PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
 
III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
3- Niệm ơn sư trưởng mà phát tâm Bồ đề
 
Vì sao nhớ ơn sư trưởng? cha mẹ tuy có thể sinh ra thân ta, nhưng nếu không có sư trưởng thé gian thì không biết lẽ nghĩa, nếu không có sư trưởng xuất thế, thì không hiểu Phật pháp. Không biết lễ nghĩa thì giống như dị loại, không hiểu Phật pháp thì chẳng khác người trần tục.
Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ ba: niệm ơn sư trưởng mà phát tâm Bồ đề. Ơn đức sư trưởng, theo Phật pháp, chỉ kém ơn cha mẹ. Đúng vậy, cái thể xác này, là do cha mẹ vất vả sinh thành nuôi nấng, mới có thể lớn lên thành người. Nhưng, “cha mẹ tuy sinh ra thân ta”, khi chúng ta đến tuổi đi học phải tiếp nhận sự giáo dục tri thức và kỹ năng. Mà giáo dục là nhờ sự chỉ dẫn và truyền thụcủa sư trưởng. Không có sự giáo dục của sư trưởng, sẽ không có tri thức và kỹ năng. Do đó nay nói thêm về ơn đức của sư trưởng.
Ngày nay, theo dĩen tiến của trào lưu, nhà nước thực hiện giáo dục cưỡng bức, trẻ con đến tuổi, đều phải đến trường học tập. Ở những nước tiên tiến, giáo dục nghĩa vụ thực hiện cả bậc trung học. Thời xưa, trình độ giáo dục cao hay thấp là tùy thuộc vào cha mẹ. Không ai làm cha mẹ mà không mong  muốn con mình có tri thức sâu rộng và kỹ năng tài giỏi, vì chỉ có như vậy thì mới tiền đồ tốt đẹp, mới có thể làm vẻ vang tông tổ. Do đó, người ta ở thế gian càng không thể thiếu được sự chỉ bảo dạy dỗ của thầy tốt. thế giới này hôm nay có thể nói là đang ở trong thời đại cạnh tranh tri thức. Hãy xem giải thưởng Nô Ben, nước nào cũng coi việc công dân nước mình được nhận giải thưởng này là vinh dự. Cũng không có nhà khoa học, nhà văn nào không cầu khẩn cố gắng đêm ngày không mệt mỏi để mong được nhận cái giải thưởng mà toàn thế giới chăm chú theo dõi này, coi đó là vinh hạnh của cả cuộc đời. Điều này cho thấy loài người ngày nay coi trọng tri thức đến mức độ thế nào.
Người truyền thụ kiến thức và hướng dẫn khả năng có thể gọi chung là sư trưởng, nhưng đây nghiêng nặng về giáo dục. Sư trưởng, theo cách nói của nước ta thời xưa, là người truyền đạo, thụ nghiệp. Theo Phật pháp, sư trưởng có hai lọai: sư trưởng thế gian và sư trưởng xuất thế. Sư trưởng thế gian là người dạy ta biết lễ nghĩa. “nếu không có sư trưởng thế gian” dạy bảo chúng ta, thì chúng ta là người không có học thức, thô bỉ và “không biết lễ nghĩa”. Sư trưởng xuất thế là người khai thị cho chúng ta hiểu Phật pháp. “Nếu không có sư trưởng xuất thế” khai thị chúng ta, thì chúng ta sẽ “không hiểu Phật pháp” là gì. Đây là nói tín đồ Phật giáo, đặc biệt là nói người xuất gia tu hành. Sư trưởng của người xuất gia cũng có nhiều loại, như thế phát (lúc cắt tóc), hòa thượng thuyết giới lúc thụ giới, hòa thượng yết ma, hòa thượng giáo thụ v.v… lại còn có y chỉ sư là người mà ta theo để học Phật pháp. Tuy là nhiều loại khác nhau, nhưng tất cả đều góp phần làm cho ta hiểu Phật Pháp.
