PHẬT HỌC CƠ BẢN

GIẢI THÍCH CHÍNH VĂN
 
III- BIỆT THÍCH (Giải thích riêng biệt)
“Niệm Phật trọng ân phát tâm Bồ Đề”.
 
8- Sám hối nghiệp chướng mà phát tâm Bồ Đề
Vì sao phải sám hối nghiệp chướng? Kinh nói phạm một tội cát la, như Tứ Thiên vương tuổi thọ năm trăm năm tuổi xuống nê lê địa ngục. Cát la là tội nhỏ mà còn khổ báo như thế, huống gì tội nặng? Khổ báo khó mà nói hết!.
Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ tám: sám hối nghiệp chướng mà phát tâm Bồ đề. Phàm là đồ đệ Phật, hẳn là rất quen với hai chữ “nghiệp chướng”. Nghiệp có ba loại khác nhau: thiện nghiệp, ác nghiệp và vô ký nghiệp, nhưng thứ nghiệp cần sám hối để tiêu trừ thì nặng về ác nghiệp, do gây tội ác mà có. Người ta một khi tạo ra ác nghiệp thì sẽ gặp những chướng ngại trong quá trình tu hành, cản trở tu hành tinh tiến thuận lợi. Điều này đã nói sơ qua trên kia, chỉ khi nêu ra mười nhân duyên phát tâm bồ đề.
Khi chúng ta gặp chướng ngại do ác nghiệp tạo ra thì phải làm thế nào? Theo Phật pháp , chỉ có một cách duy nhất là sám hối để trừ bỏ, làm cho tâm địa chúng ta thanh tịnh trở lại. Đó là biện pháp thích đsang nhất. Như muốn đi qua một con đường nào đó mà trên mặt đường có một tảng đá to vướng lối đi, thì tất nhiên và trước hết phải vần tảng đá đó đi thì mới có thể đi được.
Nên biết rằng tảng đá lớn cản trở đường cũng giống như nghiệp chướng. Hành giả Phật pháp có nghiệp chướng tội ác, bất luận đi con đường nhân gian, đường giải thoát hayđường lớn Bồ Đề đều sẽ gặp những chướng ngại ở những dạng thức khác nhau, làm cho cảm thấy không thuận lợi trên đường tiến tới
Nghiệp chướng ai ai cũng có, không ai phủ nhận được, chỉ có nặng nhẹ khác nhau mà thôi. Đã là người đều có nghiệp chướng thì khi muốn bước lên con đường lớn Bồ đề, không sám hối sao được! Cho nên trong Pháp môn của Phật Đà có môn sám hối. Pháp uyển châu lâm nói: có một loại người ngu si thường nghĩ rằng: chỉ cần ta không làm ác thì cũng tức là làm thiện rồi, có gì phải sám hối? Người đời nghĩ như vậy không phải là số ít. Lại thường nghe có người nói rằng: chỉ cần tâm tốt là được, cần gì phải tin Phật niệm Phật? Thậm chí còn có người nói: tâm tốt còn hơn ăn chay. Những cách nói như vậy đều sai, không những có hại cho mình, mà còn gây hại cho những người không phân rõ trái phải tà chính. Những người như vậy, không biết có cái gì tác quái trong tâm họ mà khi thấy người chay tịnh tin Phật họ không những không thích, không khen mặt thiện của người, mà còn không chút xấu hổ, chỉ lấy mồm miệng che đậy lỗi lầm.
Trong kinh Phật đã phê phán những người như thế: nếu nói chưa làm ác tức là làm việc thiện, thì chưa làm việc thiện phải chăng cũng là làm ác? Nếu cái lý luận chưa làm việcác cũng như làm việc thiện cũng có thể đứng vững được , nếu không thừa nhận chưa làm việc thiện tức là làm điều ác, thì cũng không thể thừa nhận chưa làm ác tức là làm việc thiện. Từ cái lý mà Phật đã gợi ra này, có thể thấy cái lý luận chưa làm điều ác tức là làm việc thiện là hoàn toàn sai lầm, không thể coi là lý do được. Về điều này, Phật còn nêu thí dụ để làm rõ: nếu chưa làm điều ác cũnh như làm việc thiện, thì các loại súc vật nhân gian như lợn, ngựa, bò, dê có làm các điều ác như giết choc, trộm cắp và những tội khác mà loài người thường phạm đâu, phải chăng các loài súc vật đó có thể coi như việc thiện? Nếu phủ định điều này, thì những quan niệm sai lầm đều phải diệt trừ tận gốc mà không chút nhân nhượng. Không như vậy thì người ta sẽ đi đến những ý nghĩ không đúng, còn ai tu hành thiện pháp?
