Thư Viện Chùa Dược Sư
PHẬT HỌC CƠ BẢN
TỨ DIỆU ĐẾ
The Four Noble Truths
Pater Della Santina
Minh Thiện (dịch)
--o0o--
Kiếp con người sống gởi thác về. Ai cũng vậy. Gọi là "sinh ký tử quy", Sống gởi thác về. Đời người là như vậy. Tất cả mọi người đều như vậy. Đức Phật cũng vậy, phải đọa cái xác thân tứ đại giả hợp này.
"Cuộc đời có hợp không tan. 
Thì đâu có sự bẽ bàng thế ni! 
Cuộc đời có hợp không ly, 
Thì đâu có nỗi sầu bi đoạn-trường!"
Thật như vậy! Tất cả mọi loài mọi vật đều phải thay đổi theo thời-gian, biến dịch của vô-thường, là thành trụ hoại không, hay là sinh, trụ, dị, diệt. Còn thây con người của chúng ta đây là sanh, lão, bệnh, tử. Tử chưa phải là hết, mà chỉ thay đổi kiếp sống của con người thôi. Rồi sanh trở lại, tử nữa. Tử rồi sanh nữa. Sanh tử trong bánh xe tam đồ, lục đạo, kiếp này đời nọ, mãi mãi hoài hoài. Sự sanh tử nào có chi đâu khác lạ, cũng như người tài-xế mà lái chiếc xe, chiếc xe tung hư, mục nát bỏ đi, nhưng người tài-xế vẫn còn. Cũng như chiếc xe thầy, thầy lái đó, bữa nay là nó hư rồi, có thể đem bỏ nó thành sắt vụn, nấu thành nước, đổ lại chiếc khác. Nhưng mà thầy tài-xế vẫn còn. Qua đây thầy lái được tám chiếc xe hơi rồi, ở tại Mỹ. Từ ngày qua Mỹ đến nay thầy lái được tám chiếc, tám lần thay đổi xe hơi, nhưng ông Giác-nhiên vẫn còn sống nhăn; mà có thể thầy còn lái nhiều chiếc nữa! Đó là nói ít đó, chớ có người, quý Phật-tử biết, qua đây một ngày họ lái hai, ba chiếc xe hơi, thay đổi như vậy! Chiếc xe là vật vô-tri vô-giác; sắc thể con người của mình tứ đại giả-hợp, vô-thường, cấu tạo rồi tan rã; mà cần cái tâm linh của mình, cho nên tu là như vậy. Người đời không biết, nghĩ tưởng rằng: "Dại gì tu, khổ quá; tu chi cho cực vậy! Nhứt là qua cái xứ văn-minh vật-chất này, đầy dẫy tự-hưởng, sung sướng vô cùng, là thần tiên tại thế, tu gì nữa! Tu là tại Việt-nam khổ sở, chiến-tranh giặc-giã, vái trời lạy Phật, cầu khẩn thánh-thần, ráng lo tu! Chớ còn qua bên đây sướng quá, còn lo tu gì nữa!" Nhưng thưa quý vị, không có sướng!
Thiệt, cũng có người thụ hưởng là sướng vậy! Nhưng mà có sướng với xác thân vật-chất tạm-bợ, nó đâu có vĩnh-viễn? Và cái sướng đó, chỉ là an ủi trong một chốc lát rồi thôi, mà sự đau khổ nhiều hơn. Bởi vì, cõi Ta-bà mà, dầu xứ nào, quốc-gia nào, đất nước nào, dân-tộc nào may mắn, một xứ nào đầy đủ vật chất, đời sống tiện-nghi, cũng như các xứ văn-minh Á, Âu-châu hay là Mỹ-châu đây chẳng hạn. May mắn là được nhiều cái vật chất, cơ-giới văn-minh, khoa-học kỹ-nghệ phát-triển mạnh, giúp đỡ cho con người thụ-hưởng vật-chất một phần nào thôi. Nhưng vẫn là khổ đau chớ, là vì cõi Ta-bà mà! Nên có câu nói rằng:
"Ta-bà khổ, Ta-bà khổ! 
Tịnh độ vui, Tịnh độ nhàn vui! 
Sống trong trần tục lấp vùi 
Một cười mười khóc, mà vui nỗi gì!"
Tuy nói vui, nhưng sự thiệt có một phần cười, mười phần khóc. Quý vị không biết có chứng-kiến được trường-hợp đó không? Chớ thầy có đi cầu-siêu nhiều đám và thầy có chứng-kiến được nhiều trường-hợp như vậy. Qua bên đây người ta cũng khổ lắm nghen, tự vận chết cũng nhiều lắm đó! Quý vị biết có nhiều gia đình ở Việt-nam đầm ấm hạnh-phúc hết sức mà qua bên đây tan nát đổ vỡ; như hôm thầy đi thuyết-pháp ở tiểu-bang ... ông đó ổng giàu lắm, cơ-sở ổng có thể giàu cả triệu bạc lận, mà ổng buồn ổng khóc, ổng than với người bạn; bởi vì người bạn gia đình đầm ấm hạnh-phúc quá, con cái dạy dỗ nên thân nên phận, học hành nên danh thành phận; còn ông ta có năm đứa con, ổng giàu có cửa tiệm, hai ba cái, nhà, sự nghiệp ổng trên cả triệu đô-la, nhưng ổng than, ổng nói rằng con ổng chết hết rồi (thiệt ra còn sống nhăn, không có chết, nhưng mà chết rồi, là vì bây giờ con ổng tan nát hết), nó theo bụi đời, hư hỏng hết, không học hành nên danh phận gì hết, và không còn ở với ổng, nó đi lang thang khắp nơi. Ồng giàu như vậy, có tiền như vậy để làm gì? Nếu ổng biết vậy, thì hồi đó ổng đâu có đi làm chi tạo ra cơ nghiệp, tiền bạc thì có, cơ-sở thì có, tiệm tùng thì có, nhưng bây giờ con ổng chết hết rồi (chưa có chết, còn sống, nhưng bây giờ nó hư hỏng hết rồi). Cuộc đời nó tan nát, nó ghiền xì-ke ma túy, nó theo bụi đời, nó đi ăn cướp ăn trộm; đứa thì tù tội, đứa thì trốn chui trốn nhũi. Nghĩ vậy, dầu có tiền của nhiều như vậy, có gì hạnh-phúc đâu!
Đó là lấy một thí dụ trong muôn ngàn triệu tỷ tỷ cái sự đau khổ của nhân-loại trên mặt đất này. Vì vậy nên cõi thế-gian này được gọi là cõi Ta-bà, là bể khổ. Chớ đừng tưởng rằng giàu có vật chất mà không khổ. Giàu có thì khổ theo giàu có; nghèo hèn, tù-tội thì khổ theo nghèo tội, đê hèn; hạng bậc nào cũng khổ!
Đừng nói chi, mình mang thân tứ đại này là khổ rồi! Sanh, già, đau, bệnh, chết đủ thứ. Mấy cậu, mấy cô còn trẻ tuổi từ mười tám, hai mươi, ba mươi tuổi trở lại, nghe thấy mạnh khỏe như voi, ăn uống ngon, làm cái gì cũng thấy sung sướng, thụ-hưởng, thấy mình sống vậy là ngon lành há! Nhưng mà thêm ít tuổi nữa đi, rồi thân hình tiều tụy, da nhăn, mặt nám, chân mỏi, gối dùn, bệnh hoạn ốm đau. Nội hàm răng của mình, mà có người bị hàm răng hành đau mà khổ, nghĩa là ăn uống không được, nhức cái răng chớ đừng nói gì! Nội cái răng mình mà nó thay hai lần; là quý vị thấy nó khổ bực nào không? Thầy đây nè, cái răng cấm của thầy, hồi đó giờ răng thầy cứng lắm, răng thầy mà dây điện, thầy làm biếng lấy dao, thầy cắn nó đứt, nghiến nó đứt, mạnh lắm; nhưng hồi quãng bốn chục tuổi, thầy mới thay răng, mà gọi là mọc răng cấm - răng khôn đó - mà nó dại chớ không à! Nó hành mình đau muốn chết mà khôn gì! Nó hành thầy đau đến nỗi thầy đi mổ nó ra, mổ nó đi cho rồi! Nó không mọc lên lẹ; nó nhú lên chút xíu vầy, nhích một chút; lâu lâu nóng trong người, nhích một chút, nó đau, nó sưng lên; nó hành mình đau quá, thôi nhổ quăng quách đi cho rồi, để chi nó hành cho khổ! Ta gọi là răng khôn đó, mà thầy đặt nó là răng dại, nó khôn thì nó đừng có đau nhức người ta mới để nó yên thân chớ, đàng này nó đau nhức hoài; nhổ nó quăng, còn gì nói là khôn! Thành ra khi nào quý bà con mọc răng dại là khổ lắm, nó hành mình đau lắm. Rồi phải có một cái răng đó thôi sao! Cả hàm răng băm hai cái, quý Phật-tử biết mỗi một cái nó đau nhức nó hành mình đủ thứ; rồi hỏi ông vua ổng có khỏi nhức răng không? Mặc dù giàu sang phú quý, ông thủ-tướng, ông bộ trưởng, thí dụ ổng có tiền bạc, vật chất đầy đủ, nhà lầu, xe hơi, vợ đẹp, con khôn, rồi đó, nhưng mà hàm răng ổng đau, có thể vợ con, tiền bạc thế chịu được không? Thành ra đừng nói chi, hạng bậc nào hễ mang xác thân rồi thì phải khổ. Bởi thế cho nên đức Lão-tử, ngài có nói rằng:
"Ngô hữu đại hoạn vi ngô hữu thân 
Nhược ngô vô thân hà hữu vi hoạn"
Nghĩa là "ta mắc cái hoạn lớn trên cõi đời này là vì có cái thân này, nếu con người không có cái thân này, không có cái nạn khổ chi". Cho nên thân này là một cái nạn khổ, nhưng mà chẳng những khổ cái thân sống hành hạ đau rồi thôi, còn chết nữa là "tử biệt sanh ly" thật đúng như vậy.
"Phụ mẫu ân thâm chung hữu biệt 
Phu thê nghĩa trọng giả phân ly 
Nhơn tình tựa thể đồng lâm túc 
Đại hạn lai thời đáo tự phi"
Nghĩa là: "Hỡi ơi, cha mẹ ơn sâu rồi cũng có ngày cách biệt. Vợ chồng tuy nghĩa nặng rồi cũng có lúc chia lìa. Nhơn tình tựa thể chim đang ngủ. Mạnh sáng con nào nấy bay đi."
Đời là thế! Thế-gian là thế, chỉ có thế thôi! Chúng ta vì chưa ý thức giác ngộ, sự vô-thường của cuộc đời tạm bợ giả tạm này, chúng ta nghĩ rằng sống là phải thụ-hưởng, sống để lo tiền bạc vật chất, sống để lo tạo cơ sở, sự-nghiệp cho con, cho cháu, cho chắt chít mình; nhưng chúng ta quên rằng kiếp sống con người chỉ một hơi thở thật dài; ngắn ngủi lắm, nhanh chóng lắm, và mau lẹ lắm!
