PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
 
III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
7- Tôn trọng tính linh mình mà phát tâm Bồ đề
Vì sao tôn trọng tính linh của mình? Rằng cái tâm hiện nay của ta cùng cái tâm của Phật Thích Ca Như lai là vô nhị vô biệt, vì sao Đức Thế Tôn từ kiếp vô lượng đến nay đã sớm thành chính giác, còn chúnt ta hôn mê điên đảo vẫ làm phàm phu?
Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ bảy, cũng tức là tôn trọng tính linh của mình mà phát tâm Bồ đề. Vì sao tôn trọng tính linh của mình? Đây là nêu câu hỏi: “Tính linh của mình” giải thích theo mặt chữ là tính linh của mỗi người đều có. Nếu nói theo ý nghĩa sâu hơn tức là tính Phật mà mỗi chúng sinh đều có như Phật pháp nói. Theo Phật pháp Đại thừa: “Mọi chúng sinh đều có Phật tính” theo Phật pháp tiểu thừa: “Người người đều có phận giải thoát, lại đều có Phật tính” thì làm sao không tự tôn trọng mình? Nếu tự biết được tôn nghiêm của nhân cách, thì không nên tự khinh rẻ vứt bỏ mình mà cam chịu trụy lạc.
Nên biết cái tâm hiện có của ta nay không là cái tâm vọng tưởng hư vọng phân biệt, mà là cái chân tâm thanh tịnh linh linh bất muội, liễu liễu thường tri, “so với cái diệu tịnh minh tâm của Đức Thích Ca Như Lai là vô nhị vô biệt. Đã rằng tâm và Phật là không khác biệt gì, thì lý ra “kẻ kia trượng phu thì ta đây cũng thêa” mới đúng; tại sao Thích Ca Thế Tôn từ kiếp vô lượng đến, đã sớm thành chính quả, cò ta thì ở trong hôn mê điên đảo, vẫn là một phàm phu khổ não? Như vậy không phải là đáng hổ thẹn lắm sao? Ở đây có một vấn đề phải giải quyết, chúng ta đã là phàm phu khổ não, vì sao lại nói so với Phật là vô nhị vô biệt? Điều này có thể dùng lý luận Lục tức Phật của Thiên Thai gia để giải thích. Đức Thích Ca Như Lai từ vô lượng kiếp đến đã sớm thành chính quả là cứu cánh Phật, còn phàm phu điên đảo từ vô thủy cho đến nay vẫn còn trầm luân trong bể khổ luân hồi cũng gọi là Phật, đó là nói theo lý tức Phật.
Chúng ta đã là lý tức Phật, đương nhiên chỉ là tương đẳng với Phật về lý tính mà thôi. Như vậy tôi nói với chư vị rằng: “Các vị đều là Phật” thì có phải các vị đều là Phật không? Đương nhiên vẫn là phàm phu, không phải là Phật. Đã là phàm phu thì vì sao gọi các vị là Phật? Các vị nghe nói mình là Phật, đã không còn lý tức Phật nữa mà đã nhảy lên chỗ tên gọi tức Phật rồi, nhưng cũng chỉ là tên gọi tức Phật mà thôi, còn xa lắm so với cứu cánh tức Phật. Từ đây tiến lên bước nữa, phải qua các giai đoạn quán hành, tương tự, phận chứng, rồi sau mới đến quả vị cứu cánh đức Phật, mới thật sự bình đẳng với Phật. Cho nên sự bình đẳng vô nhị vô biệt với Phật là nói trên ý nghĩa lý tính còn trên phương diện công hành và thời gian thì chúng ta khác Phật một trời một vực, căn bản không thể nào so sánh được. Không thể nghe nói là Phật thì tưởng rằng mình là Phật thật.