Đã là người thì ai cũng có nghiệp chướng, đương nhiên phải sám hối: “Vì sao phải sám hối nghiệp chướng?”  Về vấn đề này, xin kể một câu chuyện: khi Phật còn trụ thế có một người đàn bà tại tục, tên gọi là Đề Vi, bà ta nhà nghèo lại góa chồng, đã thiếu sự an ủi của chồng lại gặp khó khăn quẫn bức trong đời sống đến nỗi bà ta thấy cuộc sống không còn lạc thú gì, cảm thấy tội nghiệp của mình rất sâu nặng, muốn đi con đường tự hủy diệt, cho rằng chết đi thì mọi nghiệp chướng cũng không còn, thân tâm sẽ hoàn toàn giải thoát.
Khi bà ta đang do dự bên miệng hố sinh tử thì một Tỳ Khưu xuất hiện trước mặt. Biết được dụng ý của người đàn bà, Tỳ Khưu khai thị bà ta rằng: con bò già kéo một chiếc xe đi tới, cảm thấy xe nặng, khốn khổ, muốn xéo gãy nát chiếc xe đang kéo, cho rằng xe gãy thì nó không phải vất vả kéo xe nữa, thân tâm sẽ khỏi khổ. Nó biết đâu rằng chiếc xe này bị xéo nát, chiếc xe khác sẽ được trồng lên cổ nó, hơn nữa chiếc xe mới sẽ còn nặng hơn, làm nó khổ sở hơn. Từ đó có thể thấy rằng, hủy chiết xe trước không phải là biện pháp giải thoát.
Con bò già mà Tỳ Khưu nói là để ví với người, chiếc xe bò kéo là ví thân thể người. Những người ngu si ở thế gian, cảm thấy cuộc đời đau khổ, muốn hủy diệt một cách không chính đáng sinh mệnh của mình, cho rằng chết là xong tất cả, mọi cái đều trở thành quá khứ. Không biết rằng như vậy là hoàn toàn sai. Nên biết rằng, khi một sinh mệnh kết thúc, do nhân duyên nghiệp chướng, một sinh mệnh mới sẽ tiếp đến. Mà cái sinh mệnh mới tiếp đến này, không ai có thể đảm bảo, không ai có thể nắm chắc là sẽ tốt hơn sinh mệnh cũ. Thế thì, hà tất phải hy sinh cái sinh mệnh đáng quý này?
Tỳ khưu sau khi đưa ra cái thí dụ trên cho Đề Vi lại nói tiếp: như mặt trăng trên trời vốn là sáng, vì bị mây đen che khuất, cho nên ánh sáng bị che chắn. Cái mặt trăng tâm chúng ta, vốn cũng sáng, chỉ vì cái nghiệp kiếp trước, ánh sáng tâm người bị tội nghiệp che khuất, vì thế cảm thấy cuộc sống đau khổ. Muốn khỏi phải chịu khổ quả, trước hết phải trừ bỏ khổ nhân, trừ bỏ tội nghiệp của khổ nhân, cái biện pháp duy nhất vô nhị là chí thành sám hối. Nếu biết sám hối thì sẽ như bó đuốc xua tan bong tối, mọi hắc ám của tội nghiệp.
Nhờ ngọn đuốc lớn chiếu rọi sẽ tự nhiên trở thành không có.
Từ sự gợi ý của Tỳ khưu, chúng ta có thể biết rõ: Sống làm người trên thế gian này, không sợ thừa nhận có nghiệp, chỉ sợ không sám hối trừ bỏ nghiệp chướng.Không cố gắng về mặt này mà sợ, không dám thừa nhận nghiệp chướng thì mới thực sự là không phương cứu chữa. Người ta học Phật pháp, nên thừa nhận nghiệp chướng của mình là nặng, tiến lên theo phương pháp sám hối mà Phật đã dạy mà sám hối một cách chí thành khẩn thiết.