Người sở dĩ khác với dị lọai là ở chỗ người có năng lực và trí lực, tiếp thụ được sự giáo hóa của văn minh.Trong sự hun đúc không ngừng của văn hóa, người ta sẽ biết lễ hiểu nghĩa. Người mà không biết lễ nghĩa “thì có thể nói không sợ quá đáng rằng” giống như dị loại, còn gì là sự tôn nghiêm của con người? Trong thiên Ai công vấn của sách Lễ ký, Khổng Tử đã luận về lễ như sau: Khổng Tử nói: trong những cái con người dựa vào đó mà sinh tồn thì lễ là lớn hơn cả. Không có lễ thì không có mức độ hợp lý trong việc thờ thần của trời đất; không có lễ thì không có gì để phân biệt địa vị cao thấp của vua tôi trên dưới, không có lẽ thì không có gì để phân biệt mớc độ thân sơ của nam nữ, cha con, anh em” Sự phân biệt tôn ti trên dưới ở thế gian hoàn toàn phải dựa vào lễ. Thiên Trọng Nê yến cư sách Lễ ký lại nói: “Khổng Tử nói: kính mà không trúng lễ thì gọi là dã, cung mà không trúng lễ thì gọi là cấp, dũng mà không trúng lễ thì gọi là nghịch.” Thiên Thái Bá dật sách Luận ngữ cũng nói: “Khổng Tử nói: cung mà vô lễ thì mệt, thân mà vô lễ thì sợ, dũng mà vô lễ thì loạn, trực mà vô lễ thì nóng nảy”. Với người, lễ quan trọng như thế nào, ở đây có thể thấy rõ. Lại nói chỗ khác nhau giữa người với cầm thú càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của lễ. Sách Lễ ký nói: “vì lẽ đó, thánh đã làm ra lễ để dạy người, khiến người ta nhờ biết lễ khác với cầm thú”. Mạnh Tử nói: “Cái dùng để phân biệt người với dị loại có mấy? Kẻ thứ dân bỏ đi, người quân tử giữ lấy. Thuấn soi ở vạn vật, xét ở nhân luân do nhân nghĩa mà làm, không phải làm nhân nghĩa”. Làm người phải biết lễ và nhân nghĩa, nếu không biết lễ và nhân nghĩa thì nhân luân đạo đức bại hoại, còn khác gì cầm thú. Diện mạo là người, lòng dạ là cầm thú, đâu còn đáng gọi là người? “Nhân luân đạo đức, không lễ thì không lấy gì làm tăng tiến các quan hệ thân nghĩa tự biệt tín. Triền dã xã hội, không có lễ thì không thể căn cứ vào cái gì để hình thành cái nghi văn cát hung quân tân gia. Cho nên định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị đều phải dựa vào lễ, kinh quốc gia, định xã tắc, tự dân nhân, lời dịch tự cũng dựa vào nghĩa. Lễ là kinh của trời, nghĩa là của đất, gốc là của mình, nền là của thần, bánh xe của chính trị” lễ quan trọng như vậy, làm người không biết lễ sao được? Làm sao có thể coi thường lễ.
Biết lễ cố nhiên là quan trọng, hiểu nghĩa cũng cực kỳ quan trọng. Chương thứ hai quả truyện Dịch thuết nói: “Cái đạo thành người chỉ có nhân với nghĩa” Nhân và nghĩa là cái căn bản làm người, làm cơ sở của nhân luân. Không có nhân nghĩa, thì không đáng là người. Thơ Tôn Minh Phục viết: “Nhân diệc thiên địa nhất vật  nhì, cơ thực khát ẩm vô thời hưu. Nhược phi đạo nghĩa sung kỳ phúc, hà vị tiểu thú an tu mi? (người cũng là một vật trong trời đất, đói thì ăn khát thì uống đâu có nghỉ). Nếu như trong lòng không có đạo nghĩa, thì khác gì cầm thú, đâu đáng mặt mày râu; có thể thấy, làm người không thể không có nhân nghĩa. Trong Thiên Hiếu vấn sach Luận ngữ, Từ Lộ Luận về làm người như sau: “Thấy lợi thì nghĩ đến nghĩa, thấy nguy hiểm thì dâng tính mệnh mãi mãi không quên lời nói lúc bình sinh, cũng có thể lấy cái đó để nên người vậy. Trái lại, nếu thấy lợi mà quên nghĩa thì không còn là người nữa. Vì thế, người quân tử, thà hy sinh thân mình để lấy nghĩa, không them quên nghĩa”. Dương Thị nói: “Quân tử có người