PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
 
III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
4- Niệm ơn thí chủ mà phát tâm Bồ đề
 
Thế nào là niệm ơn thí chủ? Đó là nói bọn chúng ta ngày nay thức ăn vật dụng hàng đều không phải do ta mà có. Cháo cơm ba bữa, quần áo bốn mùa, những khi ốm đau, tổn phí để nuôi thân nuôi miệng đều là nhờ ở sức lao động của người khác cung cấp cho chúng ta chi dùng. Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ tư, tức là niệm ơn thí chủ mà phát tâm Bồ đề. Thí chủ tiếng Ấn Độ là Đàn na, tiếng Trung Quốc dịch là tín thí, cũng gọi là thí chủ. Có lúc phối hợp tiếng Hoa tiếng Phạn gọi là đà tín. Nhớ ơn thí chủ rõ ràng là chỉ về nhị chúng xuất gia học Phật. Trên kia nói đền ơn Phật. là thông với tứ chúng học Phật; báo ơn cha mẹ, không những thông với tứ chúng học Phật, ngay cả người không tin Phật cũng phải nhớ ơn cha mẹ; báo ơn sư trưởng, ngoài tín đồ Phật giáo, người xuất gia, không những phải báo đền ơn sư trưởng xuất thế, mà ngay cả ơn sư trưởng thế gian cũng cần phải tư niệm, báo đáp. Người tại gia, cố nhiên nên báo đền ơn sư trưởng thế gian, mà càng phải báo đền ơn sư trưởng xuất thế. Vì người học Phật tại gia, muốn có ít nhiều hiểu biết về giáo lý Phật pháp thì phải theo học những sư trưởng xuất thế. Còn ở đây nói nhớ ơn thí chủ là nói về chuyện nhị chúng xuất gia, vì chỉ có nhị chúng xuất gia mới cần sự cung dưỡng của thí chủ.
Theo Phật chế, người xuất gia không được tích lũy gia tư, cũng không được buôn bán, không được làm ruộng, không được làm thợ v. v… Di giáo kinh vừa mới mở đầu đã nói rõ với những người xuất gia trì giới rằng, có mười một loại công việc không được làm: 1- Không được bán, 2- Không được mua, 3- Không được đổi chác, 4- Không được tậu ruộng vườn, 5 – Không được nuôi người, 6- Không được nuôi nô tỳ, 7- Không được nuôi gia súc, 8- Không được cấy trồng, 9- Không được tích lũy tiền của, 10- Phải xa lánh chợ búa, 11- Không được đẳn chặt cây cỏ, mở đất, đào đất. Đây là những việc thông thường của thế tục. Còn có năm việc nữa tương tự như tà thuật ngoại đạo, nhờ đó mà tích tụ tài vật, người xuất gia cũng không nên làm: 1- Không được hợp chế thang dược, 2- Không được bói toán cát hung, 3- Không được xem tinh tú, 4- Không được suy tính thiệt hơn, 5- Không được tính toán lịch số. Vô luận là việc thế tục hay tà thuật ngoại đạo đều có hại cho nhân duyên tu học chính đạo, cho nên Phật quy định Tỳ Khưu không được làm việc sản xuất mà người thường vẫn làm, chỉ có thanh tịnh khất thực để sống.
Tỳ khưu không được sản xuất buôn bán mưu sinh, mọi phí dụng của đời sống hàng ngày, đương nhiên phải trông cậy vào thí chủ phát tâm cúng dường. Vì nhiệm vụ duy nhất của Phật Đà giao phó cho người xuất gia là làm sao trụ trì chính pháp Như Lai để có lợi cho chúng sinh ở thế gian, nhiệm vụ duy nhất mà Phật Đà giao phó cho tín đồ tại gia là hộ trì chính pháp Như Lai để phát tâm cúng dường Tam Bảo. Nói khác đi là người xuất gia trọng pháp thí, người tại gia trọng tài thí, là chỗ khác nhau về nhiệm vụ của tăng tục nhị chúng phải gánh vác. Người tại gia hộ vệ đời sống của người xuất gia, làm cho người xuất gia có cuộc sống ổn định mà yên tâm tu đạo hoặc hoằng hóa. Thí chủ tại tục đương nhiên là có ơn với tăng chúng xuất gia. Có ơn phải được báo, cho nên Tịnh Am đại sư khuyên các tăng ni phải nhớ ơn thí chủ.