Bây giờ xin giải thích từ sám hối
1-Sám là tự thú, hối là phục. Như người thế gian đắc tội với vua,ngoan ngoãn thuận phục, không dám trái.Không trái tức là phục, thuận phục tức là tự thú. Người tu học Phật pháp cũng vậy, phủ phục dưới chân Tam Bảo, thuận phục đạo lý chư pháp, từ đó không dám làm sai trái, thì gọi là sám hối. 2- Sám là tu việc tới, hối là sửa việc đã qua, việc ác bất thiện đã làm ngày trước, bây giờ biết rõ là không đúng. Thế là ghét bỏ, xa lánh điều không đúng đã làm gọi là hối. Còn những thiện pháp trước đây đã bị dứt bỏ thì nay biết là phải làm, và từ nay về sau, tinh tiến dũng mãnh tu tập, cho nên gọi là sám. Nói chung lại “khi vãng cầu lai” (vứt bỏ quá khứ, tìm đến tương lai) gọi là sám hối. 3- Những điều sai đã làm đem bày ra, mọi tội lỗi đem bộc lộ hết, không chút che đậy, giấu giếm gọi là sám, từ bỏ dứt trừ cái tâm làm ác,, dứt bỏ mọi ý nghĩ làm ác, thì gọi là hối. Như thế, dứt bỏ hết cái tâm làm ác, cái việc làm ác gọi là sám hối.
Sám hối không thể tùy tiện mà được, phải có chỗ thích đáng, chỗ sám hối lý tưởng nhất, không gì hơn là dựa vào pháp tính, đây là chỗ sám hối tối diệu, tối thượng, là chỗ sám hối cao hơn hết thảy. Hành giả sám hối nghiệp chướng, nếu như thật sự hiểu cái ý nghĩa đó, trước hết nên tìm đạo lý pháp tính làm chỗ sám hối. Tìm được chỗ đó rồi thì làm gì tiếp theo? Phổ Hiền quán nói: “Ngồi ngay ngắn niệm thực tướng, các tội như sương mócm mặt trời trí tuệ có thể tiểu trừ. Tâm ta tự không, phúc tội vô chủ, thế gọi là đại sám hối., thế gọi là trang nghiêm sám hối, thế gọi là vô tướng sám hối”. Hành thực tướng sám hối chỗ y pháp tính, thì những tội ác ta quán sẽ không còn là tội ác, tội ác lúc đó sẽ thành thực tướng, phúc đức mà ta quán cũng không còn là phúc đức, phúc đức lúc đó sẽ thành thực tướng. Mọi tội phục thuần là thực tướng, ngoài thực tướng ra không còn tội phúc gì khác cả, thế gọi là chân thực sám hối. Mấy câu thường nói: “Tội sinh từ tâm, đem tâm sám hối, khi tâm diệt thì tội cũng không, tâm mất tội diệt thảy là không, sám như vậy là chân” cũng chính là biểu hiện của tinh thần sám hối đó.
“Kinh nói: phạm một tội cát la, như Tứ Thiên vương thọ năm trăm tuổi phải đày xuống địa ngục nê lê”. Nói đến tội ác, khỏi phải nói, có tội nặng nhẹ khác nhau. Tội nặng nhất là 4 tội ba la di; tội nhẹ nhất là tội Đột cát la, cũng tức là tội cát la đã nói trong bài này. Đột cát la là tiếng Ấn Độ, Trung Quốc dịch là ác tác, ác thuyết (việc làm ác lời nói ác) Ác tác là chỉ tội do thân gây ra; ác thuyết là tội do miệng gây ra. Bất luận là do thân phạm hay miệng phạm, chỉ cần thuộc loại tội cát la thì nói chung đều là tội nhỏ, nhẹ nhất. Hãy nói một Tỳ khưu khi khoác áo, phải khoác cẩn thận lên mình, nếu vấn áo lên cổ, hoặc trùm áo lên đầu thì đều là phạm tội đột cát la. Lại như đi đường không để ý đến uy nghi của mình mà tỏ ra khinh xuất coi thường thì cũng phạm tội đột cát la. Tuy nói rằng đi đứng không đến nỗi gì ảnh hưởng đến người khác, nhưng đã là Tỳ khưu thì vẫn phải để ý giữ gìn. Còn nữa, Tỳ khưu mà tư thái ngồi không ngay ngắn nghiêm trang, cũng tức là phạm tội đột cát la. Trên đây là nói tội do thân phạm. Còn tội do miệng phạm thì thí dụ như nói năng khinh bạc cười cợt, khi đang ăn, vừa ăn vừa nói, hoặc nói với người khác mà không dùng lời lẽ đúng phép v. v… đều là phạm tội đột cát la.