Phàm phu sở dĩ hôn mê điên đảo, ngoài việc không chịu tin rằng mình có Phật tính ra, những cái khác như vô thường cho là là thường, vô ngã cho là là ngã, bất tịnh cho là là tịnh, phi lạc cho là là lạc v. v… cũng đều thuộc loại hôn mê điên đảo, cò nữa, như lấy cán làm thân, coi thân làm cán v. v… nói trong nhân duyên thứ sáu cũng là hôn mê diên đảo. Tóm lại, cái điên đả của phàm phu là không thể nói hết được, không phải nói một lần là đủ. Cho nên, nếu thật sự nhận thức được nỗi khổ sở trong trầm luân sinh, mà đêm ngày mộng tưởng đến Phật Đà đã sớm thành Phật từ trước kiếp vô lượng, để tay lên tim suy nghĩ sẽ có thể khóc to rơi lệ đầm đìa: phàm phu hôn mê diên đảo, không những chưa thành Phật mà còn bị sinh tử trói chặt không thể giải thoát, nhọc lòng Đức Thế Tôn Thích Ca không thể quay buồm từ bi xuất hiện ở nhân gian, mỏi miệng nhọc lòng thuyết pháp để độ hóa chúng ta. Nói giản đơn, Phật và phàm phu chỉ khác nhau ở chỗ ngộ và mê, giác ngộ thì là Phật, si mê là phàm phu. Ngày nay, mục đích trị học Phật pháp của chúng ta là mong được chuyển mê thành ngộ mà thôi.
Lại nữa, Đức Phật Thế Tôn thì thần thông, trí tuệ, công đức trang nghiêm vô lượng, còn chúng ta thì chỉ có nghiệp hệ, phiền não, trói buộc sinh tử vô lượng. Tâm tính là một mà mê ngộ vực trời. Nghĩ lại suy đi, há không hổ thẹn?
Đoạn này vẫn dùng đối chiếu phàm phu với thánh nhân. Lại nữa, Phật Thế Tôn thì có thần thông, trí tuệ, công đớc trang nghiêm vô lượng”. Thần thông, nghĩa là biến hóa tự tại. Như “trên thân phun nước mà dưới thân phun lửa, đi trên mặt nước mà như đi trên đất bằng, đi trên mặt đất như đi dưới nước”, đã nói trong kinh, tức là cho thấy sự biến hóa vô cùng, tự tại vô ngại của phép thần thông. Sự tự tại vô ngại này, không phải là giải thoát thì là gì? Vì nghĩa của chữ giải thoát cũng tức là không chịu sự trở ngại và trói buộc nào. Cho nên thần thông vô lượng là giải thoát cũng thần thông vô lượng là đức giải thoát trong ba đức của Phật Đà. Mà đức giải thoát là đối lập với sự trói buộc nghiệp chướng của phàm phu.
Phật thế Tôn lại có trí vô lượng. Trí tuệ tức Bát nhã, là đức Bát nhã trong ba đức của Phật. Phàm phu vì bị phiền não che lấp, cho nên trí tuệ Bát nhã không thể hiện rõ ra. Một khi trừ bỏ được phiền não đang che lấp, thì trí tuệ Bát nhã lập tức hiện ra: Vì thế, đức Bát nhã là đối lập với chướng phiền não của phàm phu. Nói trí tuệ của Phật, thì chủ yếu nói hai loại, tức là hai trí quyền và thực. Quyền trí là nói sự, mà sự là vô bất chu biến (không chỗ nào là không khắp), thực trí là nói lý, mà lý là vô bất minh triệt (không chỗ nào là không sáng tỏ thấu triệt), Cả hai trí này đều thuộc Bát nhã đức.
Phật lại có công đức trang nghiêm vô lượng, tức là nhờ đủ loại công đức làm trang nghiêm pháp thân Như Lai. Pháp thân Như Lai là do công đức vô lượng làm cho trang nghiêm, cho nên đây là Pháp thân đức trong ba đức của Phật đà. Chúng sinh đã có Phật tính, thì cũng có Pháp thân, nhưng Pháp thân trong phận chúng sinh, như Thiên thai gia nói, là tố Pháp thân. Tố tức là phác tố vô hoa (thuần phác không hoa lá). Pháp thân vốn có của phàm phu vì không được tô điểm trang nghiêm bằng các loại tu đức, cho nên hết sức thuần phác. Nếu được công đức vô lượng làm trang nghiêm thì sẽ giống như Pháp thân mà Như Lai đã thành tựu được.