Trong kinh Tứ thập nhị chương, có một đoạn Đức Phật hỏi các chú đồ đệ của Ngài: "Đời người sống bao lâu, các con có biết không?" Có một vị tỳ-kheo bạch rằng: "Bạch Đức Thế-tôn, đời người sống sáu mươi tuổi". Thường thường nói sáu mươi tuổi, nói vậy chớ một trăm, người ta nói đời người trăm tuổi, kêu là: "nhơn sanh bách tuế duy kỳ" tức là người ta sống trăm tuổi là cùng! Nói một trăm, chớ thầy thấy có người thiệt sống một trăm hai mươi tuổi; mà sống chi khổ quá, lẫn lộn, nhà có nắng rọi vô, tối ngày xách rổ lượm hột vịt, lượm hột vịt bỏ vô rổ. Con cháu cho ăn cơm rồi trở lại hỏi: "Ông ăn cơm chưa?" Nói: "Thôi, nó không cho tao ăn, nó bỏ đói tao cả ngày vậy đó". Con cháu đã cho ăn, nhưng đã lẫn mà! Thành ra nói với bà con, sống nhiều tuổi vậy có thích không? Cho nên, thường thường Tết, bà con về Thăm, nói: "Chúc cho Hòa-thượng sống trăm tuổi, hai trăm tuổi!" Thầy nghe nói, thầy giận lắm nghe! Muốn cho thầy khổ hả? Muốn cho thầy khổ cả trăm năm hả? Sống chi sống nhiều khổ phải không? "Đa thọ đa nhục" mà! Nghĩa là tuổi càng sống nhiều chừng nào, càng nhục nhã chừng ấy.
Quý Phật-tử nói thì nghe nó kỳ, mà nói thì bằng sự thật, thầy thì nói thẳng, nói thiệt cho nghe chớ, nói toạt móng heo, chớ dấu diếm vòng vo chi nữa! Già rồi, lẫn lộn. Ăn uống lều khều, dính tùm lum. Con cháu nhiều khi nó lấy đồ nó che ở đi nữa, rồi ỉa trây, đái dầm. Ăn dơ ăn dáy. Thử hỏi sống làm chi, nói tầm bậy tầm bạ, con cháu nó buồn nó giận. Thành ra cho nên nói thiệt mà nghe, thầy thường nói từ sáu chục tuổi trở lên mà chết thì phải rồi, được rồi. Thầy có biết rồi, nó nhức mỏi, nó ê ẩm, nó uể oải, nó bần thần, nó dã dượi, không có sướng gì hết trơn trọi! Đó là nói thiệt tình, vì vậy cho nên, thấy cái chết mình đừng có buồn. Cha mẹ già tuổi chết rồi, có người bảy, tám chục tuổi chết còn tiếc. Tiếc làm chi? Chiếc xe cũ rích nó hành hạ ông tài xế thấu trời. Thầy đây, có lần nó bỏ ở ngoài Highway, quý Phật-tử có biết không, mình thì khổ sở đủ thứ, máy móc không rành, đi đứng không biết làm sao, bỏ ở ngoài Highway ở ngoải, nó hư nó "pan" đó thành ra khổ! Chiếc xe mà cũ rích thì nó hành hạ ông tài xế; thân mình mà lớn rồi nó hành hạ tâm-hồn lắm. Cho nên già thì phải chết. "Sinh ký tử qui" sống gởi thác về mà!
Vì vậy cho nên già lớn tuổi thì chết, là bỏ cái xác thân không có gì đáng tiếc. Nhưng có điều, sống đời biết tu hành hay không, biết đạo đức hay không, biết tạo phúc đức hay không; vì con người ai cũng chết, nhưng chết đem theo được có hai điều: tội và phước. Mà hễ tội thì đọa, phước thì được siêu, gọi là: Thanh thăng trược giáng. Cũng như quý vị thấy đốt trên bàn Phật những nén hương, khói nhẹ bay lên tro tàn rớt xuống. Con người mình sống đời hung ác, ngang tàng, bất hiếu, bất nghĩa, bất lương, vô đạo, vong ân chết rồi bị đọa xuống. Còn sống đời ăn hiền, ở lành, tu nhơn, tích đức, hiếu thảo, hiền từ, ân nghĩa thì chết rồi, nhưng mà tâm hồn vẫn được siêu thoát.
Thể xác vùi sâu ba tất đất 
Thanh danh lừng lẫy bốn phương trời
Mặc dầu, tuy thân chết là thay đổi, không có gì đáng tiếc hết, nhưng có tiếc chăng là có biết tu hành hay không? Có biết đạo đức hay không? Con người sống có ích lợi gì cho ai không? Mình có biết đền ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục chín tháng cưu-mang, ba năm bồng ẵm, bú sữa sú cơm, công lao cực khổ hay không? Hay sanh ra những đứa con ngỗ-nghịch, bất hiếu, làm cha mẹ phải khổ đau, thì mình chỉ tiếc những đứa con không biết bổn phận, không làm tròn nhiệm vụ! Sanh ra làm con người cũng vậy, đâu phải mình chỉ thọ ơn cha mẹ không, mà còn ơn vua chúa, của quốc vương thủy-thổ, ơn của tín chủ, bá-tánh, cư-gia, ơn thầy, nghĩa bạn, nói chung là chúng-sanh, ơn đó vô cùng tận; và cái ơn ít có khi nghĩ tưởng - cái ơn lớn hơn ơn của cha mẹ - là cái ơn của các loài thú vật đã hy-sinh thân mạng để nuôi mình. Mình mà to tát thế này, ăn bao nhiêu chục tấn sinh-mạng, súc vật chết biết bao nhiêu muôn ngàn triệu sinh-mạng mà nuôi mình. Nó đã hy sinh thân mạng nó nuôi mình, mình nghĩ đến cái ơn đó lớn lắm, chớ không phải nhỏ đâu, mặc dù mình biết hay không, chứ nó vẫn là cái ơn lớn, mà không phải một kiếp một đời. Mình có đây là mình đã trải qua nhiều kiếp đời lắm lắm. 
Cho nên mình thọ ơn chúng-sinh từ vô-thủy đến nay không thể nói cho cùng tận được. Mình hôm nay mà biết khôn, biết đạo đức, biết thương người mến vật, biết hiếu thảo đạo nghĩa, không phải là mới tiến-hóa một kiếp đâu, mà mình tiến-hóa, đã trải qua nhiều kiếp đời lắm rồi. Hôm nay mình được thế này là mình thọ ơn chúng-sinh quá sức nhiều; cho nên mình phải nghĩ rằng, tất cả chúng-sinh là cha mẹ của mình. Nếu nghĩ như vậy, bao giờ mình lại làm đau khổ chúng-sinh? Mình làm phiền lụy đến một chúng-sinh nào, mình làm khổ nhọc một chúng-sinh nào đó tức là mình làm khổ nhọc ông bà cha mẹ cửu-huyền thất-tổ của mình.
Thì bây giờ, mình phải tìm phương hóa độ, Nhưng mình không đủ tài năng đức độ, không đủ cơ duyên, phương-tiện, bất cứ vị nào có đủ phương-tiện cơ duyên hóa độ mình trợ duyên giúp sức, dầu ai độ được chúng-sinh nào mà giác ngộ là quý vị nhổ được cái gai trong cõi đời. Cứu một linh-căn khỏi trầm kha đắm đọa, vớt được một người là chính cửu-huyền thất-tổ, ông bà cha mẹ của mình khỏi trầm trong biển sanh tử luân-hồi. Như vậy thì bổn-phận con người phải hiếu thảo, mà muốn đạt hiếu thảo đó, thì bây giờ phải làm thế nào? Làm thế nào để đền ơn sanh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ cửu-huyền thất-tổ của mình, thì trong kinh Phật dạy rằng: "Hiếu hạnh vi Phật hạnh", cái hạnh hiếu thảo là cái hạnh của người con Phật, mà chính Đức Phật trọn đời của Ngài cũng là bậc chí hiếu mà. Nên có bài thơ nói ràng:
Phật xưa hiếu thảo kể Hằng-sa 
Đến kiếp hiện nay cũng đậm đà 
Đao-lợi vương cung về viếng mẹ 
Ca-tỳ-la-vệ đến tìm cha 
Khom lưng đảnh lễ đồi sương trắng 
Đưa mặt cho hôn một mẫu già 
Đến chết chim hoang còn bật mắt 
Soi cùng hiếu tử mấy người qua!
Thật ra trọn đời Đức Phật là bậc chí hiếu. Thế thường người ta nghĩ rằng, con đi tu bỏ cha mẹ là bất hiếu. Rồi có người lại nói rằng: "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa". Vậy là phải ở với cha mẹ. Nếu người nào bỏ cha mẹ đi tu là bất hiếu. Rồi họ lại nói câu là: "Bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại." Là phải sanh con cháu nối dõi tông đường, nối dòng, nối dõi mới là có hiếu, chớ còn không sinh con, mấy ông thầy tu, mấy bà ni cô trường chay, cắt ái ly gia, có con có vợ gì mà báo hiếu! Cho nên họ giảng giài, họ nói là bất hiếu. Thành ra người ta giải tầm bậy tầm bạ, người ta không biết cái đạo, và không thấu được cái chân-lý. Mấy câu đó người ta đặt ra, người ta nói vậy chớ mình phải hiểu cái lý của nó, nói vậy cũng trúng nữa nhưng mà trúng trong trường-hợp nào? Họ giảng sai; họ nói cách này, họ giảng cách khác thành ra trật. Bây giờ, thầy nói sơ cho quý bà con nghe - có nhiều người biết chớ không phải là không - nhưng khi nào quý bà con nghe người ta nói, mình nói lại cho người ta biết, chớ nhiều khi người ta hiểu lầm. Nếu nói bỏ cha mẹ đi tu là bất-hiếu thì Sĩ-đạt-ta làm sao thành đạt, thành Phật, thành Phật tổ, thành Phật Như-lai? Rồi nói Phật đã sanh được La-hầu-la rồi Phật mới đi tu, thì cũng có La-hầu-la nối dòng; cho nên Phật đi tu bởi vậy không bất-hiếu, chớ ổng còn trẻ đi tu là ổng bất-hiếu, thì sanh La-hầu-la mới chín tuổi, Phật cũng đưa đi tu, cũng thành tổ nữa! Như vậy thì không phải rồi! Như vậy, đi tu là bậc đại-hiếu, là bậc toàn-hiếu, chứ không phải đại-hiếu nữa.
Bây giờ, Thầy phân-tích ra để quý bà con nghe này: Cái hiếu nó có nhiều bậc, cũng như học nó có nhiều lớp, từ tiểu-học, trung-học, đại-học, cao học, toàn học. Cái hiếu nó cũng vậy, tiểu-học là sơ sơ, cũng như bây giờ người ta lo cho gia đình vậy, lo cho cha mẹ anh em phụng dưỡng thế nào đó suốt cả cuộc đời của mình, dù là lóc thịt mà nuôi cha mẹ. thí dụ ở đó suốt đời mà nuôi cha mẹ thì đó cũng là tiểu-hiếu mà thôi. Cái hiếu nhỏ, hiếu của gia đình bé tí tẻo teo, cỏn con, chật hẹp. Hiếu đó không gọi là hiếu lớn được. Người nào mà lo cho xã-hội, lo cho việc xây dựng một đất nước được thịnh-vượng, phú cường, một dân-tộc được giàu mạnh, cả mọi người được thụ-hưởng an lành, trong đó có gia đình của mình; đó là bậc trung-hiếụ Tại sao vậy? Người ta thường gọi là trung quân ái quốc, hiếu thảo cha mẹ mình là lo cho việc đất nước, quốc gia xã hội mình, mà cả gia đình mình cũng thụ-hưởng an lành, hạnh phúc an vui, đó là bậc trung-hiếu. Hiếu lớn hơn nữa là lo cho loài người, như các tổ chức Liên-hiệp-quốc chẳng hạn, chẳng những lo cho một đất nước quốc gia của mình, mà làm sao đem lại sự công bằng, sự hạnh-phúc yên vui cho tất cả toàn dân trên thế giới, mọi người trên trái đất này. Những người nào mà lo cho cả loài người được rộng rãi như các bậc Bồ-tát vậy, các bậc đó được gọi là Bồ-tát đó, là lợi tha, không những riêng cho dân-tộc của mình, không bênh vực cho một dân-tộc của mình, không xây dựng đào tạo an vui cho chỉ một đất nước mình, mà lo cả cho nhân-loại, cả loài người, lo chung cho tất cả mọi người trên thế-gian này, bậc đó gọi là bậc đại-hiếu. Cũng như Mục-kiền-liên hồi xưa gọi là đại-hiếu Mục-kiền-liên.