Phạm tội đột cát la thì dễ dàng sám hối, chỉ cần sau khi phạm không lâu thì bộc lộ với người khác, tỏ ra sám hối là tội có thể tiêu trừ; còn như nếu đã phạm mà không sám hối thì dù chỉ phạm một tội cát la rất nhỏ sau khi chết cũng sẽ bị đày xuống nê lê địa ngục. Một khi đã bị đày xuống nê lê địa ngục thì sẽ phải chịu tội ở dưới đó trong một thời gian dài dằng dặc, không thể thoát ra sau một thời gian ngắn. Trên kia đã nói, tuổi thọ của người ở Tứ Thiên vương thiên là năm trăm tuổi, tuổi thọ của người nhân gian không thể sánh được. Một ngày đêm ở Tứ Thiên vương bằng năm mươi năm ở nhân gian. Cứ ba mươi ngày tính là một tháng, thì một tháng ở Tứ Thiên vương thiên dài bằng một nghìn năm trăm năm nhân gian. Cứ mười hai tháng tính là một năm, thì một năm Tứ Thiênvương thiên dài bằng một vạn tám nghìn năm nhân gian. Tuổi thọ ở Tứ Thiên vương thiên là năm tram tuổi, cứ thế mà tính, năm trăm năm ở đây dài bằng chín triệu năm ở nhân gian. Chư vị thử nghĩ xem: phạm tội nhỏ cát la mà phai chịu khổ báo lâu dài như vậy có đáng sợ không?
Đột cát la là tội nhẹ, bình thường có thể bỏ qua. Thế mà “phạm một tội nhỏ cát la, khổ báo đến như vậy, huống gì phạm trọng tội thì khổ báo đến mức nào, thật khó nói hết”.
Đến đây, có một vấn đề cần nêu ra thảo luận:
Phạm một tội nhỏ cát la có thể sám hối, thế thì phạm tội nặng ba la di có thể sám hối không? Vì vấn đề này, quan niệm của các bộ phái khác nhau. Có phải cho rằng, phạm trọng tội không thể sám hối được, vì phạm trọng là đã mất giới thể. Một Tỳ khưu đã mất giới thể thì cũng mất luôn tư cách Tỳ khưu. Có phải lại cho rằng, dù đã phạm trọng tội cũng vẫn có thể theo pháp mà sám hối thanh tịnh, mà trở thành một Tỳ khưu đúng phép. Hai quan niệm này đều có thể tìm được căn cứ trong kinh. Có kinh nói không thể sám hối, có kinh nói có thể sám hối. Quan niệm trước nói chung có thể hiểu, còn quan niệm sau có người không cho là như vậy. Ở đây xin căn cứ vào kinh mà trình bày như sau:
Một lần Phật nói với Xá Lợi Phất rằng: trước kia có một Tỳ khưu tên là Hân Khánh đã từng phạm tứ căn bản giới, sau đó vào Tăng đoàn tự bộc lộ với mọi người, qua chín mươi chín đêm không nghĩ, không ngũ, xin được sám hối một cách khẩn thiết chí thành, thế là “giới căn vẫn sinh như lúc đầu mới thụ giới”. Từ đây có thể nói, đã phạm bốn giới luật căn bản, vẫn có thể sám hối được, nhưng phải chí thành khẩn thiết phát lộ sám hối thì mới có thể sám hối thanh tịnh, không phải qua quít mà lại sinh giới căn được.
Một bộ kinh khác có quan niệm hơi khác. Phật bảo Tỳ khưu: phạm bón giới căn bản, cố nhiên có thể sám hối, nhưng phải nói cho người khác biết ngay sau khi phạm tội, không được che giấu chút nào, nếu che giấu tội đã phạm thì không những không thể sám hối tiêu trừ mà còn phạm thêm tội che dấu tội lỗi.
Theo những điều đã nói trên, có thể hiểu rằng bất cứ tội gì cũng có thể sám hối, vấn đề chỉ là tội nặng hay nhẹ mà phải vận dụng phương pháp sám hối khác nhau. Phương pháp sám hối phải đúng phép và cái tâm cầu xin sám hối càng phải khẩn thiết chí thành. Như vậy, không có tội gì không thể sám hối thanh tịnh.
Nay chúng ta trong sinh hoạt hàng ngày, nhất cử nhất động luôn luôn phạm giới luật, ăn cơm uống nước phạm thi la.
