Ðạo Phật & Khoa Học
Nguyễn Mộng Khôi
--o0o--
     
            Có những tôn giáo một thời đã làm mê hoặc được số đông tín đồ. Nay, một số tín điều căn bản đã tỏ ra sai lầm dưới ánh sáng khoa học. Ngược lại, Phật giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, tư tưởng trong các kinh điển cho tới phương pháp hành trì, rất là tương hợp với khoa học, Ngày nay, Phật giáo đã đi vào thế giới Tây phương một cách nhẹ nhàng, cởi mở và hòa đồng. Cho nên thế giới Tây phương càng ngày càng hâm mộ Phật giáo về những sắc thái tiến bộ của Phật giáo, có những khoa học gia thượng thặng ngày nay cũng đã nhận ra rằng tư tưởng Phật giáo đã giúp họ rất nhiều trong việc giải thích những hiện tượng khoa học và dẫn họ đến những tư tưởng mới và khám phá mới trong khoa học.
            Quan niệm về: VŨ TRỤ, VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, VI TRÙNG TRỊ LIỆU Y KHOA..v..v.. của Phật giáo hầu như tương hợp hoàn toàn với những kiến thức ngày naỵ
            Trên 25 thế kỷ trước, Ðức Phật nói kinh A-Di-Ðà:
            - Ông Xá-Lợi-Phất! Thế giới phương Tây có Ðức Phật Vô Lượng Thọ, Ðức Phật Vô Lượng Tướng, Ðức Phật Vô Lượng Tràng, Ðức Phật Ðại Quang, Ðức Phật Ðại Minh, Ðức PhậT Bảo Tướng, Ðức Phật Tịnh Quang, các Ðức Phật như thế nhiêù như số cát sông Hằng, các Ngài đều ở tại Nước Các Ngài, hiện ra tướng lưỡi rộng dài, che khắp ba nghiệp Ðại Thiên Thế Giới.  
            Các Ðức Phật như thế nhiều như số cát sông Hằng đó, mỗi vị đang giáo hóa chúng sinh trên vô lượng hành tinh trong vũ trụ. Năm 1960, giáo sư Drake đã đưa ra một công thưc để tính số lượng những hành tinh có nền văn minh trong giải Ngân Hà:
            N = T  x  Sht  x  Ssv  x  Sss  x  Svm  x  Ssll  x   Stt                 
              N: Số những nền văn minh trong giải Ngân Hà               
          T: Tỉ số sinh sản của sao trong Ngân Hà
          Sht: Số sao loại mặt trời có khả năng có hành tinh. Có những sao không có hành tinh quay chung quanh
          Ssv : Số hành tinh trong hệ thống sao trên có môi trường thích hợp với sự sống của sinh vật
          Sss: Phần của những hành tinh có khả năng có sinh vật trong đó sự sống được phát triển thật sự
           Svm: Phần của những hành tinh có sự sống thật sự trong đó có một nền văn minh phát triển.
           Ssll: Phần của những xã hội văn minh có khả năng liên lạc với những nền văn minh khác. Trái đất hiện nay là một quá trình lâu dài. Sự sống bắt đầu cách đây ba tỉ năm đưới những hình thức vi sinh vật. Loài người mới xuất hiện cách đây khoảng một triệu năm.
            Stt: Tuổi thọ của xã hội văn minh đó. Khi một nền văn minh phát triển đến một điểm cao, nó có thể tự hủy bằng những vũ khí hoặc những tai nạn có sức tàn phá khủng khiếp.
Công thức này được giáo sư Drake trình bày ở kỳ họp hội đồng thiên văn quốc tế năm 1979 tại Montreal, Canada với đề tài Chiến Lược tìm kiếm sự sống trong vũ trụ.   
Thật sự trong vũ trụ có hàng tỉ giải ngân hà và nói rằng số chư Phật đang giáo hóa chúng sinh tại Nước Các Ngài nhiều như số cát sông Hằng không quá sự ước tính của các nhà thiên văn hiện tại.
Nói đến quan niệm về vũ trụ của Phật giáo chúng ta không thể bỏ qua kinh Hoa Nghiêm, phẩm thế giới thành tựu. Trong phẩm này, Bồ Tát Phổ Hiền tuyên thuyết của mười đặc tính của các thế giới: Nhân Duyên khởi, chỗ Trụ Nương, Hình Trạng, Thể tánh, Thanh Tịnh tánh, Trang Nghiêm tánh, Phật xuất hiện, kiếp trụ, kiếp chuyển biến sai biệt và vô sai biệt.