Nhưng mà Phật, Bồ-tát là lo hơn nữa, không những lo cho loài người quý vị thấy; như cường-quốc, các đất nước mạnh giàu mặc dù họ lo cho đầu này, đầu nọ, đầu kia, chứ thật ra là họ phải nghĩ đến quyền-lợi đất nước, dân-tộc họ; họ tốt nhưng mà họ cũng có cái lợi, chứ không phải là hy-sinh trọn vẹn, như là Phật hay là Bồ-tát, mà còn lo cho cả chúng-sanh (chúng-sanh là gồm cả bốn loại: noãn-sinh, thấp-sanh, hóa-sinh, và thai-sinh). Noãn-sinh là loài đẻ trứng, thấp-sinh là loài ẩm ướt, hóa-sinh là loài tiến-hóa, thai-sinh là loài sinh con, do bào-thai rồi sinh ra con. Cho nên Phật là toàn-hiếu, cao hơn đại-hiếu, gồm chung tất cả. Vì mình lo cho loài người, đã đành cũng tốt vậy, nhưng mà biết đâu ông bà cha mẹ mình vì thương con, thương cháu, lắm khi làm điều tội ác, ăn cướp, ăn trộm, gian tham, đĩ điếm, trà đàng, tửu điếm v.v... rồi bị oan nghiệt chết đi, tụt xuống làm thú vật không chừng nữa, bây giờ mình thương loài người, mình giúp đỡ loài người, nhưng các loài súc vật kia, nhiều khi làm chúng-sinh trong cõi ta-bà, sanh đi lộn lại nhiều kiếp đời mà nhiều khi bị đoạ xuống làm thú vật nữa. Các loài thú vật tiến lên làm loài người cũng có, mà loài người ác quá, tội lỗi quá, đọa xuống cũng có, bởi vì theo sự tiến-hóa, chúng-sanh nhân-loại trong hoàn-vũ gồm mười ba đẳng cấp, thấp nhất là địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, a-tu-la, tiến lên nhơn, trên người còn nữa là bậc Thiên, thực ra trên là thiện dưới là ác, có nghĩa là trời là bậc Thiện lành. Người giữ có năm giới, không sát sanh, trộn cướp, tàđâm, rược chè, nói dối, nhưng bậc trời phải giữ mười điều lành, đó là: không khoe khoang, đâm thọc, rủa chửi, không tham lam, sân giận, si mê, không trộm cướp tà dâm, không sát sanh, không nói dối. 
Thân không sát sinh trộm cắp tà dâm 
Miệng không nói dối, đâm thọc, khoe khoang, chửi rủa ٠không tham lam, sân-giận, si mê 
Bậc trời phải giữ mười điều, gọi là thập-thiện. 
Vì vậy cho nên bậc trời là: Tu đà hườn, Tu đà hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-Phật, Bồ-tát, quả diệt Như-lai tức là Phật-tổ. Loài người ở hạng thứ năm. Thứ năm mình còn tụt xuống, tụt lên, vì vậy Thầy có viết bài thơ năm 1960, nhân lễ Phật đản như thế này:
"Ơn Phật lớn lao chẳng nghĩ lường 
Cũng vì bác ái với tình thương 
Xả thân tuổi trẻ tầm chân-lý 
Cầu đạo chẳng màng bậc đế-vương 
Vợ đẹp con yêu đành gác lại 
Cha già mẹ yếu đoạn tình thương 
Nguyện tu đắc quả tròn ngôi vị 
Cứu độ quần sanh khỏi lạc đường"
"Cứu độ quần sanh khỏi lạc đường" là gì? Là bởi vì sáu đường lục đạo là: địa-ngục đạo, ngạ-quỷ đạo, súc-sanh đạo, a-tu-la đạo, nhơnđạo, thiênđạọ Sáu đường này cứ luân chuyển hoài. 
Kiếp con người sanh ra rồi lớn, rồi già. 
Rồi đau rồi chết lìa qua một đời. 
Rồi theo nghiệp luân hồi trở lại. 
Cũng sanh lên cũng mãi tấn tuồng 
Bánh xe cứ mãi quay cuồng 
Sanh già bệnh chết theo nguồn chuyển xoay
Sanh lên chết xuống, kiếp này đời nọ, khi làm ông làm cha, làm chồng, làm con, làm cháu, làm vua, làm quan giàu sanh phú quý, nghèo hèn, tù tội ăn mày... Cứ luân chuyển làm sao cho hết tùy cái nghiệp, kiếp này làm phước, đời sau hưởng phước, kiếp này làm tội đời sau phải đọa xuống nữa. Thành ra cứ quanh quẩn trong sáu đường này, mà thoát ra không được, gọi là lục đạo. Mà lục đạo ảnh hưởng của tam đồ. Tam đồ là: Đao đồ, thủy đồ, hỏa đồ. Đao đồ là chết vì gươm dao, đao búa, thịt này đụng vô là chết. Thủy đồ là chết vì nước ngập lụt, trôi, chìm nổi, mình ngó vậy mà đem nhận nước chết queo. Hỏa đồ là lửa đốt, chiên, kho, xào, nấu, luộc, mình mà đút vô lủa cũng cháy tiêu nữa. Thành ra trong lục đạo phải chịu ảnh hưởng của tam đồ, nó có sự liên-quan như vậy. Chúng-sinh ở trong lục đạo tam đồ khổ hoài. Đức Phật, Ngài chỉ con đường siêu-thoát hơn là Phật đạo, nghĩa là ra khỏi lục đạo, cho nên: Cứu độ quần sanh khỏi lạc đường. Ngài hy sinh cuộc đời của Ngài. Ngài tu thành đạo đắc quả rồi, Ngài đem ánh sáng từ bi rọi khắp chúng sanh, nhân loại để cứu vãn chúng sanh thức tỉnh thoát khỏi vòng lục đạo tam dồ này, cho nên ơn Phật rất là lớn lao vô cùng vô tận.
Bây giờ chúng ta muốn thoát khỏi lục đạo, tam đồ thì phải làm sao tu lên thiên đạo. Cho nên là người, chưa đủ đâu. mà nhiều khi chúng ta là người mà chưa đúng là người nữa. Đâu phải sanh ra con người là người rồi! Quý vị có thấy lắm kẻ mang thân con người mà lòng lang dạ thú, hung dữ, ngang tàng như beo như cọp, chửi cha mắng mẹ, giết chóc người này, người nọ, người kia, làm những điều tàn nhẫn, ác độc, tôi nói xin lỗi chớ mang thân con người chớ làm đâu phải là người; chứ xác thân nào cũng "đất nước lửa gió" cấu tạo thôi. Dầu thân con người chứ thân con vật, sự thật mà con người khòm xuống mà bò bốn chân, đừng có ăn mặc, còn thua con thú nữa, Con thú còn có lông lá che đậy kín đáo, chứ con người tồi tệ hơn nữa. Nhưng con người khác hơn con thú là đầu trên chân dưới, chứ không phải bò như thú vật đi ngang hàng với nhau, Vì vậy cho nên người là nhơn. "Tả phúc vi chơn, hữu vệ vi chánh, thường hành chánh chơn; cốt viết vi nhơn"; người là toàn chơn với thánh với thiện, với mỹ mới gọi là người. Chứ không phải mang thân con người, xác thân loài người, là người đâu; mà người là phải thiện lành, phải giữ lòng nhơn đức, nhân ái nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa. Chữ "nhân" là vậy đó mà.
Cõi thiên là thiện lành. Cao hơn người, phải giữ thập thiện lận, lo điều lành, người giữ mới có năm giới là lòng nhân không sát sanh thôi. Vì vậy cho nên trên nhân là phải thiên. Bây giờ chúng ta phải giữ điều lành thêm nữa. Không phải mình thương cha thương mẹ, thương anh, thương em, là đủ đâu. Đã đành, người biết thương cha mẹ anh em vợ con là tốt lắm. Có nhiều người, cha mẹ mà không thương, chính có nhiều bà bị con đuổi đến chùa khóc đây nè. Con lãnh qua, bây giờ nó không thèm nuôi, nó đuổi! Quý vị nghĩ coi - mặc dù nói nó đụng chạm nặng nề thiệt - nhưng nó còn thua loài súc vật vậy! Nhiều con thú, mà quý vị biết không, nó có hiếu lắm đó, chẳng hạn như con quạ, quý vị thấy không con quạ con tại sao nó gắp mồi nuôi con quạ lớn; nuôi quạ nhỏ thôi chớ sao con nuôi quạ lớn, kỳ vậy? Mặc dù tuy con quạ nó đen thui đen thủi, mà nó còn có hiếu, khi con quạ đẻ ra nuôi lớn, gắp mồi nuôi quạ con lớn rồi, chừng đó quạ con kiếm mồi nuôi quạ mẹ, đền ơn lại sáu tháng. Từ đó mạnh con nào kiếm tìm ăn sống. Tại sao loài người chúng ta không thương mến mẹ; người ta muốn cầu có cha mẹ hết sức mà cầu không ra, bây giờ cha mẹ còn sống lại hất hủi, đuổi xô?
Còn có người cha mẹ muốn tu cũng không cho, đi chùa còn cản đản nữa. Rồi có người được thầy nói pháp, bả nghe, bả nói: "Trời ơi, thầy nói vậy chết con rồi! Từ khi má con qua đây mấy tháng đỡ hết sức, thầy ơi, con mướn hai ba người cũng không bằng nữa! Ở giữ con, nấu cơm, giặt đồ, lau nhà, lo đủ thứ hết!" Thành ra bả mừng quá bả nói "thiệt mướn hai, ba người không bằng nữa!" Nghe thiệt tội nghiệp! Tưởng đâu rước mẹ qua đây để nuôi nấng, đền ơn, báo hiếu nghĩa sinh thành; ngờ đâu rước mẹ qua đây để giữ nhà, chăm sóc mấy đứa nhỏ, để khỏi mướn người trông trẻ. Vậy hỏi bà ấy mừng là mừng làm sao? Thầy mới nói với bà ấy như vầy: "Bổn phận cha mẹ sinh con ra là phải nuôi, bởi vì mình tạo ra, mình không nuôi là mình có tội với nó; ai biểu mình tạo ra nó làm chi? Tạo ra là phải nuôi, phải dạy dỗ cho nên người, làm sao nó được ích nước lợi dân, làm sao cho con người của nó được lợi cho xã-hội, có lợi cho nhân loài, dầu không lợi cho ai thì nó đừng làm hại cho ai!" Không lợi cho ai cũng được, nhưng đừng làm hại cho ai cũng tốt; chứ để nó làm hại cho ai thì cha mẹ cũng đắc tội, là bởi vì: "Giáo bất nghiêm sư chi đọa. Tử bất giáo phụ chi hóa". Con không dạy, lỗi tại cha mẹ. Trò không dạy là lỗi tại ông thầy. Bổn-phận thầy là phải dạy trò. Bổn-phận cha mẹ phải dạy con cháụ Nhưng mà dạy nó không nghe, chừng đó mới là bổn-phận nó, gọi là: "Giáo bất thính tội ư nhơn". Dạy không nghe đó là mình hết bổn phận rồi; chớ mình sanh ra là phải dạy nó, chớ không phải sanh ra là nuôi nó mà thôị Nhưng mà bây giờ sanh ra nuôi nó, bây giờ phải nuôi con nó nữa. Phải là một chuyện đáng tội không?