Nhìn trở lại, “chúng sinh chúng ta”, không những không có thần thông vô lượng, mà “chỉ có nghiệp chướng vô lượng”, không nhxng không có “trí tuệ vô lượng”, mà chỉ có “phiền não” vô lượng; không những không có “công đức trang nghiêm vô lượng”, mà chỉ có “sinh tử triền phọc” (sự trói buộc sinh tử) vô lượng. Nghiệp hệ, phiền não, sinh tử triền phọc, nói chung lại là tam chướng hoặc, nghiệp, khổ, mà chúng sinh có.
Nghiệp hệ vô lượng là chỉ các hữu lậu nghiệp hoặc ác hoặc thiện mà chúng sinh đã gây ra, vì nghiệp đã tạo ra là nhiều đến vô lượng vô biên, cho nên gọi là nghiệp hệ vô lượng. Nghiệp tức là sức hoạt động của nhân sinh, bất luận chúng ta có hoạt đọng gì, dù hoạt động đó đem lại kết quả có ích hay có hại cho người thì nó cxng để lại một thứ lực gọi là nghiệp lợc, có thể tạo ra khổ báo hây lạc báo sau này. Nghiệp lực có thể ví như một sợi dây trói buộc chúng sinh giữ lại trong lục đạo chịu khổ không cho thân tâm tự do giải thoát, cho nên gọi là nghiệp chướng. Nghiệp chướng là ngược với thoát đức của Phật Đà.
Phiền não vô lượng là chỉ các dạng các loại phiền não khác nhau của chúng sinh. Theo Tiểu thừa, có kiến hoặc và tư hoặc. Kiến hoặc là do ác kiến làm chủ thể, gây ra đủ các loại suy tính so đo bất chính, về sinh mệnh thân thế thì chấp hữu cái tự ngã thực tại, hoặc là vọng chấp sinh diệt (sinh ra và mất đi) đoạn thường (gián đoạn và trường tồn), nhất dị (đồng nhất và dị thế), lai khứ (đến và đi) v. v… mà cản trở việc chứng ngộ bốn chân lý của việc kiến đạo. Kiến hoặc chia nhỏ làm bát thập bát sứ. Tư hoặc là các loại tư niệm của phàm phu, về sự vật khách quan, là nảy sinh cái hoặc cảm tham, sân, si, cản trở sự quán chiếu của tư duy tu đạo. Tư hoặc chia nhỏ làm bát thập nhất phẩm. Phiền não có tác dụng công năng phát nghiệp nhuận sinh, trói buộc hữu tình lưu chuyển trong tam giới ngũ thú, vào sinh ra tử để cản trở việc chứng quả chân lý Niết bàn. Hoặc chướng là ngược với Bát nhã đức của Phật Đà.
Triền học sinh tử vô lượng chỉ các loại khổ quả mà chúng sinh phải chịu đựng trong luân hồi sinh tử, cũng gọi là khổ chướng. Chúng sinh do sự dẫn dắt của nghiệp quả bị đưa đến thế gian này, bất luận là sự thể sinh mệnh hay hoàn cảnh sống đều không tốt đẹp như lý tưởng mong muốn, do đó mà đủ loại khổ đau trói buộc chúng ta, làm chúng ta lúc nào cũng thấy như ngạt thở. Những ba khổ, tám khổ, vô lượng khổ v. v… như vẫn nói, tất cả đều làm khổ não thân, cho nên có thể nói cái đại thể tam giới, tất cả chỉ là một bể khổ. Kinh nói: “Tam giới vô an, do như hỏa trạch” (khắp tam giới như một tòa nhà lửa, không có chỗ nào yên), quả không sai tí nào. Khổ chướng là ngược với đức Pháp thân của Phật Đà.