Tứ chúng Phật tử chúng ta ngày nay, trong đời sống hàng ngày, nhất cử, nhất động cùng luôn luôn phạm vào giới luật của Như Lai. Các vị chớ nên nghĩ rằng đây là nói qua sự thật là như vậy, vì giới luật là rất tỉ mỉ chi tiết, chỉ hơi không lưu tâm một tí là trái với giới luật. Như Tử Bách đại sư rất nổi tiếng, hơn bốn chục năm trời lưng không chạm chiếu, vẫn tự nhận rằng chưa thể trì giới thanh tịnh đúng phép, không dám thụ giới sa di, Tỳ khưu cho người khác. Khi bất đắc dĩ không thể thoái thác được cũng chỉ thụ ngũ giới mà thôi. Lại như Ngẫu Ích đại sư tuy đã thụ giới Tỳ Khiêu, sau đó cảm thấy mình chưa đủ tư cách một Tỳ khiêu đã tự động rút xuống bậc tam quy, về sau tinh thiến dũng mãnh tu chiếm sát sám, cầu đượcquẻ thẻ Bồ Tát, mới tự nhận là Bồ Tát sa di. Tỳ khiêu giới cực kỳ tỉ mỉ, trong đời sống thường ngàynếu không chú ý thật chặt chẻ thì khó có thể thủ trì thanh tịnh. Thái Hư đại sư từng khiêm tốn nói: “Tỳ khiêu không phải là Phật vị thành”, Hoàng Nhất luật sư cũng khiêm tốn nói: “Nói ngay như tôi, về Bồ Tát giới chỉ có danh không có thực, sa di giới và Tỳ khiêu giới quyết hẳn là chưa được, chính ngay ngũ giới cũng không dám nói là hoàn toàn, chỉ có thể nói là ưu bà tắc (thiện sĩ)xuất gia mà thôi. Đây là nói thật có thể thấy muốn làm một Tỳ khưu đúng phép, còn khó hơn làm một Bồ Tát!
Không chỉ nhất cử nhất động thường vi phạm giới luật Như Lai, cả đến “Ăn cơm uống nước” cũng “luôn phạm thi la”. Thi la là tiếng Ấn Độ, dịch ra tiếng Trung Quốc là “thanh lương” (trong mát), cũng là một tên khác của “giới”. Đại thừa nghĩa phương nói: “cái gọi là thi la, cũng tức là thanh lương, cũng tức là giới. Cái sai trái tam nghiệp thiêu đốt hành giả. Sự và nghiệp như nhiệt, giới có thể dập tắt được nên gọi là thanh lương. Cái tên thanh lương là trái nghĩa với nó (chỉ nghiệp-ND). Vì có thể phòng, ngăn, nên gọi là giới, Đại trí độ luận đã giải thích từ thi la như sau: thi la tiếng Tần (các nước Tây vực xưa gọi Trung Quốc là Tần-ND) là tính thiện. Thích Ca làm việc thiện, không tự buông thả mình gọi là thi la. Có người thụ giới làm việc thiện, có người không thụ giới mà làm việc thiện đều gọi là thi la”. Như vậy thi la thông nghĩa với thiện hạnh. Người có thể xa lìa tội ác mà làm các việc thiện, tất nhiên sẽ cảm thấy yên tâm, thoải mái và phải đạo. Nhìn mình nhìn người đều không có gì phải hổ thẹn, đương nhiên lòng không nóng nay sầu não mà cảm thấy thanh thản, tự tại lìa xa mọi thứ uế ác.