Cho nên thầy nói ra thì nó đụng chạm, phiền hà người ta thật. Thầy khuyên tất cả quý bà con có gặp ai như vậy nói dùm thầy, một mình thầy nói không ra đặng mênh mông bao la đâu. "Đừng bao giờ bắt cha mẹ nuôi con mình, đừng bao giờ làm những chuyện đó!" Cha mẹ nuôi mình ơn như trời như biển mà mình không nuôi lại được, bây giờ lại bắt nuôi con mình nữa, bậy quá chừng quá đổi rồi! Thầy nói, quý bà con nghĩ thầy nói có đúng không? Mình chưa mang cái thai nghén, mang chín tháng đi ột ệt muốn chết vậy đó. Thầy hôm trước cổ thầy nó đau, có ông bác sĩ đưa thầy cái niệt mang về chút xíu vậy thôi, cái băng thôi mà thầy còn thấy khó chịu vô cùng vô tận, mà quý vị Phật-tử mang thai như vầy chín tháng đi ột ệt, đi không dám đi, chạy không dám chạy nữa, nhảy không dám nhảy, leo trèo không dám leo trèo, hỏi như vậy có là khổ hay không? Tới chừng sanh ra nó nghen, thấy đau đớn lắm, không thể tưởng tượng. Sanh ra đó người ta nói "bấm cây cột mềm như chuối!" Cột mềm sao được mà mềm? Nhưng vì đau quá, đau không thể tưởng tượng, cho nên lúc đó bấm cây cột người ta có cảm tưởng mềm như cây chuối! Nhưng mà nó đau quá sức đau. Lúc mà sanh tưởng như rồi sao? Có nhiều khi đứa con ngỗ nghịch không chịu chun ra, còn nằm ngang, nằm dọc phải mổ bụng nữa chớ; quý bà con thấy có nguy hiểm không?
Rồi bây giờ mình lớn tuổi, sanh con ra nuôi lớn lên, có nhiều đứa bệnh hoạn hoài, nó lớn đến đâu tiền tới đó, rồi đêm đến nó đau phải vác trên vai ù ơ ú ợ... đi cả đêm, khổ vậy! Nhiều khi nó sổ mũi, hỉ không được, có người kê cái miệng nút cái chụt phun ra ngoàị Bây giờ mình lớn rồi, có ai dám nút mũi của ba má mình không? Ớn quá há! Ớn quá số kể! Nói thiệt cho nghe chớ thầy cũng chưa làm được nữa! Thầy biết nói nhưng sự thực thầy làm chưa được. Bà cụ, thân mẫu thầy đó, mặc áo vàng chắp tay đứng đó, bà ăn chay bà tu, cho nên thầy có phước nhờ bả tu cho nên thầy mới tu; con nhờ đức cha mẹ. Nhưng mà sự thật thầy nghĩ ràng bả còn sống thực sự mà bả nghẹt mũi thầy cũng cam chịu, nhờ tín đồ kêu bác sĩ, chớ thầy không dám nút mũi nữa. Thầy nói chính thầy hiếu dữ lắm nghe, mà thầy thấy thầy làm chắc cũng chưa được. Quý bà con chắc cũng chưa ai làm được việc đó. Nhưng mà cha mẹ, bất cứ cha mẹ nào, cũng làm điều đó được hết! Thí dụ thầy không tu, thầy ở ngoài đời, thầy có vợ con, chác con thầy thầy cũng làm được nữa, thầy mút ra cũng được nữa, không gớm; tại sao kỳ vậy, không biết nữa! Cho nên người ta nói "nước chảy xuôi" là vậy đó, nó không chảy ngược. Con mình làm sao mình thương quá, ai cũng vậy, quý vị thấy không?
Đến đổi hồi xưa ông Húc Trang Quân lúc ổng còn làm thừa tướng, một hôm ổng đi săn, ổng cầm cây tên bắn mục đích bắn con khỉ mẹ chết để bắt khỉ con, khi ổng giương tên bắn con khỉ mẹ, bị tên độc, khỉ mẹ hét lên rồi, thì con khỉ đực là cha nó chạy lại, nó rứt con nó, nó giao cho chồng nó, rồi nó giẫy xuống chết. Quý vị có thấy không, con thú mà nó thương con nó như vậy, nó có lòng thương con nó như vậy, thì tại sao con người lại bỏ con giữa chợ, hay là hành hạ con, giết chóc con. Nói xin lỗi, thua con khỉ rồi! Rồi con khỉ con nó cũng đáp lại tình mẹ nó cũng xứng đáng, khi đó ông Quân mới muốn bắt khỉ con, ổng làm sao? Ồng lấy cây roi. Con khỉ đực tha con nó một đổi xa, nó ngó chừng coi vợ nó làm sao - con thú mà nó khôn vậy - thì khi nó nhìn thấy vợ nó ngã xuống chết rồi, ông Quân bèn cầm cây roi đánh vô khỉ mẹ thật đau, trót trót vậy. Con khỉ đực thấy thương quá, bồng con chạy lại gần coi, con khỉ con thấy mẹ bị đánh như vậy, nó tội nghiệp, nó thương mẹ quá đi, nó buông cha nó ra nó nhào lại ôm xác mẹ nó; ông chụp vô kịp thì nó giẫy nó chết. Ông thấy chuyện quái lạ vậy, sẵn gươm cầm tay, ông bèn mổ bụng khỉ con coi thế nào và tại sao nó chết như vậy, thì than ôi ruột con khỉ con đứt ra từng đoạn mà chết.
Thương mẹ mà đứt ruột như vậy, thật là đáng một đứa con hiếu thảo! Con khỉ mẹ thương con, rứt con ra giao cho chồng rồi giẫy chết, thật là bà mẹ đáng là mẹ hiền! Con khỉ con ôm mẹ đứt ruột mà chết, thật là đáng một đứa con hiếu thảo! Tuy nó là khỉ nhưng nó đáng cho mình kính trọng nó, noi gương nó; hình tướng nó là khỉ, tâm-hồn nó rất cao-thượng, là tâm-hồn người hiếu thảo, chớ không phải tầm thường. Con quạ đen thui, thú vật, mà sao thương cha mẹ, hiếu thảo vô cùng! Con khỉ là thú vật mà tại sao thương mẹ, thương con như vậy? Loài người chúng ta lại thua nó ư? Loài người chúng ta là thông minh, là sáng suốt, là trời Phật. Trời Phật có khác gì chúng ta đâu? Chúng ta còn là phàm nhân tục tử, là chúng-sanh, nhưng khi chúng ta lìa xa cái phàm nhân tục tử, giác-ngộ là Phật chứ gì? Bởi vì Phật với ma, với chúng-sinh có khác gì, chỉ là chỗ mê giác thôi. Cho nên có thơ như thế này:
"Ma ma, Phật Phật chính do ta 
Ma Phật khác nhau chỗ chánh tà 
Giác Phật, mê là ma đó vậy 
Chân như là Phật, vọng là ma!"
Vậy, Phật ma là do chính mình chứ có ai đâu? Mình cũng Phật, mình cũng là ma. Hễ:
"Tâm thanh tịnh đó là tâm Phật, 
Tâm buông lung vọng niệm là ma! 
Chơn tâm là Phật đó mà, 
Vọng tâm là quỷ hiện ra tại lòng!"
Thì bây giờ mình giữ tâm mình trong sạch, thanh-tịnh là Phật, tiên, thánh, hiền chớ gì đâụ Còn tâm mình đảo điên phiền não, tội lỗi thì ma chứ gì đâu! Vậy thì ma quỷ, Phật, tiên, thánh hiền cũng chính mình chớ có ai đâu. Hổng phải thành Phật là có ai ra giúp hoặc gì nữa đâụ Ông Phật, mình thấy tướng mạo quang-minh hiền từ đạo đức ôn hòa nhã nhặn, bác ái từ bi, thương người mến vật, cho nên từ cái tâm tốt nó hiện ra tướng tốt. Gọi là:
Hữu ư tâm xuất trình đối diện 
Hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sanh 
Hữu tướng vô tâm tướng tùng tâm diệt
Bởi vì tâm Phật tốt cho nên tướng hiện ra lúc nào cũng tốt. Còn ma, mình nghe nói ma là mình đã sợ rồi là bởi vì tâm xấu cho nên hiện ra tướng xấu. Quý bà con lâu nay nói đẹp như tiên không? Người nào tướng tốt lịch sự quá, nói là "Trời ơi, bà đẹp như là tiên hà! Cô đẹp như tiên, chú đẹp như tiên hà!" Tại sao lại tiên đẹp? Có ai nói xấu như tiên không? Tiên đâu có xấu được, mà sao tiên đẹp? Tu thành tiên cũng khó lắm nghen. Cũng giữ giới đức đạo hạnh nhiều. Hồi trước thầy cũng có tu tiên, thầy có luyện giữ lắm mà ở trên núi, thầy luyện nhiều, và tu tiên cũng khó lắm. Tu tiên phải: Thất bá nhật thất linh cơ. Rồi phải đi bá nhật, thất nhật. Rồi đi tam nương. Đi cửu niên vĩnh đức, khổ lắm, tu tiên khó lắm. Thầy có viết bài thơ hồi thầy tu trên núi:
"Sự thế mặc người, ta cứ tu 
Lục căn đóng lại bản êm ru ­ thầm tịnh tọa công phu mãi 
Lủi thủi trong am tựa ở tù!"
Lúc đó tịnh thất như ở tù vậy, nhưng mà khác nhau:
"Tù thế, tù tu cũng gọi tù 
Tù tu tu tịnh mãi công phu 
Tù vô tư lự nên thường trú 
Tù chẳng tham cầu: đấng trượng phu!"
Tù đó là tù thiệt, tự mình nhốt mình. Cũng như ở tù chớ gì. Nhưng tù đó nó thong dong lắm.
"Phu chồng, phụ vợ mối oan khiên 
Tù ở thế-gian tội nhãn-tiền 
Tù nghiệp dấy ra, ta khó gỡ 
Tù này muôn thuở chẳng ngồi yên!"
Đó là vợ chồng keo kết nhau như là ở tù vậy!
"Yên tâm, tịnh thánh bởi tu thiền 
Tam bửu điều hòa giữa hạo nhiên 
Khí phách thần hồn dồn một mối 
Trọn ngày chí tối giữ căn nguyên
Nguyên lai bổn thể tại có thiền 
Tam bửu điền hòa hoán nghiệp duyên 
Bất chấp bất tri vô lý sự 
Phi lai phi cứu chưởng thành tiên
Tiên Phật giai do tự tánh mình 
Thánh phàm danh vọng bởi tham sinh 
Tâm ma dạ dạ ma ma thịnh 
Tâm Phật như như huệ huệ minh
Minh quang lại tốn vĩnh trường tồn 
Khai chiếu kê hoàn cửa đại môn 
Thong thả ra vào nào có huệ 
Về chầu thượng giái, bái thiên tôn
Tôn Phật thánh tiên đến trọn lành 
Đạo vàng khai hóa độ nhơn sanh 
Thoát vòng lục đạo, tam đồ khổ 
Chưởng phước tăng duyên đạo chóng thành
Thành pháp tác tiên bởi chỗ tu 
Muốn tu ra khỏi thế-gian tù 
Cần nên đóng cửa trong ngoài kín 
Sự thế mặc người ta cứ tu!"