Hành giả xuất gia học Phật, bất luận là trọng ở tự lợi hay trọng ở lợi tha thì đời sống của họ cũng phải được giải quyết hợp lý, nếu không thì khi tự tu cũng như khi hóa độ người khác cũng khó tránh việc lo lắng cho đời sống phía sau mà ảnh hưởng đến kết quả tu hành. Trong ngũ duyên của Thiên thai giảng tu chỉ quán, có một trợ duyên quan trọng la “y thực cụ túc” (có ăn đủ mặc) vì ăn mặc  và những nhu yếu phẩm sinh họat khác là tư lương trợ đạo, nếu như ăn mạc không đủ, tất nhiên đói rét không yên thân, làm sao có thể tu hành hoằng đạo? vì thế mới nói: “Thân yên tắc đạo long” (thân yên thì đạo thịnh). Trong quá trình tu hành, muốn cho đạo tâm tăng tiến, đạo nghiệp hưng thịnh thì phải thân an tâm thái, nếu không cả ngày chỉ lo nghĩ việc đời sống, không thể tăng tiến đạo nghiệp, hơn nữa còn có thể làm cho người ta thoái tâm. Người tự tu còn phải đủ ăn đủ mặc, người hoằng pháp càng không thể thiếu áo đói cơm. Nói “pháp luân vị chuyển, thực luân tiên chuyển” (Bánh xe pháp chưa chuyển thì bánh xe ăn đã chuyển trước) là ý như vậy. Vì nhiệm vụ một người hoằng pháp phải gánh vác là hết sức nặng nề khó khăn, ngoài việc đem giáo nghĩa của Phật Đà truyền bá cho chúng sinh hiểu, làm cho chúng sinh mà quy tín Phật giáo, y pháp tu hành. Đồng thời, ngoài giờ hoằng pháp ta còn phải tiếp tục nghiên cứu giáo lý, chỗ chưa hiểu phải hiểu, chỗ hiểu rồi đi truyền bá cho chúng sinh. Nhờ đó, người hoằng pháp khỏi phải lo nghĩ về đời sống. Nếu còn phải lo âu về đời sống thì làm sao có thể đi khắp nơi để hoằng dương Phật pháp? Lại còn đâu thời gian để nghiên cứu Phật lý? Đương nhiên càng không thể thêm công phu cho tu trì của bản thân.
Cho nên một hành giả xuất gia học Phật, vô luận là tự lợi lợi tha, muốn khỏi phải lo nghĩ cho đời sống, phải có thí chủ phát tâm cúng dường, nhờ sự phát tâm cúng dường của thí chủ, mà có thể thành tựu được đạo nghiệp xuất gia hoặc hành nguyện độ sinh. Như vậy, ơn đức của thí chủ đối với người xuất gia rất lớn. Nhưng ở đây cần phải nói rõ, thí chủ cúng dường tăng bảo phải có cái tâm thật thuần khiết, không thể lẩn vào đấy một động cơ phụ nào cả thì mới thực sự có công đức lớn. Nếu không như thế, thì dù phát tâm cúng dường tăng ni công đức cũng chẳng được là bao, thậm chí không có công đức gì.
Hãy xem trong làng Phật ngày nay, người thành khẩn thiết phát tâm cúng dường Tam Bảo không thiếu mà người cúng dường không thuần khiết, có mang theo động cơ phụ cũng không phải là không có. Có người mượn danh nghĩa hộ trì Tam Bảo, mà thực ra là lợi dụng Tam Bảo để mưu cầu danh vị cá nhân. Với những người cúng dường như vậy không thể lấy lòng họ. Người xuất gia chân tu thực học không tham lam mà hưởng thụ sự cúng dường như vậy là bị lợi dụng. Kẻ bị lợi dụng, phần lớn là những người xuất gia không có nhân đức thực học. Họ tài năng thấp kém mà lại muốn leo lên địa vị cao trong Phật giáo, thế là bị những tục nhân có dụng ý thừa cơ lợi dụng, làm cho Phật giáo mịt mù chướng khí. Thật là bất hạnh cho Phật giáo. Thái Hư đại sư, tront bài: “Trình tự học Phật của những sĩ nữ cu gia” đã từng phê bình những người học Phật tại gia như sau: “Người học Phật gần đây, hoặc nhắm mắt theo người để phụ họa, không có chủ đích trong lòng, họ hiếu kỳ xu thời để tự biểu dương, thả vọng tình sai bảo, hoặc hòng mượn Phật để trốn đời, hoặc mượn danh Phật để mua tiếng”.
