức cha mẹ” mà phát tâm Bồ Đề liệt vào thứ hai.
Sinh mệnh của ta do cha mẹ cho, nhưng có được tri thức, hiểu được ít nhiều Phật pháp là nhờ có sự dạy bảo dìu dắt của sư trưởng. Không có sự dạy bảo dẫn dắt đó, ta sẽ không biết gì. Cho nên “ba là niệm ân đức sư trưởng” mà phát tâm Bồ Đề được liệt làm thứ ba.
Với người xuất gia học Phật mà nói, cha mẹ sinh ra ta,sư trưởng dạy bảo ta, cố nhiên không sai. Nếu như không có sự cúng dường tài vật của thí chủ, thì ta không thể yên tâm học Đạo, trụ trì Phật pháp, độ hóa chúng sinh. Do đó, người xuất gia học Phật, ắt phải luôn luôntư niệm ơn thí chủ. Cho nên “bốn là niệm ơn thí chủ” mà phát tâm Bồ Đề được liệt vào thứ tư.
Giữa người với người có quan hệ dựa vào nhau mà sinh tồn, cho nên nhân lọai thế giới đan vào nhau thành một mạng lưới quan hệ hết sức mật thiết, chúng sinh hình như không có quan hệ gì với ta, nhưng từ vô thủy cho đến ngày nay, nhìn thời gian dài ấy, cũng là coa quan hệ thân thuộc, cho nên “năm là niệm ơn chúng sinh” mà phát tâm Bồ Đề liệt vào thứ năm.
Năm lọai ân đức đã nói trên là điều mà những người tu học Phật pháp phải ghi nhớ. Nhưng mục đĩch cuối cùng của việc tu học Phật pháp là giải thóat nỗi khổ lớn sinh tử. Nếu không vì cái mục đích cuối cùng ầyth hà tất phải học Phật, học Phật có ý nghĩa gì? Cho nên “sáu là niệm nỗi khổ sinh tử” mà phát tâm Bồ Đề liệt làm thứ sáu.
Hiểu rõ sinh tử là một nỗi khổ lớn, muốn giải quyết đại khổ đó, tất phải tôn trọng tính linh của mình, cũng tức là tự tôn trọng mình. Giả sử như một người khônt tôn trọng tính linh của mình, thì ở thế gian anh ta sẽ tạo ra đủ lọai tội lỗi, sống bất thiện, làm sao có thể giải thóat sinh tử được? Cho nên “bảy là tôn trọng tính linh của mình” phát tâm Bồ Đề liệt làm thứ bảy.
 Tôn trọng tính linh của mình là nhằm để lìa khỏi sinh tử, mà lìa khỏi nỗi khổ sinh tử thì phải tu hành đúng phép. Trong quá trình tu hành, muốn tiến lên thuận lợi vô ngại, phải sám hối tiêu trừ nghiệp chướng. Vì sự chướng là chướng ngại lớn trên đường tu hành, phải sám hối tiêu trừ đi – Cho nên “tám là sám hối nghiệp chướng” mà phát tâm Bồ Đề liệt làm thứ tám. Tu hành ở thế gian ác độc này, những nguyên nhân cản trở đạo là rất nhiều, nếu muốn được hòan cảnh thanh tịnh lý tưởng, giải thóat sinh tử một cách thuận lợi, lại học được rất nhiều phương tiện độ sinh, như vậy chỉ có cầu vãng sinh tịnh độ. Vì trong tịnh độ là dễ tu hành nhất. Cho nên “chín là cầu vãng sinh tịnh độ” mà phát tâm Bồ Đề liệt vào thứ chin.
Trước khi vãng sinh tịnh độ, nếu hiểu được Phật pháp, thì không những có lợi ích cho mình, mà còan có lợi ích cho nhân lọai, thậm chí cũng có lợi ích mọi chúng sinh trong tam giới ngũ thú. Như Lai có thể vĩnh hằng trụ tại thế gian. Cho nên “mười là niệm chính pháp trụ lại ở thế gian” mà phát tâm Bồ Đề liệt làm thứ mười.
Mười lọai nhân duyên trên, nhìn ra như đối lập với nhau, thực ra có quan hệ mật thiết với nhau, không cho phép chúng tat hay đổi thứ tự trước sau. Đại sư Tỉnh Am từ trong kinh điển, rút ra mười lọai nhân duyên phát tâm. Có thể thẫyo đức từ bi và trí tuệ sâu rộng của người.
--o0o--