Ăn cơm uống nước hàng ngày vì sao cũng nói là phạm thi la? Đó là vì trong khi ăn cơm uống nước không thể tránh được việc thương tổn tàn hại bao nhiêu sinh vật nhỏ bé. Nói “Phật nhìn một bát nước, bốn vạn tám nghìn con trùng” là vậy. Đây cũng có thể coi là tá chứng của việc phạm thi la trong ăn uống. Ấn Thuận đạo sưđã từng nói: “Thụ giới dễ mà giữ giới khó”. Thụ giới dễ dàng bao nhiêu! Chỉ cần làm những nghi thức cần thiết trước chúng sư truyền giới thì có thể coi là đã thụ giới rồi. Nhưng thụ giới rồi, muốn trì thụ thanh tịnh thì lại khá khó khăn. Vì thế Phật nói: “Ở Diêm phù đề phương nam này nếu có năm Tỳ khưu thanh tịnh đúng phép, thì chính pháp có thể trụ thế rồi. Trong thời mạt pháp ngày nay, chưa nói là khó tìm được năm người Tỳ khưu thanh tịnh đúng phép, dù chỉ muốn tìm một thanh niên phát tâm xuất gia cũng đã không dễ dàng rồi. Vốn dĩ, thế tục nói: “Người ta không phải thánh hiền, ai có thể không có lỗi lầm? Phật pháp nói; “Người chưa chứng quả, ai có thể không phạm giới”?Vấn đề là có thể sửa chữa lỗi lầm và sám hối hay không. “Quá nhi năng cải, thiện mạc đại yên” (có lỗi mà sửa được, thì đó là việc không điều thiện nào lớn hơn). “Phạm tội phải sám hối, sám hối có thể trở thành thanh tịnh”. Trên lập trường Phật pháp mà nói: có thể không phạm giới đương nhiên là tốt nhất, nhưng một khi đã phạm giới thì nên thấy hổ thẹn, thấy đó là nghiệp chướng của mình, luôn luôn đòi hỏi sám hối thanh tịnh. Còn nếu đã phạm giới mà vẫn cho là đúng, thì đó là tội lỗi không thể tha thứ.
Tội lỗi phạm trong một ngày cũng đã là vô lượng, huống gì tội lỗi đã phạm suốt đời suốt kiếp, thì thật không thể nói hết.
Tội lỗi mà thân tâm, hành vi hoạt động của ta đã phạm trong một ngày từ sáng đến tối đã là vô lượng vô biên, huống gì tội lỗi đã phạm cả đời suốt kiếp? Độ nhiều của những tội lỗi đó thật là không thể nói hết. Tội lỗi của chúng sinh đã gây ra không thể tính . Nếu như nó có thể tính, thì như Phật nói trong Phổ Hiền hành nguyện phẩm: tận hư không biến pháp giới cũng không chứa hết tội lỗi đã gây ra. Thử nghĩ có bao nhiêu là tội?
Hãy lấy ngũ giới mà nói, mười người thì chín người phạm, lộ ra thì ít, che giấu thì nhiều. Ngũ giới gọi là ưu bà tắc giới, còn chưa thể thủ trì đầy đủ, huống gì sa di giới, Tỳ khưu giới, Bồ tát giới v. v… thì càng bất tất phải nói.
Phật đã quy định giới luật khác nhau cho thất chúng đệ tử, nay “hãy lấy ngũ giới mà nói”. Ngũ giới là giới luật giành riêng cho những Phật tử tại gia gồm: không sát sinh (bất sát), không trộm cắp (bất đạo), không tà dâm (bất tà dâm) không nói dối (bất vọng ngữ) và không uống rượu (bất ẩm tữu). Người thụ ngũ giới rất nhiều, nhưng mười người thụ giới, thì có lẽ đã chín người phạm giới. Người có thể thủ trì thanh tịnh là rất ít, rất ít, đã thế những tội lỗi phạm giới phát lộ ra thì ít mà che giấu thì nhiều. “Ngũ giới gọi là Ưu bà tắc (thiện nam, thiện sĩ) giới, mà còn khó trì thủ đầy đủ, viên mãn huống gì sa di giới, tỳ khiêu giới, Bồ tát giới khó giữ hơn nhiều thì bất tất phải nói nữa. Sa di phải giữ mười giới, Tỳ khưu phải giữ 250 giới, Bồ tát có ba tụ tịnh giới, hoặc Phạm võng kinh nói mười giới chính và 48 giới phụ, hoặc như Ưu bà tắc giới kinh nói 6 giới chính loại 8 giới phụ. Các loại giới nói trên đều khó giữ cho thanh tịnh đúng phép. Nhất là Bồ Tát giới so với Tỳ Khiêu giới, thì về đại thể, Bồ tát giới không khắt khe về tiểu tiết, nhưng trên thực tế thì khó giữ hơn nhiều. Bởi vì Tỳ khưu giới thì phải qua việc làm và lời nói mà coi là phạm giới, còn Bồ Tát giới thì tính từ tâm, chỉ cần nói có một chút ý nghĩ bất chính đã coi là phạm giới rồi. Lấy những việc bình thường hàng ngày mà nói: một người đã thụ giới Bồ Tát, tuyệt đối không được nói lời của tứ chúng. Xem ra ngày nay số người thụ giới Bồ Tát rất nhiều nhưng đã có mấy người giữ được điều giới này? Nhưng chư vị không nên vì thấy giữ giới khó khăn mà không dám thụ giới, nên biết rằng thụ giới có công đức của thụ giới, thụ giới  mà có thể giữ giới, công đức của nó cũng là vô lượng.