Trong 10 đặc tính của các thế giới, tôi chỉ luận về Hình Trạng của các thế giới trong giải thiên hà, ngân hà. Chúng ta hãy đọc đoạn kính văn sau đây: Lúc đó, Phổ Hiền Bồ Tát lại bảo chúng rằng chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn... hoặc hình như nước xoáy... hoặc hình như hoa... có vi trần số sai khác như vậy.
So sánh với những hình trạng của các chòm sao, giải thiên hà, ngân hà khám phá bởi khao học ngày nay chúng ta thấy Phật giáo đã mô tả hình trạng của chúng một cách vô cùng chính xác. Thí dụ như hình nước xoáy, chúng ta có thể quan sát được trong các chòm sao như Letus, Pegasus và Hercules, hình sông là giải ngân hà (milky way) và nhiều thiên hà khác, hình dạng như hoa là những khối tinh vân trong khoảng không gian liên-thiên-hà có chứa hàng tỷ ngôi sao...Chúng ta không thể tưởng tượng được ở một thời chưa hề có kính thiên văn. (Mãi đến thế kỷ XVII, Galileo (1564-1642) mới chế ra kính thiên văn) mà Ðức Phật và các vị Dõi Bồ Tát đã có những hiểu biết chính xác về vũ trụ như trên. Có lẽ vì khâm phục tri kiến của chư Phật và các vị Bồ Tát, nhà bác học lừng danh nhất thế kỷ XX này, Albert Einstein (1879-1995) viết:
- Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ (cosmic religion)... Bao gồm cả thiên nhiên vật lý và tinh thần... Phật giáo bao gồm các thứ đó... Nếu có một tôn giáo nào đáp ứng được yêu cầu của nền khoa học tân tiến, tôn giáo đó chính là Phật giáo(The religion of the future will be cosmic religion... cover both the natural and spiritual... Buddhism answers this description... if there is any religion that would cope with the modern scientific needs, it would be Buddhism).
Cho tới ngày nay giáo ly của nhà Phật chưa có điều gì ngược lại với khoa học.  Trước đây, một số người đi lễ chùa nghe Thâỳ tụng Bát Nhã Tâm kinh: Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc(Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc, Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc), họ không khỏi thắc mắc và hoài nghi, nhưng từ khi nhà bac học Niels Borh đã nghiên cứu về ánh sáng và thấy được: Ánh sáng không là Hạt (particle) và cũng chẳng là Sóng(way) mà nó vừa là Hạt vừa là Sóng, cả hai thứ bổ túc cho nhau, nó vừa Có vừa Không.
Nếu Hạt Sóng là yếu tố căn bản của ánh sáng thì các khoa học gia đang tìm thành phần nhỏ nhất của vật chất.  Mãi đến cuối thế kỷ thứ XiX các nhà vật lý nguyên tử đã tìm được và khẳng định rằng thành phần cuối cùng của vật chất là Nguyên Tử và đặt tên mới bằng tiếng Hy Lạp (Atom) có nghĩa là không thể chia cắt được nữa.  Kích thước của nguyên tử rất nhỏ chỉ bằng 10-8 cm(1 cm có thể sắp xếp 100 triệu nguyên tử). Tin mới này thật ra đã có từ thời Phật Thích Ca. Ở Ấn Ðộ, thời Phật, danh từ Paramãnu có nghĩa tương đương với nguyên tử. Một hạt bụi rất nhỏ mà ta thấy bay vởn vơ trong làn ánh sáng được gọi là Ratharenu. Một Ratharenu phân làm 36 Tajjaris. Một Tajjaris chia làm 36 Anus và một Anus chia làm 36 Paramãnus(nguyên tử), như vậy thì trong hạt bụi nhỏ có 46656 nguyên tử.
Ðến đầu thế kỷ XX, các nhà bác học bảo nguyên tử chưa phải là nhỏ nhất, nó được cấu tạo bằng những hạt nhỏ hơn: electron, proton, neutron . . .
Giữa thật niên 60, các nhà bác học lại tìm ra thêm những Phản Hạt của electron, proton, neutron... người ta gọi những hạt này là hạt cơ bản(elementary particle).
Tới thập niên 70, khoa học tiến bộ hơn, có những máy gia tốc năng lượng rất lớn, họ đã tìm ra Hạt Quarks 3 hạt quarks mới bằng một hạt cơ bản. Trong kinh Phật có một danh từ tương đương với Quark là hạt Lân Hư Trần (nghĩa là hàng xóm của Hư Không), (Quart có kíck thước 10-16 cm).