Nghe nói gần đây có một vị nữ cư sĩ, thường làm ra vẽ đắc đạo, thấy người khác đến thì vờ như đang nhập định, nói người này kiếp trước có thiện căn thế này, người kia kiếp trước không có thiện căn, làm ra vẽ như thật, ra vẽ ta đây có túc mệnh thông hoặc thiên nhãn thông, có thể giải quyết được những điều người khác không giải quyết được. Nhưng bản thân bà ta thì trước khó khăn của mình đành bó tay, không biết làm gì. Cho nên, người có trí kiến chân chính quyết không thể tin vào những lời ma quỷ của bà ta. Chỉ những kẻ ngu suẩn vô trí mới đi tin những lời xằng bậy mhư vậy. Hành giả Phật pháp thực hành chính đạo quyết không làm những điều dung tục quái đản như thế, vì nó là trái với chính đạo. Thí chủ phát tâm cúng dường tang bảo vốn có ơn đức lớn, nhưng không thể trái với đạo thường, nếu không thì không còn là chính pháp, hoặc giả còn có tác dụng phụ kác, như thế thì càng xa lìa Phật pháp hơn nữa. Trong thời đại này, kẻ xa lìa Phật pháp rất nhiều.
Dựa trên những điều nói trên, chúng ta có thể hiểu rằng người xuất gia phải tư niệm ơn đức thí chủ, đó là điều hợp thiên kinh đại nghĩa, không được hoài nghi. Thí chủ cúng dường tăng bảo, cũng nên thuần chính trong sáng, đứng vững trên lập trường hộ trì Tam Bảo, tuyệt đối không được có dụng ý khác; hoặc để cho động cơ phụ khác xen lẫn vào. Được như vậy, người trụ trì chính pháp chịu trách nhiệm của người trụ trì chính pháp, người hộ trì chính pháp chịu trách nhiệm của người hộ trì chính pháp, thì từ nay về sau Phật giáo sẽ phát dương quang đại. Không như vậy mọi người đều đi theo đường thần kỳ quái đản, đua nhau phát triển theo hướng đó, thì Phật giáo sẽ biến thành thiên ma ngoại đạo, đâu còn bản chất phác thực của Phật pháp?
Nay chúng ta hỏi: “Niệm ơn thí chủ thế nào?” Tỉnh Am đại sư nói: “Chúng ta nay cái dùng hàng ngày không phải ta có”. Chữ “ngã” (ta) là Tỉnh Am đại sư tự xưng, chữ “đẳng” là chỉ tất cả đồng đạo xuất gia. Tất cả những gì chúng ta dùng hàng ngày, không có cái gì là do lao động của ta làm ra, hoàn toàn là do các thí chủ bố thí cho chúng ta. Lại còn “cháo cơm ba bữa, quần áo bốn mùa”,  tất cả cũng là do thí chủ cúng dường. Chữ “tam thời” (ba bữa) có bản ghi là nhị thời (hai bữa), chỉ bữa ăn sáng và bữa ăn trưa. Sáng ăn cháo, trưa ăn cơm, ấy là “cháo cơm hai bữa”. Sở dĩ không nói đến bữa ăn tốei là vì Phật chế, quy định Tỳ khưu xuất gia, sau giờ ngọ không ăn, cho nên mỗi ngày chỉ được ăn hai bữa. Nay nói “ba bữa” là để thích ứng với phong tục Trung quốc. Cái quy định sau giờ ngọ không ăn của Phật chế, chưa được chấp hành ở Trung Quốc. Cho nên bất luận ở các chùa nhỏ trong rừng, người xuất gia đều ăn cơm tối “Bốn mùa” là chỉ xuân, hạ, thu, đông. Khí hậu bốn mùa ở nước ta rất đều hòa đều đặn, cho nên quần áo bốn mùa hợp với khí hậu nóng lạnh khác nhau của bốn mùa. Mùa hè có quần áo mùa hè, mùa đông có quần áo mùa đông, Xuân thu có quần áo xuân thu. Hai chữ “y thường” (xiêm áo) có nghĩa hơi khác nhau: Áo mặc phần trên mình gọi là “y”, xiêm mặc phần dưới gọi là “thường”. Sách cổ nói: “thượng viết y, hạ viết thường” (trên gọi là y, dưới gọi là thường) không kể áo trên xiêm dưới, đều là để che thân, cũng là để bảo vệ thân tránh nóng lạnh.
Ngoài cái ăn cái mặc cần dùng trong cuộc sống hàng ngày, còn có “thuốc thang khi ốm đau”, cũng là do thí chủ cúng dường. Người ta ở đời thân thể là máu thịt khó mà tránh được tật bệnh ốm đau. Có ốm đau ắt phải có thuốc thang chữa trị, bệnh nhỏ chữa nhỏ, ốm to chữa to, không có kinh tế, làm sao được? Người xuất gia không lao động sản xuất, lại không có tài sản tích lũy gì, nhỡ khi đau ốm nằm xuống có thí chủ phát tâm bố thí thì thuốc thang chi dùng ta lấy đâu ra?