Hỏi danh nghĩa thì nói rằng tôi là Tỳ khiêu. Nhưng thực chất thì chưa đáng là Ưu bà tắc, há không đáng hổ thẹn sao?
Mấy câu này là nhằm vào Tỳ khiêu. “Hỏi danh nghĩa thì trả lời là Tỳ khưu, nhưng hỏi thực chất thì vẫn chưa xứng là ưu bà tắc tại gia học Phật. Hữu danh vô thực, danh thực không phù hợp nhau như thế, chẳng lẽ không cảm thấy hổ thẹn hay sao? Hiện tượng này vẫn tồn tại trong Phật giáo từ xưa, nhưng nay nghiêm trọng hỡnưa mà thôi. Phật giáo đến ngày nay, có thể nói là suy bại đến cùng cực! Tìm căn nguyên của hiện tượng này, thì căn bản là do tăng lữ ngày càng kém cỏi, mà sở dĩ tăng lữ ngày càng kém, thực ra là vì giới học bị buông lỏng. Kéo dài mãi hiện tượng này thì tiền đồ của Phật giáo thật là khó mà tưởng tượng nổi.
Nên biết được rằng không thụ Phật giới thì thôi, đã thụ giới thì không được phạm giới. Không phạm giới thì thôi, khi đã phạm giới thì cuối cùng ắt phải rơi vào tam ác đạo.
Anh lạc bản nghiệp kinh nói: “Mọi chúng sinh khi mới vào biển Tam Bảo, phải lấy lòng tin làm gốc; xuất gia tu Phật phải lấy giữ giới làm gốc”. Cho nên làm một đẹ tử Phật, nhất là Phật tử xuất gia tu hành thì phải thụ  giới, trì giới. Điều này cũng như ra nhập bất cứ một đoàn thể xã hội nào thì đều phải tuân thủ điều lệ của đoàn thể đó. Hơn nữa, trong kinh Di giáo, Phật đã đặc biệt răn dạy chúng ta: “nếu như người ta có thể trì giới thanh tịnh thì tất sẽ có thiện pháp. Nếu không trì giới thanh tịnh thì mọi công đức thiện đều không yên ổn thứ nhất của công đức”. Phật Đà sở dĩ nhiều lần răn dạy đệ tử phải thụ giới, trì giới “nên biết rằng những giới cấm của Phật “, không thụ giới thì thôi , một khi “đã thụ giới” thì không thể phạm giới. Vì đây là căn bản của mọi thiện pháp, là cánh cửa lớn đóng cặt ác thú, là chỗ xuất phát để người ta vươn lên, là chính nhân để hướng về giải thoát. Nếu đã thụ giới mà lại phạm giới thì cuối cùng ắt phải “rơi vào tam ác đạo” để hứng chịu khổ quả của tam ác đạo, vĩnh viễn khó mà thoát ra.
Trí độ luận kể câu chuyện như sau: có một người nghèo khó, vì đói khổ không biết dựa vào đâu, nên ngày ngày cầu trời xin của cải, trước sau đã cầu khẩn mười hai năm. Thời gian mười hai năm đâu có ngắn ngủi gì, do đó đã làm trời cảm động. Một hôm thiên thần bỗng hiển hiện trước mặt người nghèo khổ kia và hỏi rằng: “Ngày nào ngươi cũng thành kính xin ta , ngươi muốn xin cái gì?” “Con từ nhỏ đến nay nghèo khổ, cho nên điều cầu xin duy nhất của con là làm sao từ nghèo chuyển thành giàu để con được chút vui sướng”. Người nghèo khổ trả lời thiên thần như vậy. Thiên thần nghe rõ lời cầu xin của người nghèo liền ban cho người ấy một lọ quý kỳ diệu. Cái lọ quý kì diệu ở chỗ nó có thể biến hóa vô cùng, trong lòng muốn gì thì cái lọ quý lập tức biến ra cái đó, cầu gì được nấy, chưa bao giờ người ngheo kia phải thất vọng. Thế là cái người nghèo gặp vận may đó, chẳng mấy chốc không những có nhà đẹp, lại có cả áo đẹp, thất bảo, thật đúng như người trời đã nói, nghĩ được áo, nghĩ ăn được ăn, muốn nhà có nhà, muốn xe có xe, nhờ đó lập tức trở thành một phú ông giàu có. Sự giàu lên đột ngột của ông ta làm bạn bè ông ta chú ý, mọi người đèu kinh ngạc hỏi ông ta có cái nguyên nhân gì đã giúp ông ta giàu lên trong một thời gian ngắn. Ông ta cũng vui vẻ kể lại đầu đuôi việc thiên thần ban cho ông cái lọ quý, lại còn đắc ý đứng trên cái lọ quý hoa chân múa tay. Ngờ đâu khi ông ta đang cao hứng nhảy múa như vậy, cái lọ bỗng vỡ ra, nhà đẹp áo đẹp và mọi cái khác trong khoảng khắc không thấy đâu nữa, giấc mộng đẹp của ông ta vụt tan biến. Câu chuyện này muốn nói: Một người đã thụ giới thì mọi công đức, pháp tài có thể từ đó mà nảy sinh, nhưng một khi đã phạm giới, tất cả công đức sẽ vì vậy mà mất hết. Cho nên, sau khi đã thụ giới mà lại phạm giới thì tất nhiên sẽ rơi xuống ác đạo. Trì giới khó khăn như vậy, ai cũng không thể nắm chắ là không phạm giới chút nào. Thế thì, khi đã phạm giới phải bố cứu thế nào?