Những khám phá mới nhất của các nhà bác học nguyên tử ngày nay vẫn đi sau tri kiến của Phật. Nhưng họ còn kinh ngạc hơn khi biết được Ngài đã Thấy những vi sinh vật khi bát nước trong trẻo vừa múc lên từ miệng giếng và Ngài đã Chú vãng sinh cho những sinh vật bé nhỏ này trước khi uống:
- Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng
Mãi hơn 24 thế kỷ sau, bác sĩ Louis Pasteur (1822-1895) mới tìm ra những vi sinh vật này (vi trùng). Công trình nghiên cứu đã đưa Pasteur lên đài danh vọng: Ông được tặng thưởng huân chương Bắc Ðẩu Bội Tinh và được bầu vào Han Lâm viện Pháp quốc(Academie Francaise). Khi Ông mất, chính phủ Pháp đã tổ chức quốc táng.
Chúng ta thán phục Phật và các chư vị Bồ Tát đã thấy trước chúng sinh hàng bao thế kỷ vũ trụ, vật lý, vi trùng..v..v.. nhưng chủ yếu của đạo Phật là làm cho chúng sinh bớt Khổ Ðau, rồi tiến tới An Lạc và Giải Thoát.  Thực vậy, Ðức Phật đã tỏ ra vị thầy thuốc đại tài để chữa bệnh Ðau Khổ cho con Người.  Bác sĩ Carl Jung (1875 - 1961) ông Tổ của ngành phân tâm học ca ngợi Phật
- Công việc của tôi là chữa trị bệnh đau khổ về tâm thần. Chính điều này đã đẩy tôi làm quen với quan điểm và phương pháp của bậc Thầy vĩ đại của nhân loại mà đề tài chính yếu là sự trói buộc của đau khổ(My task was to treat psychic suffering and it was this that impelled me to become acquainted with the view and the methods of that Great Teacher of humanity, whose principal theme was the chain of suffering). 
Ðể cởi trói sự đau khổ, Ðức Phật đã nói kính Tứ Diệu Ðế (Aryasatyâni) cho 5 người bạn xưa kia đồng tu với Ngài là: Kondanna, Mahanama, Bhaddiya,Vappa, Assaji về kinh tứ Diệu Ðế hay kinh Bốn Sự Thật mà Ðức Phật đã nói lần đầu tiên sau khi thành đạo, gồm có:
       1- Sự có mặt của khổ đau (Khổ Ðế-Duhkha Aryasatya)
       2- Sự có mặt của những nguyên nhân của các khổ đau ấy(Tập Ðế-Samudya)
       3- Sự chấm dứt khổ đau(Diệt Ðế-Nirdha)
4- Con đường đi tới sự chấm dứt khổ đau hay Ðạo Ðế(Marga) là con đường Bát Chánh. Bản chất của Bát Chánh Ðạo là nuôi dưỡng bằng nếp sống tỉnh thức hằng ngày, đó là Chánh Niệm. Chánh Niệm đưa tới Ðịnh và Tuệ, có năng lực giải thoát con người khỏi mọi niềm đau khổ và đem lại An Vui.
            Theo bác sĩ Jung thì đau khổ chính là tâm bệnh mà Tâm bệnh sinh Nhân bệnh. Vậy Tứ Diệu Ðế là một đơn thuốc (prescription) để trị bệnh cho chúng sinh.
Ðể kết luận tôi xin trích một đoạn văn ngắn của Albert Einstein:
- Phật giáo không cần duyệt xét quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan niệm của mình để chấp nhận khoa học bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học và đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật giáo đã kíck thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính nó và trong môi trường sống chung quanh nó.  Phật giáo siêu việt vượt qua thời gian. (Buddhism requires no revision to keep it up today with recent scientific finding. Buddhism needs no surrender its view to science, because it embraces science as well as goes beyond science. Buddhism is a bridge between religious and scientific thoughts, that the stimulates man to discover the talent potentialities within himself and his environment. Buddhism is timeless) 
Nếu không phải vì giác ngộ hoàn toàn nắm vững cơ cấu huyền bí của vũ trụ thì làm sao có thể biết được những điều vi diệu như trên; và chúng ta nên nhớ là những điều Ðức Phật và các Bồ Tát tuyên thuyết cho người đời chỉ là một nắm lá trong tay so với số lá cây trong rừng.
-- o0o --