bỏ mình để lấy nghĩa”, chính là biểu hiện của tinh thần đó. Ai cũng biết không ai thích chết, mà ai cũng muốn sống, nhưng vì chính nghĩa có thể hy sinh thân mình, quyết không làm việc phản chính nghĩa. Nghĩa là gì? “Nghĩa là việc nên làm” đây là cách giải thích xác đáng nghĩa của chữ nghĩa. Có người nói: “Mạnh Tử cho rằng tích góp nghĩa có thể thành cái dũng khí bạo nhiên; Hàn Dũ nói làm việc gì nên làm là nghĩa;Tống Nho cho rằng nghĩa là cái chế ngự cái tâm, là cái nên làm của việc. Phàm sự vật trong vũ trụ, nếu có cái tâm thân với người thân, nhân với dân, có cái ý yêu vật cho vật được sống, lại có thể tích nghĩa để phát ra dũng khí họa nhiên để ứng sự tiếp vật, sửa mình trị người không chỗ nào là không thỏa đáng thích hợp. Thì đi đâu làm gì cũng thảy có nhân có nghĩa, người được hòa thuận, việc được trật tự, tự nhiên chí nghĩa tận mà đạo người nên”. Nghĩa là có lúc đối với lợi, Khổng Tử đã từng phân biệt: quân tử hiểu ở nghĩa, tiểu nhân hiểu ở lợi. Sự phân biệt nghĩa và lợi cũng là cái ranh giới giữa quân tử và tiểu nhân. Lục Tượng Sơn nói: “Về việc này, người có học nên biện cái chí. Con người ta hiểu là do cái người ta quen, cái quen là do cái chí. Chí ở nghĩa thì cái quen cũng ở nghĩa. Quen ở nghĩa thì sẽ hiểu ở nghĩa. Chí ở lợi thì hiểu cũng ở lợi, quen ở lợi thì sẽ hiểu ở lợi”. Vì thế, làm người nên chí ở nghĩa mà không nên chí ở lợi. Đây ra điều rất quan trọng.
Tỳ Khưu sở dĩ khác với người tục là do Tỳ Khưu có thể dựa vào tinh thần cầu pháp, trong học tập, hiểu được Phật pháp. Là một người xuất gia, nếu “không hiểu Phật pháp” thì nói thật “khác gì người tục”? cũng tức là so với hạng người tầm thường ở thế gian có hơn gì? Phậtpháp là do những người giác ngộ sáng tạo, nó  không những bảo cho ta biết nên làm người như thế nào, mà cũng dạy ta hiểu nhân quả mà theo pháp tắc của luật nhân quả mà đi lên con đường giải thoát, hoặc là tiến lên đường Bồ đề là con đường đúng mà người xuất gia chúng ta phải theo.  Phải hiểu Phật pháp thì mới không đi sai đường. Cho nên, người xuất gia không biết những tri thức thường của thể gian thì còn lượng thứ được, chứ nếu không hiểu chínhn pháp Như Lai thì khó mà có thể lượng thứ. Vì lẽ đó, khi đức Phật còn tại thế, làm Tỳ Khưu trong tăng đoàn, người đã quy định ra mấy năm giáo dục cưỡng bức, buộc người xuất gia phải tiếp nhận sự giáo hóa của Phật để tránh tình trạng do không hiểu Phật pháp mà va đông vấp tây, thậm chí sa hầm sẩy hố.
Nay lũ chúng ta bởi biết lễ nghĩa, hơi hiểu Phật pháp, cà sa phủ thân, giới phẩm che mình, cái nặng ơn đó đều là nhờ sư trưởng mà có.
Đại sư Tỉnh Am nói: “Nay lũ chúng ta” có thể “biết ít lễ nghia”, lại có thể “hơi hiểu Phật pháp” còn được “mặc cà sa, giữ giới phẩm” đó là nhờ ơn nghĩa của sư trưởng. “Hơi biết lễ nghĩa” là nhờ sư trưởng thế gian, “hơi hiểu Phật pháp” là nhờ sư trưởng xuất thế.
Nói “biết sơ qua lễ nghĩa” là nói biết chưa kỹ càng, tinh xác. Như vậy là vì lễ nghĩa rất phiền toái, đặc biệt là lễ, không nghiên cứu kỹ, không thể biết kỹ chính xác được. Thế gian bất cứ làm gì cũng không khỏi dính líu đến lễ. Các loại nghi lễ triều cận (chầu hầu vua mùa xuân mùa thu), lễ sính vấn (thăm viếng ngoại giao) lễ tang tế (lễ đám ma), lễ hôn nhân (lễ cưới hỏi), lễ hương ẩm (thờ cúng nghi thức hội họp ở làng xã) v. v… thật không dễ dàng nắm được, rõ rang, tỉ mỉ. Vì vậy nói là “thô tri” (biết sơ qua).