“Xiêm áo bốn mùa” là cái dùng trên thân thể; “cháo cơm ba bửa” là cái dùng trong miệng, “thuốc thang khi đau ốm” là nói chung cái dùng cho cả thân, miệng. Áo quần, ăn uống đồ dùng để nằm ngồi, thuốc thang tất cả bốn thứ “dùng cho thân miệng” ấy không có cái nào là do ta vất vả làm ra. Đều do thí chủ lao động làm ra rồi mang đến cung cấp cho ta dùng. Cho nên nói “tất cả là do sức người khác làm ra đem đến cho ta dùng”. Chúng ta làm sao có thể không báo đền thí chủ? Làm sao có thể không tu hành theo đúng Phật pháp?
Kẻ kia dốc sức cấy cầ, khó lòng đủ miệng. Ta đây ngồi không nhận hưởng, còn chẳng vừa lòng.
Trong thí chủ, có người giàu đủ, cúng dường chút ít, không ảnh hưởng gì đến kinh tế. Nhưng trong thế gian hiện thực, thường có hiện tượng, kẻ càng có nhiều tiền càng không chịu bố thí cúng dường, người càng thiếu thốn khó khăn lại càng phát tâm bố thí. Trong thời đại mưu sống không dễ dàng gì, bản thân đại đa số thí chủ đời sống rất khó khăn. Những thí chủ nói dưới đây đều lá những người nghèo khó. Sở dĩ đặc biệt nêu ra những thí chủ nghèo khó là để chúng ta phải biết hổ thẹn mà đền ơn.
Trước hết nói đến những thí chủ cày ruộng: những người làm ruộng kia, suốt ngày tận tâm “dốc sức” tự mình ra ruộng “cầy cấy”, cấy lúa, bón phân, làm cỏ, cày bừa, gặt hái … đi sớm về khuya, mưa dầm nắng đốt, chịu đựng bao nhiêu vất vả cực nhọc? Đợi đến ngày gặt hái, nào giống, nào công, nào tô thuế, bao thứ phâi chi. Phần còn lại, không đủ miếng ăn trong miệng. Cho nên nói: “khó lòng đủ miêng” đây không phải là nói quá, từ trong thực tế gia đìng nông dân có thể thấy rõ như vậy. Ngoái lại nhìn “ta ở đây” những người xuất gia, “ngồi không” trong chùa, “nhận hưởng” cái ăn cái uống có sẳn, thế mà có lúc còn chẳng vừa lòng, vừa ý, thấy không ngon, không hợp khẩu vị. Thử hỏi ta có phúc đức gì như vậy? Đặc biệt là chúng ta, những tăng ni trong tu viện “mười ngón tay không chạm nước, trăm công việc không quan tâm, đũa đến tận tay, cơm và vào miệng” nếu vẫn không vừa ý, thì thật là tội lõi vô biên.
Kẻ kia kéo sợi dệt vải không ngừng, còn thấy gian nan. Ta đây mặc đủ còn thừa, biết đâu tiếc của.
Thứ đến nói những thí chủ kéo sợi dệt vải. Khi xưa công nghiệp chưa phát triển, ở làng quê, thấy những phụ nữ “kéo sợi dệt vải” suốt ngày không ngừng, không nghỉ, thế mà họ vẫn “còn thấy” cái mặc của họ “gian nan” lắm, thường vẫn áo chẳng kính thân, hoặc là vá đụp vá chằng. Tuy thế họ vẫn dành ra một phần vải để cúng dường người xuất gia. Còn “chúng ta đây”, không những không phải bỏ ra một tí sức nào, mà xiêm áo bốn mùa “mặc đủ có thừa”, “biết đâu” xiêm áo ấy là đáng quý , đáng tiếc? Theo Phật chế người xuất gia chỉ được “tam y nhất bát” nếu có quần áo thừa thì là “trường vật” (vật quá thừa) phải làm nghi thức “tác tịnh” (làm cho thanh tịnh) đem quần áo đó biếu tặng cho tăng ni khác, rồi sau đó người tăng ni ấy giao lại cho ta cất giữ. Không làm nghi thức “tác tịnh” là phạm giới. Phật giáo truyền vào nước ta, do khí hậu, phải có quần áo dày mỏng khác nhau cho bốn mùa để thích ứng với khí hậu nóng lạnh khác nhau. Nếu chúng ta ngồi không ăn sẵn, mà lại không biết tiếc của giữ gìn thì thử hỏi có tội hay không?