Thầy đã viết chín bài "cửu liên hoàn" như trên đó. Thầy nói để Phật-tử nghe, bây giờ nói xin lỗi, người ta nói tu là xuất hồn này hồn nọ, cái đó thầy biết rành lắm. thầy hồi đó thầy có quyền xuất sư mà. Thầy dạy một lần tu ba mươi mấy bốn chục vị nhập thất lận mà. Nhưng mà tu chừng nào tu phải luyện có tấm thai, thiệt khó chớ không phải không, rồi công phu trời ơi mà xuất hồn ta đó năm mười năm, hai ba chục năm chớ không phải tu năm, ba ngày, năm, mười ngày mà "xuất" đâu. Cái đó là ước vọng của người tu, chớ "xuất" gì nổi! Bây giờ vô tu năm ba tháng chỉ cách xuất hồn thì coi chừng ma nhập vô đó. Đi đó là đạo chết, nguy hiểm vô cùng.
Muốn tu Phật cũng tốt vậy. Tu Phật gọi là "giới, định, huệ". Tu tiên là làm sao giữ gìn tam-bảo "tinh, khí, thần", đúng theo tiên là tiên, đúng theo Phật là Phật. Mà tiên Phật nói vậy, tuy hai phương pháp nhưng nó giống tợ như nhau. Về cái chỗ tu rốt ráo nó cũng giống nhau, chớ không có gì khác. Nhưng mà tiên thì theo Lảo-tử, Phật thì theo Đức Thích-ca. Rồi Nho thì theo Khổng-tử. Cho nên người ta thường nói rằng lấy ba điểm "Tam giáo đồng qui, ngũ chi hiệp nhất". Đạo tam kỳ phổ độ người ta nói vậy đó. nhưng muốn tu tiên thì cực lắm, công phu khổ lắm, gian lao lắm, ngồi suốt đêm, chớ không phải tu tiên thành tiên là dễ đâu, mà thành tiên là tâm tốt rồi đó, tâm toàn chơn, toàn thiện rồi đó, thì hiện ra hình tướng tốt. Bây giờ, con người mặc dù tuy tốt bên ngoài, lòe loẹt hình thức nhưng con người trong tâm hung ác, ngang tàng, táo bạo, gian giảo, xảo trá, lường gạt đủ thứ gian manh, quý vị thấy có tốt được không? Cho nên "hữu tâm vô tướng" thì "tướng tự tâm sanh", còn "hữu tướng vô tâm", có tướng tốt thiệt mà tâm xấu là "tướng tùng tâm diệt", tùy theo đó mà trở thành xấu.
Vậy thì, tóm lại chúng ta ở trên cõi đời này, ai cũng có cha có mẹ, có thân bằng quyến thuộc, bổn phận người con lúc nào cũng nghĩ tưởng công ơn cha mẹ mà báo hiếu, đáp nghĩa đền bồi. Cha mẹ còn sống phải phụng sự cha mẹ hết lòng, cha mẹ muốn tu hiền, muốn làm gì đó, đã nuôi mình lớn rồi thì mình phải trả quyền tự do cho cha mẹ, đừng bắt cha mẹ nuôi con, nuôi cháu, nuôi chắt, nuôi chít mình nữa. Có bà tám mươi mấy tuổi, thầy khuyên bả nên đến chùa về chùa tu đi, bả nói là "con còn bị thầy ơi, con còn mắc thầy ơi, con còn phải thầy ơi... Tại, bị, còn cháu chắt của con con phải giữ!" Thầy nói: "Còn mớ cháu chắt à, vậy bà còn cái cháu nữa!" "Cháu gì ?" Thầy nói: "Cháu vên-vên!" Ở Việt-nam, mình chết thường đóng cái hòm bằng vên-vên đó; cây vên-vên đóng hòm để nước lâu mục đó mà, là "cháu vên-vên" đó, chớ cháu gì! Đã lo tới cháu ngoại, cháu nội là quá sức rồi còn gì, còn phải lo tới cháu chắt nữa! Quý bà con thử nghĩ coi, họ lợi dụng tới mức tối đa đó!
Cho nên nói thiệt nghe, ai mà có con cháu ráng mà giữ đi, không thì mướn người ta giữ, đừng có bắt cha mẹ giữ, tội lắm nghe! Mình chưa đền ơn cha mẹ, lại bắt cha mẹ mình nuôi con mình, đó là bậy vô cùng! Rồi bây giờ, cha mẹ còn sống mình phải nuôi cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ, đền ơn, báo hiếu, đáp nghĩa cha mẹ sinh thành, nhưng cha mẹ đã trở nên người thiên-cổ rồi thì làm sao? Mình phải ráng làm sao để đền ơn cha mẹ, báo hiếu, thì bây giờ mình phải ăn chay niệm Phật, giữ giới tu hiền, in kinh ấn tống, làm các phước duyên, kết bòn công đức, để mình hồi hướng cầu cho cha mẹ mình siêu thoát, bởi vì trong kinh có nói rằng:
"Nhứt nhơn hành đạo, thiên nhơn lợi, 
Độc mộc hoa khai vạn thọ hương".
Nghĩa là một người tu-hành, muôn người đều được lợi; đám rừng mênh mông, một cây trổ hoa thơm thì đám rừng đều ảnh hưởng. Hay là: " Nhứt nhơn hành đạo cửu huyền thăng" thì bây giờ mình biết tu hành thành đạo thì ông bà cửu huyền thất tổ được ảnh hưởng. Bây giờ cha mẹ đã chết rồi, bổn phận làm con phải ráng tu nhơn tích đức, ăn hiền ở lành, làm phước làm gia hồi hướng phước báu mà cầu cho ông bà cha mẹ mình. Nhưng điều quan trọng là mình phải tu, và dạy con cháu mình tu, là ông bà mình siêu thoát. Tại sao vậy? Bởi vì cha mẹ ông bà chết luân-hồi thành con cháu; chắc chắn là ông nội ông ngoại bà cố chết rồi chun vô bụng nàng dâu, cháu dâu chớ không đâu hết trơn hết trọi! Bởi vì sao? Là bởi vì nguyên do thương con, mến cháu, tiếc của, tham tài, chết đâu có đi xa! Bởi thế cho nên có câu rằng: "Tình thương luyến ái là sợi dây oan trái buộc ràng, muôn ngàn đời kiếp chẳng tháo gỡ ra. Khi làm cha, lúc làm cháu, hết làm bà, trở lại làm con,"
Cho nên nhiều khi có những người con cháu cứng đầu cứng cổ... "Thôi, mẹ ơi, con lạy mẹ! Mày là mẹ tao! Mày là bà nội tao, bà cố nội tao! Mày là cha tao đó, mày là ông nội tao đó nghe!" Mà thiệt, ổng bả trở lại đó! Bây giờ quý bà con thử nghĩ, có nhiều người khuyên đi lại thọ bát quan trai có một ngày một đêm mà đi không được, bỏ nhà đi hai, ba ngày không được, hỏi chết đi đâu? Về Niết-bàn Tây-phương à? Nói xin lỗi, chưa chắc mấy ông thầy đã đi về Tây-phương được! Mấy ổng mấy bả tu trối chết không biết có về được không; nói chi mới tụng một, hai thời kinh đòi về! Vì vậy cho nên bây giờ muốn cho ông bà cha mẹ mình được siêu thoát, thì mình cần phải dạy dỗ con cháu mình tốt, và chính mình phải tu, bởi vì mình tu thì mình mới độ người ta tu được, chứ "chân mình đã lấm mê mê, lại cầm bó đuốc mà rê chân người", thì rê làm sao đây? Mình phải tu rồi mới độ người.
Trong chương này, chúng ta đi vào trung tâm của giáo lý Phật pháp. Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Cao Quí) là một trong những hệ thống được sắp xếp căn bản nhất, vạch ra bởi đức Phật. Trong nhiều chi tiết quan trọng, chúng gần như trùng hợp với cái toàn thể của giáo lý của đức Thích Ca Mâu Ni. Sự hiểu biết về Tứ Diệu Đế cũng đồng nghĩa với sự đắc quả của việc thực hành Phật giáo. Chính Phật ngụ ý rất nhiều khi ông nói rằng, Bốn Sự Thật Cao Quí đã gây cho chúng ta tiếp tục chạy quá lâu trong cái luân hồi của sanh tử. Sự quan trọng của Tứ Diệu Đế được nói lên một cách tương tự bởi sự kiện là bài giảng pháp đầu tiên của Phật, được nói cho năm vị hành giả tu khổ hạnh tại Vườn Nai, gần Benares, là kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammachakkappavattana Sutta), mà nó đã được coi như là  môn học của Tứ Diệu Đế và Trung Đạo. Trong công thức của Tứ Diệu Đế--sự thật của đau khổ, của nguyên nhân đau khổ, của việc ngăn chận đau khổ, và của con đường ngăn chận đau khổ--chúng ta có một bảng tóm tắt về sự giáo huấn của đức Phật cả lý thuyết lẫn thực hành. 
 Trước khi bắt đầu xem xét Tứ Diệu Đế từng phần một, tôi muốn xin bạn lưu ý đến một vài sự kiện về cái công thức có tính cách toàn bộ này. Trong bối cảnh này, thật là một điều thích hợp để nhớ lại rằng khoa học cổ xưa về y khoa đã có được một trình độ phát triển nào đó vào thời đức Phật. Một trong những công thức căn bản được phát triển tự nhiên và tuần tự bởi các vị y sĩ của nền khoa học y khoa trong nước Ấn độ cổ xưa là kế hoạch tổ chức bốn mặt: tật bệnh, chẩn bệnh, trị bệnh và chữa lành bệnh. Nếu bạn xem xét cẩn thận bốn giai đoạn thực hành  của nền khoa học y khoa đó, nó biểu hiện tương xứng một cách rất gần gũi với công thức của Tứ Diệu Đế: (1) sự thật về đau khổ rõ ràng liên hệ với thành phần thứ nhứt là tật bệnh; (2) sự thật của nguyên nhân đau khổ cũng tương tự với thành phần của chẩn bệnh; (3) sự thật về sự ngăn chận đau khổ tương ứng với thành quả của việc trị bệnh; và (4) sự thật của Con Đường hiển nhiên gần gũi với tiến trình chữa lành bệnh. 
Sau khi nói về đặc tính chữa bệnh của công thức Tứ Diệu Đế và tính tương tự của nó đối với công thức được phát triển tự nhiên và tuần tự bởi các y sĩ cổ xưa của nền y khoa Ấn độ, tôi muốn xin nói một điểm khác mà, mặc dầu thuộc về khái niệm, nhưng nó rất quan trọng cho một sự hiểu biết đứng đắn về Tứ Diệu Đế. Khi ngài Xá lợi Phất (Sariputta), người sắp trở thành một trong những đệ tử nổi tiếng nhất của Phật, tình cờ gặp Assaji, một trong năm người tu khổ hạnh đầu tiên theo học đức Phật, anh hỏi ông ta. Assaji được cho biết là đã trả lời ông không thể nói cho Sariputta nhiều về lời dạy của Phật vì ông tương đối khá mới với nó. Tuy vậy, Assaji tiếp tục tóm tắt về sự giáo huấn của Phật mà nó gần giống như thế này: ??Bậc Toàn Giác (Tathagata) đã cho biết, ? Những sự vật mà nó mở đường từ một nguyên nhân (sanh), thì nguyên nhân của chúng cũng là sự dừng lại (diệt); nhờ vậy mới dạy cho các người tu khổ hạnh được.? ??. Lời tường thuật ghi nhận rằng, Sariputta rất cảm xúc bởi một số ít chữ như vậy lại được nói bởi Assaji. Ông đi tìm người bạn của ông và người-luôn-luôn-đi-tìm-sự-thật Mục Kiền Liên (Mollagana),  cả hai tìm kiếm đức Phật và trở thành đệ tử của ông. 