 “lược giải Phật pháp” (biết qua loa Phật pháp) là nói biết chưa tường tận. Phật pháp sâu rộng không bờ bến như biển cả, chưa nói các tông phái Đại thừa,Tiểu thừa,chúng ta khó mà hiểu kỹ, ngay giáo điển ghi lời dạy của Phật chúng ta dốc hết sức cả đời cũng có thể nói là chưa nghiên cứu hết. Nói tinh thông Tam Tạng, đâu có dễ dàng? Việc học tập một kinh, một luận chỉ có thể biết một li một hạt trong biển Pháp minh mông. Do đó nói là “lược giải”
Cà sa là tiếng Ấn Độ, Trung Quốc gọi là hoại sắc y, hoặc dịch là xích sắc, bất chính y, là áo quần mà mọi người xuất gia mặc. Thông thường cũng gọi là “giải thóat phục” (áo quần giải thoát). Cà sa chia làm ngũ y, thất y và đại y. “Phật định ra lệ Tỳ Khưu, Tỳ khưu ni, chỉ giữ ba áo, không giữ nhiều hơn. Đó là một quy định thích ứng với khí hậu Ấn Độ. Tam y thường đem theo bên mình, đêm ngũ làm chăn đắp, khi thức làm áo mặc, đến chết không rời, nếu rời bỏ áo là phạm giới”. Mặc áo tam y không chỉ là biểu tượng của việc xuất ly thế tục, hơn nữa cái đức của nó có thể là phúc đức thế gian và tiếp nhận sự cúng dường của tín đồ. Cho nên gọi là “phúc điền y”. Được mặc Cà sa không phải là chuyện dễ , phải có thiện căn lớn mới được. Nhưng, làm sao ta có cà sa mà mặc? Áo cà sa do thụ giới sư ban cấp. Không có giới sư thụ giới cho ta, ta không được mặc cà sa, còn “giới phẩm triền thân” (giới phẩm che mình) có nghĩa là đắc giới). Bất luận là thọ giới sa di, sa di ni, Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, khi ta thụ giới thể đó trong sinh mệnh của ta sẽ có sức mạnh phòng ngừa việc sai, việc ác, làm cho ta có thể giữ giới, không hủy phạm. Làm sao được giới thể? Phải do thụ giới, giới sư ban cấp. Không có giới sư chứng minh ta đã thụ giới thì khônt thể được giới thể. Như vậy, ơn đức của sư trưởng xuất thế không sâu nặng sao? Không có cách nào khác, chỉ có phát tâm Bồ Đề mới có thể đềnơn sư trưởng. Vì sao? Vì:
Nếu cầu chứng tiểu quả, thì chỉ có thể tợ lợi. Nay muốn thành đạo Đại thừa, phẩi phát nguyện lợi khắp mọi người. Có như thế thì hai loại sư trưởng thế gian và xuất thế đều được lợi. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ ba.
 Nghĩ việc báo đền ơn đức sư trưởng, giả sử chỉ muốn cầu thánh quả Tiểu thừa Thanh văn, Duyên giác thì dù ta có đạt mục dích, nhiều nhất chỉ có thể xuất tam giới, chỉ có thể “tự  lợi” mà thôi, không thể lợi tế quảng đại quần sinh, tất nhiên khó mà đền đáp được ơn đức nhiều đời của sư trưởng. Nay phát tâm xu cầu Đại thừa, nguyện lợi tất phổ biến mọi người, mọi chúng sanh từ vô thỉ đến nay, tất thảy trong bi nguyện của ta, điều được độ hóa. Như vậy thì, hai loại sư trưởng thế gian và xuất thế bao đời bao kiếp nay đều được chịu sự cứu tế của ta, và ơn đức của hai loạisư trưởng cũng nhờ đó được báo đền xứng đáng. Cho nên làm đệ tử, không muốn đền ơn thì khỏi phải nói, nếu muốn đền ơn thì phải phát tâm Bồ đề: “Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ ba”.
--o0o--