Chu Bách Lư đã nói trong “Trì gia cách ngôn”: Bát cháo chén cơm, nên nghĩ có dược chẳng dễ dàng, sợi tơ sợi vải, hằng nhớ kỹ vật này khó được”. Câu cách ngôn muốn nói đời sống không dễ dàng, làm người, đối với áo cơm phải luôn nghĩ như vậy, người xuất gia chúng ta, càng phải luôn luôn nghĩ như vậy, không được có thái độ không vừa, cũng không được có thái độ không biết tiếc của. Như nói về ăn uống, Phật bảo chúng ta khi ăn phải nhớ Ngũ quán. Đệ nhất quán trong Ngũ quán nói “kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ” (lượng cái ta ăn đây, có được nó tốn bao nhiêu công sức). Có thể thấy, Phật dạy các Tỳ khưu phải quý trọng cái ăn cái mặc như thế nào.
Kẻ kia cửa liếp nhà tre, tất bật suốt đời. Ta thì cửa cao nhà rộng, quanh năm nhàn rỗi.
Dưới đây nói những thí chủ nghèo hèn. Trên là nói về ăn mặc, bây giờ nói về chỗ ở. Nói gộp lại, ăn, mặc, ở là ba vấn đề lớn của nhân sinh. Người sống trên thế gian này, không phải chỉ cần có mặc là đủ, lại phải có một chỗ ở yên thân, nếu không khó mà tiếp tục sinh tồn. Từ hiện thực nhân gian, có người ở nhà cao nhà rộng, có người ở nhà cỏ cửa liếp khác nhau rất lớn. Như ở nhiều thành phố ngày nay, cạnh  những nhà lầu chọc trời, là những khu nhà tre gỗ chỉ tạm che mưa nắng hình thành một sự tương phản rất gay gắt. Không chỉ một nơi như vậy khắp nơi đều vậy cả.
Hai chữ môn, hộ thường nói liền nhau, như nói chú ý môn hộ (chú ý nhà cửa) hoặc mộ hộ tiểu tâm (nhà cửa phải cẩn thận). Cũng còn nói môn. Kỳ thực, môn và hộ là hơi khác nhau, cửa hai cánh là môn, cửa một cánh là hộ. Nhà ở của những thí chủ nghèo hèn, thường là “cửa cỏ tất”, “cửa cỏ bồng”. Bồng và tất đều là cỏ, nói cửa nhà họ đều chỉ lợp lá lợp rạ. Có thể qua đây thấy họ rất nghèo khổ. Họ đã phải sống trong nhà lá tồi tàn như vậy, nếu đời sống ổn định thì còn tạm được, đằng này họ lại phải “tất bật suốt đời” đâu có thời gian rỗi rãi mà nghĩ ngơi. Tuy vậy mà vẫn nhịn ăn bớt mặc, phát tâm bố thí.
Quay lại nhìn những người xuất gia “chúng ta” ở thì “nhà rộng cửa cao” đi lại trong những hành lang vắng lặng, nhàn nhã quanh năm, đâu có nghĩ đến hoàn cảnh khốn khó của những người sống trong nhà rơm cửa cỏ. Thử xem, bất luận Phật giáo phát triển đến vùng nào, tất cả chùa chiền đều trang nghiêm đường hoàng. Nhưng chúng ta đều biết chùa chiền đạo Phật gọi là “đạo trường” hoặc “đạo trường hoằng hóa”, hoặc đạo trường tu hành, không phải là chỗ chúng ta đến hưởng phúc. Một ngôi chùa Phật, nếu không phải là chỗ hoằng hóa tu đạo, thì thật phụ công bố thí tịnh tài của thí chủ. Đến ngày nay, những chùa lớn nói chung, cố nhiên đều đã trở thành nơi doanh nghiệp, suốt ngày đánh đánh gõ gõ làm việc chết người, những chùa nhỏ cũng thành nơi cá nhân hưởng lạc, không khác gì nhà ở của người thế tục, còn mấy chùa đang chân tu thực học? Nhìn những khu nà gỗ, nhìn những khu nhà lá, chúng ta có thể không hổ thẹn được không?
Lấy cái lao động của người kia để cho chúng ta nhàn dật, trong lòng yên chăng? Đem cái lợi của người khác để nuôi béo chúng ta, với lý có thuận chăng?
Đây là mấy câu nói bình thường, thông tục mà khẩn thiết, xiết bao cảm động lòng người. Thật đáng cho mỗi một Phật tử xuất gia ghi vào lòng mà ngẫm nghĩ.
Nên hãy nghĩ xem, đem cái thành quả lao động quanh năm suốt tháng của những người làm ruộng, người dệt vải của những đại chúng nghèo khổ kia đem đếan cho chúng ta được sống thoải mái an nhàn, nếu chúng ta không dụng công hành đạo, hoằng pháp lợi sinh, giữa đêm thanh vắng để taylên bụng tự hỏi, lòng ta yên chăng? Người có ít lương tâm lương tri tôi nghĩ không thể nào yên lòng được, trừ phi những kẻ không cò tri giác.