Nếu không tự mẫn mẫn tha, tự thương thương tha, thương mình thương người, tự xót mình xót người, thân khẩu khẩn thiết miệng khấn lệ rơi, cùng khắp chúng sinh cầu xin sám hối, thì ác báo nghìn đời muôn kiếp khó thoát; Ấy là nhân duyên phát tâm Bồ Đề thứ tám vậy.
Thụ giới rồi mà phạm giới thì biện pháp bổ cứu duy nhất là cầu xin sám hối, chỉ có đau buồn cầu xin sám hối thì tội nghiệp mới có thể tiêu trừ, nếu không thế thì rất khó đạt được thanh tịnh. Vậy sám hối thế nào? Trước hết phải tự mình thương mình vì sao đã gây ra nhiều tội nghiệp đến thế? Từ mình suy ra người khác, thương người khác tại sao cũng gây ra nhiều tội ác như mình. Tiến tới đau lòng cho mình vì sao mê hoặc đảo điên như vậy? Từ mình suy ra người khác vì sao cũng mê hoặc điên đảo như mình. Vì mình, vì chúng sinh trong mê hoặc điên đảo đã đời đời kiếp kiếp tạo ra tội ác, nay phải quỳ trước Tam Bảo kính thành lễ bái, miệng thì bộc lộ tội lỗi, thân khẩu hai nghiệp cùng khẩn thiết như vậy, miệng khấn lệ rơi, cùng khắp mọi chúng sinh “dau buồn cầu xin sám hối” Thân và miệng cùng khẩn thiết là biểu thị tam nghiệp cùng khẩn thiết đồng thời, vì họat động của hai nghiệp thân và khẩu tất phải do sự thôi thúc của ý nghiệp, cho nên trong thân khẩu là bao hàm cả ý nghiệp. Miệng khấn lệ rơi là tỏ trạng thái chí thành khẩn thiết. Hai chữ “nếu không” (nhược phi) trong bài là biểu thị ý giả dịnh. Giả định không cầu xin sám hối như vậy, thì tội nghiệp không tiêu trừ được, thì như Kinh nói: “giả sử qua trăm kiếp mà nghiệp đã gây ra không mất, thì khi nhân duyên gặp nhau, quả báo vẫn tự mình gánh chịu”. Như vậy, “muôn đời nghìn kiếp” rơi vào trong nẻo ác, mãi mãi chịu mọi “ác báo” muốn trốn cũng không thể trốn thoát được, thân thể trên thé gian này, trốn sự trờng trị của phép nước còn có thể được. Chỉ có nghiệp báo là không có cách nào trốn tránh được, “chỉ có sám hối có thể tiêu trừ nghiệp chướng”. Chỉ có khi nào nghiệp chướng tiêu trừ, thì mới có thể không phải chịu ác báo. Vì như thế cho nên, trong rất nhiều kinh, Phật dạy mọi người phải sám hối, không chỉ vì mình mà còn phải vì chúng sinh mà sám hối làm cho mình và chúng sinh đều sám hối thanh tịnh, từ đó mà thâm tâm được giải thoát. Đây là nhân duyên phát tâm Bồ đề thứ tám.
--o0o--