Qua so sanh như vậy, tam chướng của phàm phu, tam đức của Như Lai là khác nhau rất lớn, nếu chúng ta muốn chuyển tam chướng thành tam đức thì phải tu tập đúng phép như Như Lai đã chỉ rõ, sau đó có thể dứt trừ tam chướng mà hoàn thành tam đức, thực hiện được địa vị bình đẳng vô nhị vô biệt với Phật Đà.
“Tâm tính” của ta và của Phật vốn “là một” Phật có tâm tự tính thanh tịnh, cái tâm của chúng ta cũng tự tính thanh tịnh. Thế mà cái “mê” của phàm phu và cái “ngộ” của Phật thì lại khác nhau “trời vực”. Phàm phu sở dĩ làm phàm phu chỉ vì “mê”, chư Phật sở dĩ là Phật vì “ngộ”. Chỉ một đêm nhỏ như vậy mà Phật và chúng ta cách xa nhau lắm. “Suy đi ngẫm lại”, “há chẳng hổ thẹn” hay sao? Người có chút huyết tính, nghĩ đến Phật đã thành chính giác đã có đủ tam đức, còn mình chỉ thì vẫn trong vòng luân hồi, có đủ tam chướng, còn gì hổ thẹn hơn trên đời này nữa không? Vì vậy, đã sinh ra làm người, nên tự tôn tự trọng, không được tự bạo tự khí. Nếu tự bạo tự khí, tự cam trụy lạc mà thiếu quyết tâm vươn tới tự cứu, thì dù với lý do gì cũng khó mà lượng thứ. Vì chúng ta vốn có phận đươc giải thoát, vốn có Phật tính, biết tu tập theo phương châm tôn trọng tính linh của mình thì cuối cùng sẽ có ngày siêu thoát.
Ví như châu báu vô giá mà vùi trong bùn đọng, coi như ngói vụn, không quý tiếc trân trọng.
Đây là ví dụ. Chúng sinh vốn có “tâm tính” thanh tịnh “ví như châu báu vô giá”, hoạt động phiền não của chúng sinh hiện nay cũng ví như “bùn động” ô uế, coi như hạt châu vô giá mà “vùi trong bùn đọng” ô uế, “coi như ngói vụn”, không biết “quý tiếc trân trọng”, thì sai lầm đến thế nào? Mọi người chỉ biết đó là sai lầm mà không biết rằng mình có tâm tính bị vùi trong bùn nhơ, cam tâm làm phàm phu trong sinh tử, suốt ngày vọng tưởng phân biệt, mà không tôn trọng linh tính của mình, không cố gắng vươn lên cầu giải thoát, không tinh tiến ngộ chứng Phật tính, thì còn sai lầm hơn nhiều.
Vì lẽ đó nên dùng thiện pháp vô lượng mà đối trị phiền não, tư đức có công, thì tính đức mới khai hiển. Như châu báu được rửa sạch, đính treo lên cờ cao sẽ tỏa sáng rọi khắp nơi, làm lu mờ hết thảy mọi thứ ánh sáng khác. Như thế thì có thể nói là không phụ công giáo hóa của Phật, không phụ tính linh của mình. Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ bảy vậy.
Tóm tắt những điều nói trên, đã làm người đều có Phật tính, thì “vì lẽ đó” nay làm người, lại may gạp được Phật pháp, “nên dùng thiện pháp vô lượng mà đối trị mọi phiền não”. Phát tâm tu học Phật pháp, bài học duy nhất đầu tiên là đối trị phiền não. Vì chúng sinh sở dĩ lưu chuyển trong luân hồi sinh tử là do sự dẫn dắt của nghiệp lực, mà đứng đầu là phiền não đang không ngừng phá rối. Nếu có diệt trừ sự phá rối của phiền não thì sẽ có thể không tạo ra nghiệp hữu lậu nữa. Không có sự thúc đẩy của nghiệp hữu lậu, thì tự nhiên không phải chịu nỗi khổ tử sinh. Thiện pháp vô lượng, nói rộng là tám vạn bốn ngàn pháp môn. Dùng tám vạn bốn ngàn pháp môn đó đối trị tám vạn bốn nghìn phiền não. Nói giản đơn đó là 6 phép ba la mật mà Bồ Tát tu. Tu như thế đến trình độ hoàn mãn thì chỉ có thể đối trị sạch mọi phiền não.