Hãy nghĩ xem: đem những của cải của những nông phu, chức nữ, của đại chúng nghèokhổ kia để về nuôi béo thân ta, làm cho chúng ta không biết gì là nỗi khổ đói lòng rét cật, nếu ta không tạc gia tu chân, thuyết pháp độ sinh, thì có thuận lý không? Người biết chút ít lẽ phải thấy là nói không xuôi được. Đã thế thì làm sao còn có thể nhàn nhã suốt năm, chơi rỗi cả ngày?
Trong Phật giáo có câu “Ngũ quán nhược tồn kim dị hóa, tam tâm vị liễu thủy nan tiêu” (ngũ quán nếu còn thì vàng cũng dễ chảy, tam tâm mà chưa hết thì nước cũng khó tiêu). Ngũ quán là: 1- kể công đa thiểu lượng bỉ lai xứ (tính công nhiều ít xét nơi nó tới); 2-thổn đức hạnh toàn khuyết ứng cúng (ngẫm xem đức hạnh mình toàn hay khuyết nhận cúng) 3-phòng tâm ly quá tham đẳng vi tông (phòng tâm tham sân là tông chỉ); 4- chính sự lương dược, vi liệu hình khô (việc phải là thuốc tốt đã chữa thân hình khô gầy); 5- vị thành đạo nghiệp ưng thụ thử thực (để thành đạo nghiệp, nên nhận thức ăn này). Tam tâm là 1-Tham tâm; 2- Sân tâm 3- si tâm, cũng tức là Tam độc phiền não. Cho nên Tỳ khưu xuất gia đã tiếp nhận cúng dường của thí chủ thì phải dụng công hàh, hoằng pháp lợi sinh thì mới có thể tiêu hóa được. Nếu không, dù chỉ uống một giọt nước thì cái tội lõi không làm mà ăn cũng khó mà tránh khỏi. Hãy nói việc ăn cơm: khi đang ăn uống không nên them muốn những mỹ vị thế gian, mà khải luôn luôn giữ chính niệm. Cố nhiên đây là một điều kiện không thể thiếu được, đồng thời còn phải nguyện cho chúng sinh làm cho “thiền duyệt thực, pháp hỷ sung mãn” (Niềm vui thiền tâm là cơm ăn, niềm vui Phật pháp lhàm no bụng).
 Nếu không phải Bi trí song hành, Phúc Tuệ nhị nghiêm, bố thí được ơn, chúng sinh nhận thưởng, thì hạt gạo tấc vải cũng có phận phải đền, ác quả khó thoát. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ tư vậy.
Đây là nói phải đền ơn thí chủ như thế nào. Đương nhiên không phải là hôm nay mời thí chủ ăn một bửa cơm chay, ngày mai lại biếu thí chủ một lễ vật, ngày kia làm cho thí chủ việc gì, thì coi là đền ơn thí chủ. Thí chủ chân chính không cần những cái đó. Người ta nói: “Vì pháp mà đến, không phải vì ăn mà đến”. Do đó, đền ơn thí chủ một cách chân chính, phải là phát tâm Bồ đề, dùng Phật pháp chỉ dẫn thí chủ, làm cho họ theo pháp mà tu hành, từ đó thân tâm được giải thoát. Giả sử không phải là “bi trí song tu, phúc tuệ nhị nghiêm” thì không những không đền được ơn thí chủ mà còn khó thoát khỏi tội lỗi.
Bi trí song tu là hai đại hạnh môn mà hành giả tu hạnh Bồ Tát phải tu trì. Bi có công dụng để hía độ chúng sinh, trí có đặc năng thượng ccầu Phật đạo. Hành giả không phát tâm Bồ đề thì thôi, đã phát tâm thì tất nhiên phải không ngường tiến bước trước hai con đường thượng cầu Phật đạo và hạ hóa chúng sinh. Phúc tuệ nhị nghiêm là hai đại trang nghiêm, chứng được Phật quả, cũng tức là phúc đức trang nghiêm và trí huệ trang nghiêm như vẫn thường nói, hai đại trang nghiêm phúc tuệ ấy thực ra là do song hạnh mà có. Vì không ngừng hạ hóa chúng sanh, cho nên teach tạo được phúc đức vô lượng; vì không ngừng thượng cầu Phật đạo cho nên tích tập được trí tuệ quảng đại. Thường nói Bồ Tát phải quảng tu lục độ. Việc tu học, bố thí, trì giới, nhẫn nhục trong lục độ là tích tập phúc đức, cuối cùng việc tu học thiền định và trí tuệ là tích tập trí tuệ, còn độ tinh tiến là thông với phúc tuệ nhị nghiêm. Tu phúc đức cố nhiên phẩi tinh tiến không ngừng, mà tu trí tuệ cũng phải tinh tiến không mệt mỏi, không lười biếng uể oải thì cỏ thể được phúc tuệ nhị nghiêm. Đến khi lục độ tu học viên mãn, thì có thể hoàn thành phúc tuệ lưỡng túc mà trở thành Phật Đà tối cao chính giác vô thượng, cho nên Phật được gọi là phúc tuệ lưỡng túc lưỡng tôn, tức là viên mãn, tức là phúc đức và trí tuệ đều đã được viên mãn.