Lời tóm tắt rất ngắn của Assaji về lời dạy của đức Phật cho chúng ta biết một chút về khái niệm nằm đằng sau công thức của Tứ Diệu Đế: nó cho thấy cái quan trọng của sự liên hệ giữa nhân và quả. Khái niệm của nhân và quả nằm ngay trung tâm của giáo lý nhà Phật, và nó cũng nằm ngay trung tâm của công thức của Tứ Diệu Đế. Ở chỗ nào? Công thức của Tứ Diệu Dế bắt đầu với một vấn đề, đó là cái đầu tiên của bốn sự thật cao quí, cái sự thật của đau khổ. Vấn đề đau khổ này nẩy sinh từ các nguyên nhân, các nguyên nhân đã được biểu lộ trong cái sự thật cao quí thứ hai, cái sự thật của nguyên nhân đau khổ. Cũng cùng như vậy, ngay đó hiện hữu một sự chấm dứt của đau khổ, được biểu lộ trong cái sự thật cao quí thứ ba, cái sự thật của sự dừng lại, và nguyên nhân của sự chấm dứt của đau khổ, đó là Con Đường. Đây là cái cuối cùng của bốn cái sự thật. Trong cái sự thật cao quí thứ tư, phần nguyên nhân thì vắng mặt. Nói một cách khác, khi các nguyên nhân của đau khổ được tháo gỡ, cái vắng mặt này là cái nguyên nhân dừng lại của đau khổ. 
Nếu bạn nhìn kỹ hơn vào Tứ Diệu Đế, bạn sẽ thấy rằng chúng chia ra một cách khá tự nhiên thành hai nhóm. Hai sự thật đầu, những cái về đau khổ và nguyên nhân của nó, thuộc về lĩnh vực của sanh và tử. Một cách tượng trưng, chúng có thể được vẽ ra trong cái hình thức của một vòng tròn, bởi vì chúng vận hành trong thế quay tròn. Những cái nguyên nhân của đau khổ sinh ra đau khổ, và đau khổ lần lượt sản sinh những cái nguyên nhân của đau khổ khác, lại lần lượt sản sinh đau khổ. Đây là cái vòng của sanh và tử , hay samsara (luân hồi, luân chuyển,sanh tử). 
Trang 31.  Hai sự thật sau cùng, sự thật về sự dừng lại của đau khổ và sự thật của Con Đường thì lại không thuộc về sanh và tử. Chúng có thể được biểu thị gián tiếp qua cái hình ảnh của đường xoắn ốc, trong đó cái tác động không chỉ còn là quay tròn mà là được hướng lên trên, có thể nói là, hướng về một mức phát triển khác của kinh nghiệm. 
Trở lại một chút cái khái niệm về nhân và quả trong bối cảnh Tứ Diệu Đế, rõ ràng rằng bốn sự thật này thay cho một liên hệ có liên quan đến nhân và quả, cái này với cái kia, trong vòng một trong hai nhóm vừa mới nói đến: Cái đầu tiên trong bốn cái (khổ đế) là cái quả của cái thứ hai (tập đế), trong khi cái thứ ba (diệt đế) là cái quả cuối cùng của các sự thật (đạo đế). 
Nếu chúng ta còn nhớ sự quan trọng của liên hệ nhân và quả khi chúng ta xem xét Tứ Diệu Đế, tôi tin rằng chúng ta sẽ hiểu chúng dễ dàng hơn. Cũng như vậy, nếu chúng ta nhớ lại sự quan trọng của cái nguyên tắc về nhân và quả, nó sẽ giúp ích cho chúng ta tiến hành trong việc xem xét lời giáo huấn căn bản của Phật, hoặc nghiên cứu nghiệp báo  tái sinh hay khởi đầu một cách độc lập. Nói tóm lại, chúng ta sẽ tìm thấy rằng cái nguyên tắc của nhân và quả điều hành giống như một sợi chỉ trong toàn bộ Phật pháp. 
Bây giờ chúng ta chuyển sang cái đầu tiên của Tứ Diệu Đế, khổ đế. Một số người không phải Phật tử và ngay cả vài vị Phật tử thấy rằng việc chọn sự đau khổ là cái đầu tiên của bốn sự thật là không ổn. Họ nói rằng chọn như vậy là dấu hiệu của chủ nghĩa bi quan. Tôi thường được những người hỏi tôi tại sao Phật giáo lại quá bi quan. Tại sao nó lại quyết định bắt đầu với khổ đế?  Có một số cách dể trả lời câu hỏi này. Chúng ta hãy xem xét một chút về các quan điểm của chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa lạc quan và chủ nghĩa hiện thực. Trong nghĩa thực tế, chúng ta hãy giả thử rằng người nào đó đang đau khổ vì một chứng bệnh trầm trọng nhưng không nhận sự thật về cái ốm đau của mình. Thái độ ông ta có thể lạc quan, nhưng nó cũng chắc chắn là điên rồ, bởi vì nó không ngăn cản việc tìm biện pháp để chữa lành bệnh. Một thái độ như vậy hơi giống với thái độ của  con đà điểu chôn cái đầu trong cát và tự thuyết phục là  không có nguy hiểm đe dọa nó. Nếu có một vấn đề xãy ra, cái tiến trình hành động hợp lý độc nhất là thừa nhận vấn đề và làm những gì cần thiết để tiêu trừ nó. 
Đức Phật nhấn mạnh  vào sự cần thiết phải thừa nhận cái sự thật  đau khổ là không bi quan cũng không lạc quan: giản dị là nó như thế. Ngoài ra, nếu Phật chỉ dạy khổ đế và ngừng ở đó, có thể có một vài sự thật trong việc buộc tội là điều dạy của ông là bi quan. Tuy nhiên, Ngài chỉ bắt đầu với khổ đế. Ông tiếp tục dạy tập đế và còn quan trọng hơn nữa, các sự thật  về  sự chấm dứt của nó và về các phương tiện để hoàn thành sự chấm dứt đó. 
Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng, nếu chúng ta chân thật với mình, tất cả chúng ta sẽ thừa nhận rằng có một vấn đề cơ bản chủ yếu đối với đời sống. Các sự việc không được hoàn toàn như chúng phải như thế nào đó. Dù gì đi chăng nữa chúng ta muốn cố gắng thoát khỏi sự kiện này, vào lúc này hay lúc khác--có thể lúc nữa đêm, trong một đám đông người, hay chỉ trong một chốc lát trong khoảng một ngày làm việc bình thường--quả thật chúng ta phải đối diện với cái thực tế về hoàn cảnh của chúng ta. Xét cho cùng, chúng ta nhận thấy rằng một cái gì đó, bất ổn, sai trái ở một chỗ nào đó. Cái cảm giác kinh nghiệm này thúc giục con người tìm những giải pháp cho các vấn đề căn bản như bất hạnh và thất vọng. Đôi khi các giải pháp này chỉ thấy rõ, như việc cố gắng để loại trừ sự bất hạnh bằng việc tích lũy càng lúc càng nhiều tài sản. Hay là, người ta có thể tìm các giải pháp cho các vấn đề căn bản của đời sống trong các hình thức khác nhau của phép chữa bệnh. 
Trong Phật giáo, cái sự thật của đau khổ có thể được chia ra làm hai loại. Đó là, nói một cách rộng rãi, thân xác và tinh thần. Sự đau khổ thân xác bao gồm các sự đau khổ về sanh, lão, bệnh và tử. Bạn có thể nhớ lại trong Chương 3 chúng ta đã đề cập sự đương đầu của Thái tử Siddhartha với các sự thật về lão, bệnh, và tử dưới hình thức của ba cảnh tượng, một người già, một người bệnh, và một tử thi. Ở đây, chúng ta thấy một hình thức thứ tư của đau khổ được thêm vào, cái đau khổ của sự sanh ra. Sự sanh ra là đau khổ cả hai vì cái đau về thể xác kinh nghiệm bởi đứa trẻ và vì từ cái sanh ra mà những  hình thức khác về đau khổ, như lão, không thể tránh được theo sau. Sự sanh sản có thể được nói là một cửa ngõ qua đó các đau khổ khác tự nhiên theo sau. Tôi nghĩ chúng ta cần tốn thêm thì giờ xem xét các sự đau khổ về lão, bệnh, và tử. Tãt cả chúng ta đã quan sát cái đau khổ của tuổi già, cái bất lực  để hoạt động hữu hiệu và suy nghĩ  một cách mạch lạc. Hầu hết chúng ta đã kinh nghiệm cái đau khổ của bệnh tật, và dù rằng chúng ta đã có vận may luôn luôn được mạnh khỏe, chúng ta đã thấy cái đau khổ của các cái khác bị gây ra bởi bệnh tật. Lại nữa, tất cả chúng ta đã quan sát cái đau khổ của tử vong, cái đau đớn và cái sợ hãi, kinh nghiệm bởi người đang hấp hối. Những cái đau khổ này là một phần không thể tránh được của đời sống. Dù cho chúng ta hạnh phúc và bằng lòng như thế nào, ngay một lúc đặc biệt nào đó, các sự đau khổ về sanh, lão, bệnh và tử không thể tránh được. 
Ngoài các cái đau khổ thể xác này,  có những cái đau khổ tinh thần: cái đau khổ xa rời với những gì thân thương, cái đau khổ của sự tiếp xúc với những gì chúng ta ghét bỏ và cái đau khổ của những dục vọng bị thất bại gây chán nản. Thường thường, trong suốt cả cuộc đời, chúng ta sống xa cách với những người và những nơi mà ta yêu thích. Những sự đòi hỏi về nghề nghiệp và quốc gia đôi khi bắt buộc chúng ta phải rời chỗ ở và những người thân yêu. Sự thay đổi và cái chết có thể đem đến sự chia tay với những người và những nơi chúng ta yêu thích. Cũng như vậy, cuộc đời thường mang chúng ta đến với những người và những tình trạng mà chúng ta thích tránh gặp hơn, chẳng hạn một bạn đồng nghiệp hay một cấp trên ở nơi chỗ làm mà họ đối nghịch với chúng ta. Một tình trạng như vậy có thể làm cho thời gian của chúng ta ở nơi chỗ làm thành một điều thống khổ thật sự. Sự đau khổ của việc tiếp xúc với những gì chúng ta ghét bỏ cũng có thể thành ra những hình thức cực đoan hơn, chẳng hạn những kinh nghiệm về lụt lội, hỏa hoạn, đói khát, hành hạ, khủng bố, chiến tranh, những thiên tai và nhân tạo khác. Cuối cùng, hầu hết trong chúng ta, lúc này hoặc lúc nọ, nếm mùi đau khổ của những tham vọng bị thất bại. Chúng ta kinh nghiệm qua sự thất vọng   khi, chẳng hạn, không thể đạt được những việc chúng ta muốn như một việc làm, một chiếc xe hơi, một cái nhà, và ngay cả một người bạn tình. 