“Tu đức có công thì tính đức mới khai hiển”. Đây là làm sáng tỏ tính đức và tu đức. Tính đức là công đức vốn có trong Phật tính, cũng gọi là tính đức thiên nhiên. Nhiều kinh điển Đại thừa Chân thường đều từng nói đến, chúng sinh có tạng tính Như Lai, mà tạng tính  Như Lai lại có hằng hà sa số công đức. Vì thế trong bản tính chúng sinh sẳn có một cách thiên nhiên mọi công đức, chỉ có điều là tính đức thiên nhiên ấy từ vo thủy đến nay chưa từng hiện ra. Sở dĩ nó chưa thể hiện, là vì chúng ta chưa có công phu tu đức. Tu đức, tức là công đức do tu mọi thiện pháp mà thành được. Chỗ khác nhau giữa tính đức và tu đức là tính đức là vốn có, còn tu đức là do tu tập mà thầnh. Nếu không cố gắng tu đức hậu thiên đến mức độ có công, thì tính đức tiên thiên sẽ không thể hiển hiện. Vì hai khái niệm tính đức và tu đức, trong Kinh Luận hệ Chân thường đã luôn luôn đề cập đến.
Lại ví dụ: Nếu hạt châu báu vô giá bị vùi trong bùn nhơ, được lấy ra khỏi bùn, rửa sạch bằng nước. Sauk hi rửa sạch, đem hạt châu báu vô giá đã rửa sạch ấy lên trên bờ cao, thì hạt châu đo sẽ tỏa ra quang huy vô hạn, chiếu rọi khắp nơi, nó không chỉ sáng quắc đẹp đẽ mà còn có thể làm lu mờ mọi thứ ánh sáng khác. “Chiếu rọi khắp nơi, làm lu mờ hết thảy”. Tính đức vốn có ví như hạt châu báu vô giá, được cọ rửa mài dũa bằng tu đức thiện pháp vô lượng, thế là tính đức vốn có được khai hiển mà phát ra ánh sáng rạng rỡ chiếu rọi khắp nơi. Ánh sáng của nó không những có thể xua tan cái hắc ám vô minh, mà còn xua tan mọi thứ hắc ám của thế gian, chiếu tỏa khắp thế gian vô biên vô lượng. Đồng thời còn có thể nói, thứ ánh sáng tỏa ra từ tính đức là sáng hơn hẳn bất cứ ánh sáng nào của thế gian.
Phật tử chúng ta biết rõ tính linh sẳn có của mình vốn là sáng quắc rực rỡ và có tính đức thiên nhiên, thì nay, nếu có thể trên cơ sở tôn trọng tính linh của mình mà tu đức một cách thiết thực, thì có thể nói là “không phụ công” Phật Đà quay buồm từ bi xuất hiện ở nhân gian mỏi miệng, nhọc lòng “giáo hóa” chúng ta. Vì Phật hiện về nhân gian thuyết pháp là để giáo hóa chúng ta. Nay theo lời dạy của Phật Đà mà làm, đương nhiên không phụ lòng từ bi giáo hóa nhân loại của Phật Đà. Đồng thời ta tu hành theo lời giáo huấn của Phật, làm cho tính linh ta hiển hiện, không còn bị vùi lấp trong bùn dơ, thì không những không phụ công giáo hóa của Phật mà cũng “không phụ” tính linh vốn có của mình. Từ vô thủy đến nay, chúng ta điên đao mê hoặc, tạo nghiệp chịu khổ, cố nhiên phụ công giáo hóa của chư Phật, thực ra còn phụ cả tính linh của mình. Của nhà quý báu vốn có trong tính linh của mình không đem ra dùng mà cam tâm luân lạc làm kẻ hành khất bần cùng, đó là điều Phật thương xót chúng ta. Nay hiểu rõ tính linh mình là quý báu, lấy việc thành Phật làm mục đích.
--o0o--