Bi trí song tu là mới nói về tu học Bồ Tát hạnh ở nhân địa. Phúc tuệ nhị nghiêm là nói về quả vị đã được vô thượng chính giác. Bất luận là vận dụng bi trí đi độ hóa chúng sinh ở nhân địa hay là đạt được Phật quả vị tối cao, hoàn thành hai đại nghiêm, đều có thể làm cho thí chủ được hưởng ân huệ Phật pháp, cũng có thể làm cho mọi chúng sinh nhận được sự ân tứ của Phật pháp.
 Đàn, và đàn na, tức là thí chủ như nay ta nói, tín là tín tâm, tức là tín ngưỡng Phật, Pháp, Tăng – Tam Bảo. Vì hành giả phát tâm Bồ Đề đi hóa độ chúng sinh, thí chủ cũng là chúng sinh, qua sự nghe Phật pháp mà tin nhân quả, cải ác hướng thiện, quảng chúng phúc điền, lại hành chính đạo theo Phật Pháp, hoặc là được thiện quả nhân thiên, hoặc là được giải thoát nhị thừa, hoặc là được Bồ Đề vô thượng. Đây là chứng minh lớn nhất việc thí chủ chỗ Bồ Tát phát tâm Bôb đề mà được ân trạch. Không cỉ đàn tín được chịu ân, mà chúng sinh nói chung cũng được ân tứ là được Bồ Tát hóa độ.
Tỳ khưu xuất gia nếu làm được như vậy, thì vô luận nhận cúng dường bao nhiêu của cải của người cũng không những không có tội gì, mà còn có công đức lớn. Giả sử không như thế thì dù chỉ nhận của thí chủ một hạt gạo, một tấc vải cũng có phận sự tương lai phải trả lại. Nợ kiếp trước mà còn không thể trốn thoát được ác quả. Cổ đức nói: “Thập phương nhất lạp mễ, đại như Tu Di sơn, nhược hoàn bất liễu đạo, phi mao đới giác hoàn” (Một hạt gạo thập phương, to như núi Tu Di; nếu không trả hết đạo, mang lông đội sừng về). Nói “mang lông đội sừng” là nói biến thành trâu ngựa để trả nghiệp kiếp trước.
Vấn đề này, có thể kể một chứng minh thực tế: Xưa kia có một người xuất gia tu hành, rất có đạo tâm, một lòng dụng công ở lều cỏ. Ở lều cỏ tu hành, không thể không sống. Hồi đó có hai mẹ con nhà nọ cúng dường cơm áo cho người xuất giakia, để ông có thể yên tâm tu đạo, khỏi phải xuống núi đi độ hóa. Vị sư này tu liền 20 năm trong núi, nhưng trước sau không ngộ được. Thiền lý cẩm thấy hổ thẹn, và thường nghĩ: ta nhận sự cúng dường của người ta như thế này mãi, công phu lại không tương ứng, sau này biết trả ơn người ta thế nào? Vì nghĩ như vậy nên định đi khắp nơi tầm sư học đạo. Mong được minh tâm địa. Một hôm vị sư nói điều đó với tín đồ và từ giả tín đồ để đi, tín đồ khẩn thiết lưu giữ tỏ ý nguyện sẽ cúng dường suốt đời, bất tất phải đi nơi khác.
Người xuất gia nói thật ý nghĩ của mình với tín đồ: Tôi không phải không thích nơi này, nhưng vì chưa minh được tâm địa, nhận mãi sự cúng dường của quý đạo hữu thế này thì nuốt không trôi được, không thể không đi chõ khác tu học, để mong giải thoát đại sự sinh tử. Tín đồ thấy sự quyết định như vậy thì không ccầu xin nữa mà chỉ mời lưu lại mấy ngày, may biếu cho nhà sư một chiếc áo ấm.
Sư thấy tín đồ khẩn thiết như vậy, đã nhận lời. Mẹ con nhà kia đã tận dụng mấy ngày ngắn ngủi, cắt may chiếc áo ấm cho nhà sư, cứ may một mũi kim thì niệm một câu thánh hiệu A Di Đà Phật. May xong, gói bốn đĩnh bạc chân ngựa biếu sư làm lộ phí. Một hôm hai mẹ con thành tâm đưa đến cho nhà sư, nhà sư cũng thật thà nhận lấy định sáng hôm sau lên đường, đêm đó cũng tinh tiến tọa thiền như thường lệ.