Những đau khổ về tinh thần và vật chất nầy được đan thành cuộc sống của con người chúng ta. Nhưng còn hạnh phúc? Bộ không có hạnh  phúc chút nào trong cuộc sống sao? Dĩ nhiên có, tuy nhiên cái hạnh phúc chúng ta từng nếm mùi, trải qua trong suốt cuộc đời của chúng ta thì  tạm thời, vô thường. Ngày nào chúng ta còn vui hưởng tuổi trẻ và sức khoẻ, chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc trong một tình trạng thoải mái hay trong tình bầu bạn với những người chúng ta thương mến, tuy thế những sự kiện ảnh hưởng đến kinh nghiệm nầy thì đều chịu bị tác động và vì thế vô thường. Chẳng chóng thì chày, chúng ta sẽ nếm mùi đau khổ. 
Bây giờ, nếu chúng ta thực sự muốn giải quyết vấn đề đau khổ đó, giảm thiểu và sau cùng đoạn sạch nó, chúng ta phải nhận diện nguyên nhân của nó. Nếu ánh sáng tắt đi và chúng ta muốn đoạn sạch cái bóng tối vô minh, chúng ta phải tìm ra cho được cái nguyên nhân của vấn đề đó. Đó là do mạch điện đứt, một cầu chì nổ, hay nguồn cung cấp điện bị cắt đi ? Cũng như vậy, một khi chúng ta đã nhận ra cái vấn đề của đau khổ, chúng ta phải tìm  nguyên nhân của nó. Chỉ bằng sự hiểu được cái nguyên nhân của đau khổ, chúng ta mới có thể làm cái gì đó để giải quyết vấn đề. 
Cái gì là nguyên nhân của đau khổ theo đức Phật? Phật đã dạy rằng tham muốn là cái nguyên nhân lớn nhất của đau khổ. Có những loại tham muốn khác nhau của đau khổ: tham muốn được những kinh nghiệm thích thú, thèm thuồng được những các thứ vật chất, muốn sống lâu, muốn chết vĩnh viễn. Tãt cả chúng ta đều thích ăn ngon, nghe được nhạc yêu thích nhất, được bạn bè vui chơi và những thứ cùng loại. Được hưởng những thứ đó rồi, chúng ta muốn thêm và thêm nữa. Chúng ta cố gắng kéo dài những kinh nghiệm thích thú như vậy và cố gắng nếm chúng thường hơn nữa. Tuy thế không hiểu sao chúng ta không bao giờ hoàn toàn thỏa  mãn. Chúng ta thấy, chẳng hạn, khi chúng ta thích một loại dồ ăn đặc biệt và ăn nó thêm nữa, chúng ta chẳng bao lâu ngán nó. Chúng ta thử một loại đồ ăn khác, thích nó, khoái nó, và sau một thời gian ngắn, chúng ta bắt đầu chán ngán nó. chúng ta tiếp tục tìm kiếm những cái khác. Chúng ta lại chán bài nhạc yêu thích của chúng ta. Chúng ta chán bạn của chúng ta. Chúng ta tìm thêm và thêm. Đôi khi sự theo đuổi những kinh nghiệm thích thú này dẫn đến nhũng hình thức rất tai hại về cách ứng xử hay cách hành động, như nghiện rượu và nghiện thuốc phiện ma túy. Tãt cả cái này là để thèm muốn hưởng thụ những kinh nghiệm thú vị. Người ta nói rằng cố gắng thỏa mãn lòng thèm muốn của chúng ta để được những kinh nghiệm thú vị cũng giống như uống nước muối khi khát: nó chỉ tăng cái khát của chúng ta mà thôi. 
Không chỉ thèm thuồng những kinh nghiệm thú vị, chúng ta còn khao khát các thứ vật chất. Bạn có thể thấy điều nầy một cách rất rõ ở trẻ em, mặc dầu tất cả chúng ta đều bị nó. Lãy bất cứ một em nhỏ nào trong một tiệm đồ chơi và em ấy hẳn muốn mọi thứ đồ chơi trong tiệm. Sau đó được khuyến dụ bởi cha mẹ, em sẽ chấp nhận một trong những đồ chơi. Gần như ngay khi được nó, em bắt đầu mất hứng thú với nó. Nhất định một cách chắc chắn, nội trong vài ngày món đồ chơi đó được nằm bỏ mặc trong một góc phòng và em lại muốn một món đồ chơi khác. Nhưng, chúng ta thật sự có khác với các em đó không?  Gần như ngay sau khi mua xe hơi mới, chúng ta lại bắt đầu muốn một chiếc khác, cả chiếc tốt hơn?  Khi chúng ta dọn vào một ngôi nhà tốt, bộ chúng ta không thường nghĩ, ??Nhà nầy thì được, nhưng nó sẽ vẫn tốt hơn nếu tôi có thể tìm một cái lớn hơn, chẳng hạn cái nhà với một mảnh vườn, hoặc một cái với hồ bơi??? Việc nầy tiếp tục như vậy, cho dù đó là một bộ xe lửa, một xe đạp, một máy phát hình, hay là một chiếc Mercedes Benz. 
Người ta nói rằng lòng tham muốn để được giàu có và nhiều vật chất, liên hệ đến ba vấn đề chính gây ra đau khổ. Thứ nhất là vấn đề đạt được chúng. Bạn phải làm việc chăm chỉ, có thể là hà tiện và để dành, để mua chiếc xe mới mà bạn đã muốn. Kế đến bạn phải trông nom nó và bảo vệ nó. Bạn lo rằng một người nào đó có thể làm hư hại xe của bạn. Bạn lo rằng căn nhà mới của bạn có thể bắt lửa hoặc bị hư hại bởi gió hay mưa. Cuối cùng, vấn đề  mất mát, bởi vì không sớm thì muộn chúng sẽ tan rã hoặc chính chúng ta sẽ chết. 
Lòng ham muốn sống một cuộc đời vĩnh cửu là một nguyên nhân của đau khổ. Tãt cả chúng ta đều tham cầu cuộc sống hiện hữu. Mặc cho những đau khổ và thất vọng chúng ta trải qua, tất cả chúng ta đều tham sống và chính vì sự tham muốn này đã khiến cho chúng ta chịu sanh tử luân hồi. Kế đến có sự muốn được không-hiện-hữu (non-existence), có nghĩa là, cái thèm muốn được hủy diệt hoàn toàn, mà cái này chúng ta có thể gọi là lòng muốn được chết vĩnh viễn. Sự tham muốn này tự nó diễn đạt bằng chủ nghĩa hư vô, tự tử, và những điều giông giống như thế. Tham muốn được hiện hữu là một thái cực, trong khi đó muốn được không hiện hữu là một thái cực khác. 
Đến chỗ này thì bạn có thể tự hỏi, :??Việc chỉ tham muốn có đủ gây ra đau khổ không? Việc tham muốn một mình nó có đủ cắt nghĩa đau khổ không?  Câu giải đáp chỉ giản dị có thế à??? Xin thưa câu trả lời không phải như vậy. Có một cái gì đó nó sâu xa hơn là tham muốn, có nghĩa là, theo đúng nghĩa, cái nền tảng hay căn bản của việc tham muốn--đó là sự vô minh, mê lầm, không biết, si mê, ngu dốt. 
Vô minh là không thấy sự vật đúng như thực tướng của chúng. Thật là một điều thiếu sót khi muốn hiểu sự thật  về cuộc đời. Những người tự xem mình có giáo dục có thể cảm thấy khó chịu, chướng tai khi được cho rằng họ không biết, vô minh, ngu dốt. Với ý nghĩa gì khi nói chúng ta ngu dốt?   Cho tôi nói điều này: không có những điều kiện thích đáng, không có sự huấn luyện đúng đắn và không có những dụng cụ thích hợp, chúng ta không thể nào thấy sự vật đúng như thật của nó. Không có ai trong chúng ta sẽ biết được luồng sóng phát thanh nếu nó không được dùng cho máy phát thanh. Không có ai trong chúng ta sẽ biết được có vi trùng trong một giọt nước nếu nó không được thấy trong kính hiển vi, hoặc không biết được thực tế hạ nguyên tử nếu nó không được phát hiện nhờ những kỷ thuật mới nhất của hệ thống hiển vi điện tử. Tãt cả những sự kiện này thuộc về một thế giới trong đó chúng ta sống, được quan sát và chỉ được biết nhờ những điều kiện, huấn luyện, và dụng cụ đặc biệt. 
Khi chúng ta nói rằng vô minh là không thấy những sự vật đúng như thực tướng của nó, những gì chúng ta muốn nói là, cho đến khi nào mà chúng ta không phát triển các sự suy nghĩ của chúng ta-- và qua chúng , tức trí tuệ--chúng ta vẫn còn vô minh không biết thực chất của sự vật. Chúng ta quen sợ hãi khi thấy một vật không nhận dạng được trong bóng tối ở trên lối đi của con đường trong khi đi về nhà một mình trể ban đêm. Hình dạng đó có thể thực sự là một khúc cây, tuy thế chính vì sự không biết đã gây cho chúng ta phải rảo bước nhanh. Có thể lòng bàn tay của chúng ta bắt đầu đổ mồ hôi; chúng ta có thể về đến nhà trong sự hoảng hốt. Nếu có một ánh đèn, sẽ không có sự sợ hãi nào và không có phiền não bởi vì không có sự không biết về cái hình dáng trong bóng tối. Chúng ta sẽ thấy cái đẵn cây  thực sự của nó. 
Trong Phật giáo, chúng ta quan tâm đến sự vô minh về tính chất của bản ngã, linh hồn, hoặc cá tính (self, soul, or personality). Sự vô minh đó có nghĩa là xem cái bản ngã đó là thật. Đây là nguyên nhân căn bản của đau khổ. Chúng ta xem thân thể hay cảm giác hoặc tư tưởng của chúng ta là thật ngã, linh hồn, hoặc cá tính. Chúng ta xem chúng là thật, cái tôi độc lập, giống như chúng ta xem cái đẵn cây là một kẻ có thể là sát nhân. Nhưng một khi bạn thừa nhận ý niệm của một cái ngã, dĩ nhiên sinh ra cái ý niệm của một cái gì tách rời ra hay khác với cái ngã của bạn. Và một khi cái ý niệm của một cái gì khác với cái ngã của bạn xãy ra, bạn tự động xem nó là có ích,   hỗ trợ cho cái tôi của bạn hoặc là thù nghịch với nó. Vì thế các thành phần của cái thực tế mà bạn thừa nhận là   khác với cái tôi của bạn thì hoặc dễ chịu hay khó chịu, thích thú hay không thích thú. 
Từ những ý niệm về cái tôi và cái gì đó khác với cái tôi, lòng tham muốn và mối ác cảm tự nhiên nảy lên. Một khi chúng ta tin tưởng vào sự hiện hữu thực sự của cái tôi--trong sự hiện hữu độc lập, có thực của linh hồn hoặc cá tính ngoài tất cả những sự vật chúng ta nghiệm cho là thuộc về thế giới bên ngoài--kế đó chúng ta muốn những sự vật đó làm lợi cho chúng ta và tránh xa những sự vật không làm lợi hay có thể gây hại cho chúng ta. Vì không hiểu được rằng trong thân thể và đầu óc này không có một cái tôi độc lập và thường hằng, lòng gắn bó (attachment) và mối ác cảm (aversion) hiển nhiên phát triển. Từ cái rễ vô minh mọc lên cái cây thèm thuồng, gắn bó, tham lam, ác cảm, ghét bỏ, ghen tỵ, đố kỵ và những cái còn lại. Toàn bộ cái cây đau khổ về tình cảm này tăng trưởng từ cái rễ vô minh và đơm trái đau khổ. Vô minh là cơ sở nguyên nhân đau khổ, trong khi tham muốn, gắn bó, ác cảm, và những cái còn lại là thứ yếu hoặc là những nguyên nhân trực tiếp trước mắt của đau khổ. 