Nửa đêm thấy có một đòng tử thanh y tay cầm một lá cờ, cùng mấy người theo sau trống dong cờ mở đi vào, lại còn mấy người khách khênh một tòa sen lớn đến trươc mặt nhà sư nói: Kính mời lên tòa sen. Thiền sư nghe xong nghĩ bụng: ta tu thiền định chưa bao giờ tu tịnh độ, làm sao lại đó taq vãng sinh Tây Phương? Đây không phải sự thực, hẳn là ma đến quấy rầy ta.  Nghĩ vậy nhà sư mặc kệ không để ý. Nhưng đồng tử kia vẫn một mực khuyên mời, xin nhà sư đừng chần chừ lâu.
Trong tình hình đó nhà sư cầm cái dẫn khánh cắm vào trong tòa sen. Đến giờ, đồng tử lại dẫn đoàn người trống dong cờ mở mà đi.
Sáng sớm hôm sau con ngựa cái nhà tín đồ kia bỗng đẻ ra một cái dẫn khánh. Phu ngựa trông thấy rất lấy làm quái lạ vội đi báo với chủ. Mẹ con nhà kia chạy ra xem thì thấy cái dẫn khánh vốn là của nhà sư, không rõ nguyên nhân gì mà lại có thể vào bụng ngựa, bất giác vô cùng kinh hải, lập tức vào chỗ nhà sư, thì sư sắp sửa lên đường. Hỏi sư có mất gì không thì nhà sư nói không mất gì. Mẹ con nhà kia đem cái dẫn khánh cho nhà sư xem và nói là của nhà sư, không rõ vì sao lại đẻ từ bụng ngựa ra. Nhà sư nhìn cái dẫn khánh, nghe nói vậy cũng sợ hãi mồ hôi đầm lưng, bèn làm bài kệ rằng: “Nhật tập nạp y nhất trương bì, tứ cá nguyên bảo tứ cá đê. Nhược phi lão sư định lực túc, cơ dữ chữ gia tác mã nhi” (một nếp áo sư là một bộ da, bốn đĩnh bạc là bốn móng chân ngựa, nếu không phải lão tăng này có định lực mạnh, cơ hồ đã trở thành con ngựa con nhà bà rồi). Đọc hết bài kệ, nhà sư đem chiếc áo và bốn đĩnh bạc trả lại cho mẹ con nhà kia, rồi dứt khoát lên đường đi học đạo.
Từ câu chuyện có thể hiểu rằng, Tỳ khưu xuất gia, nếu không tu hành đúng phép của bố thí của tín đồ khó mà tiêu hóa được. Có điều là, trong thời mạt pháp ngày nay, những người xuất gia trong sạch biết tự trọng không nhiều, đa số là hạng cơ hộitùy tiện thả mình trôi theo dòng nước, thậm chí có người cam tâm bỉ tục. Nhưng trên lập trường những tín đồ hộ trì chính ppháp thì không nên chê cười lỗi lầm của người tu hành, vì như vậy vô ích cho Phật giáo lại có ảnh hưởng bất lợi cho Phật giáo.
Trong Phật giáo vẫn lưu hành câu nói: “Tiền đến sơn môn, phúc về thí chủ”. Người xuất gia có dụng công tu hành đúng pháp hay không, đó là việc của người xuất gia. Là một nhà sư có đạo hẳn có công đức, là một hòa thượng vô đạo thì phải có lỗi. Thí chủ phát tâm cúng dườnglà theo đạo không theo người. Người có thể có chỗ chưa được tốt, nhưng pháp thì vĩnh hằng là chân lý, cứ làm theo pháp, không thể sai lầm. Bố thí người nghèo khổ thì có công đức bố thí người nghèo khổ, cúng dường Tam Bảo, thì có công đức cúng dường Tam Bảo, và công đức này chỉ thuộc về bản thân người bố thí và cúng dường, không ai được chia sẻ một li một tí, cho nên một Phật tử tại gia, nên đứng trên lập trường bản thân, mọi cái khác có thể không quản, để tránh mang tiếng chê bai tăng ni. Người tu tại gia cố nhiên nên như vậy, người xuất gia tu hành nên thể niệm tấm lòng xuất thế của Phật Đà, qua bi trí song hành của tu phát tâm Bồ đề mà báo oán đền ơn thí chủ, thành tựu hành công đức tu kỷ hóa tha. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ tư.
--o0o--