Sau khi nhận ra các nguyên nhân của đau khổ, chúng ta bây giờ ở trong một vị trí phải giảm bớt và sau đó diệt trừ đau khổ. Cũng giống như sự nhận diện các nguyên nhân của cái đau thân thể, đặt chúng ta trong một vị trí giải trừ cái đau ấy bằng cách diệt trừ các nguyên nhân của nó, vì thế khi chúng ta nhận dạng các nguyên nhân của đau khổ về tinh thần, chúng ta lúc đó có khả năng làm giảm bớt và sau đó loại bỏ đau khổ đó bằng cách thảy trừ các nguyên nhân của nó--vô minh, gắn bó, ác cảm, v.v...Điều này đưa chúng ta đến cái thứ ba của Tứ Diệu Đế, cái sự thật của sự chấm dứt đau khổ. 
Khi chúng ta bắt đầu nói về sự chấm dứt đau khổ, cái chướng ngại thứ nhứt chúng ta phải khắc phục là mối nghi ngờ ẩn tàng trong một số đầu óc là liệu sự chấm dứt của đau khổ quả thật có hay không. Đau khổ có thể thực sự được chấm dứt hay không? Sự chữa lành thực sự có thực hiện được hay không? Trong bối cảnh này sự tự tin, hay lòng tin, giữ một vai trò quan trọng. Khi chúng ta nói đến sự tự tin hay lòng tin trong Phật giáo, chúng ta không có ý nói sự chấp nhận mù quáng của bất cứ một giáo lý hay tín ngưỡng đặc biệt nào. Đúng hơn, chúng ta nói đến lòng tin trong ý nghĩa của sự chấp nhận là việc ấy có thể xãy ra, hoàn thành mục tiêu sự chấm dứt đau khổ. 
Trừ khi chúng ta tin rằng một bác sĩ có thể chữa bệnh cho chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ tìm kiếm lời khuyên của ông ta, không bao giờ chịu theo phương cách trị liệu thích đáng, và có thể sau cùng chết vì  một bệnh  mà đáng lẽ có thể chữa trị được nếu chúng  ta chỉ cần có đủ tự tin để tìm sự giúp đỡ. Cũng cùng như vậy, tự tin vào việc có thể được chữa lành sự đau khổ tinh thần là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu được cho sự thực hành có kết quả. Ở đây, bạn cũng có thể nói,??Làm sao tôi có thể tin vào việc có Niết bàn được--tức sự chấm dứt hoàn toàn của đau khổ, cái hạnh phúc tối cao--nếu tôi chưa bao giờ trải qua với nó??? Nhưng như tôi đã nhận xét phần trước trong chương này, không có ai trong chúng ta nghe những luồng sóng âm thanh nếu không có sự phát triển các máy thu phát thanh, hoặc thấy được đời sống của vi khuẩn nếu không có sự phát minh kính hiển vi. Ngay như bây giờ, hầu hết chúng ta không bao giờ quan sát được cái thực tế hạ nguyên tử, vậy mà chúng ta chấp nhận sự hiện hữu của nó bởi vì có những người trong chúng ta với sự huấn luyện đặc biệt và những thiết bị thích đáng để quan sát nó. 
Trong trường hợp này, việc có thể đạt được sự chấm dứt hoàn toàn của đau khổ--có tên là, Niết bàn--không thể nào bị bác bỏ chỉ vì chúng ta không tự kinh nghiệm được. Bạn có thể quen thuộc với câu chuyện cổ về con rùa và con cá. Một ngày nọ, con rùa rời khỏi cái ao để sống một vài giờ trên bờ. Khi nó trở xuống dưới nước, nó kể cho cá nghe về những kinh nghiệm của nó trên đãt khô, nhưng con cá không chịu tin nó. Con cá không thể nào chấp nhận rằng có sư hiện hữu của đãt khô bởi vì nó hoàn toàn không giống với thực tế mà nó đã quen thuộc. Làm sao lại có thể có một chỗ mà những sinh vật đi tới lui khác hơn là bơi, thở được không khí và không có nước, v.v...? Có nhiều thí dụ lịch sử cho khuynh hướng này để bác bỏ những điều mà nó không phù hợp với những gì chúng ta đã quen thuộc và tin tưởng. Khi Marco Polo trở về Y pha nho từ phía Đông, ông ta bị bỏ tù vì lời tường thuật chuyến đi của ông không chứng thực những gì mà lúc đó đã được tin tưởng về đặc tính của thế giới. Và khi Copernicus đã đưa ra lý thuyết rằng mặt trời không xoay quanh trái đãt mà là ngược lại, ông ta bị hoài nghi và nhạo báng. 
Vì thế chúng ta phải cẩn thận không nên bác bỏ việc có thể có một sự hoàn toàn chấm dứt đau khổ (tức đạt được Niết bàn) chỉ vì chính chúng ta chưa kinh nghiệm được nó. Một khi chúng ta chấp nhận rằng cái chấm dứt khổ đau là có thể được, rằng một sự chữa lành cho các bệnh hoạn của chúng ta quả thực là có, chúng ta có thể tiến tới với những bước cần thiết để hoàn thành sự chữa lành đó. Nhưng trừ khi và cho đến chừng nào chúng ta tin rằng một sự chữa lành là có thể được, sẽ chẳng có kết quả gì cho việc trị liệu cần thiết và hoàn mãn. Vì thế, để nhận ra sự tiến bộ trên con đường và--dần dần, sau đó--sự chấm dứt hoàn toàn đau khổ, chúng ta phải ít nhất có sự tự tin sơ khởi cơ bản trong việc hoàn thành mục tiêu của chúng ta. 
Khi nói đến chơn lý thứ ba, tức cái sự thật về sự chấm dứt đau khổ, chúng ta đã có trong đầu mục tiêu nầy. Đức Phật đã từng nói rằng, cũng giống như dại dương, mặc dầu mênh mông to lớn, nó chỉ có một vị, vị của muối. Lời dạy dỗ của ông cũng vậy, mặc dầu có nhiều mặt và rộng lớn như đại dương, nó chỉ có một vị, vị của niết bàn. Như các bạn sẽ thấy, có nhiều khía cạnh trong giáo lý Phật pháp--Tứ Diệu Đế, ba cách thực hành, nguyên gốc hỗ tương, ba đặc tính v.v...--nhưng tất cả chỉ có một mục tiêu nói chung, và đó là sự chấm dứt đau khổ. Đây là cái mục tiêu cho tất cả chúng ta những mặt khác nhau của giáo lý mà chúng ta tìm thấy trong Phật giáo mục đích và   phương hướng của nó. 
Sự chấm dứt đau khổ là mục tiêu của sự hành trì của Phật giáo, tuy thế sự chấm dứt đau khổ không phải tiên nghiệm (vượt quá giới hạn hiểu biết) một cách riêng biệt hay bên trên của sự tầm thường nhạt nhẽo. Cái điểm chính yếu của vấn đề ở đây là điểm thú vị. Nếu chúng ta xem, chẳng hạn, đề tài của mục tiêu cuối cùng của các tín ngưỡng khác, như các tôn giáo thuộc Do thái và Á rập, Thiên chúa giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, chúng ta nhận thấy có hai mục tiêu. Một, ở cách diễn tả trong cuộc đời này và trong thế giới hiện nay, trong ý nghĩa của việc xây dựng một vương quốc của tình yêu, thịnh vượng và công lý ở đây và bây giờ; cái kia, mục tiêu cao hơn gồm có việc lên thiên đàng sau khi chết. Trong Phật giáo, ngược lại, ý niệm về mục tiêu của phần thực hành thì có tính cách bao quát toàn diện hơn. Sự chấm dứt đau khổ theo đức Phật nói thì rất rộng về phạm vi. Khi chúng ta nói đến sự chấm dứt đau khổ trong Phật giáo, chúng ta có ý muốn nói (1) sự chấm dứt đau khổ ở đây và bây giờ, tạm thời hay vĩnh viễn; (2) hạnh phúc và giàu có  trong các cuộc sống tương lai; và/ hoặc cái kinh nghiệm của chính niết bàn. 
Chúng ta hãy xét xem điều này có thể cắt nghĩa một cách chi tiết hơn không. Giả thử chúng ta bất ngờ ở trong tình trạng nghèo khổ cùng cực, không đầy đủ thức ăn, chốn ở, quần áo, thuốc men, giáo dục, v.v...Những điều kiện như vậy tạo thành đau khổ chắc chắn giống hệt như sanh, lão, bệnh, tử, xa cách với những gì chúng ta thương yêu, v.v...Khi chúng ta chữa lành được tình trạng đó ngay bây giờ, nhờ sự thịnh vượng và các mức sống được cải thiện, sự đau khổ của chúng ta được giảm bớt. Phật giáo dạy rằng cái hạnh phúc hay khổ đau đặc biệt mà chúng ta phải chịu trong cuộc đời này là hậu quả của các hành động chúng ta đã làm trong quá khứ. Nói một cách khác, nếu chúng ta tự thấy đang ở trong các điều kiện may mắn ngay hiện nay, những sự thuận lợi này là cái kết quả của những hành động tốt đẹp  được thực hiện trong quá khứ. Cũng tương tự như vậy, những người nào tự tìm thấy đang ở trong những điều kiện ít may mắn hơn là họ đang gánh chịu những hậu quả của những hành động không lành mạnh đã làm trong quá khứ. 
Những gì Phật giáo hiến dâng theo sau sự chấm dứt đau khổ? Hành trì Phật giáo một thời gian ngắn có kết quả hạnh phúc tương đối trong cuộc sống này. Hạnh phúc này có thể là thuộc về đặc tính vật chất, trong ý nghĩa các điều kiện vật chất được cải thiện; nó có thể thuộc về đặc tính nội tại, trong ý nghĩa tâm trí được an tĩnh hơn; hoặc có thể là cả hai. Tãt cả điều này có thể hoàn thành ngay trong chính cuộc sống này, ở đây và bây giờ. Đây là một khía cạnh tưởng thưởng của sự chấm dứt đau khổ. Được hiện hữu trong cuộc đời này, nó có thể xem như xấp xỉ ngang hàng với những gì Thiên chúa giáo gọi là??vương quốc của Chúa trên trần thế??. 
Ngoài chuyện này, sự chấm dứt đau khổ trong Phật giáo có nghĩa là hạnh phúc và giàu có trong cuộc đời mai hậu. Điều này ngụ ý sự tái sinh trong những hoàn cảnh may mắn, nơi mà chúng ta có được sự vui vẻ , thịnh vượng, sức khỏe, hạnh phúc, và thành công, hoặc là một con người trên trái đãt này hay là một tiên thánh trên trời. Chúng ta có thể so sánh cái tầm mức đạt được của sự chấm dứt đau khổ với thiên đàng mà các tôn giáo độc thần hay nói đến. Cái khác biệt độc nhất là, trong những tôn giáo này, thiên đàng một khi đạt được thì vĩnh cửu, trong khi đó trong Phật giáo quyền lợi vui hưởng hạnh phúc của con người phải được giử vững bền bỉ và tiếp tục gia hạn. Cái mục tiêu đầu tiên được cho bởi Phật giáo là hạnh phúc và thịnh vượng trong đời này và cho vị lai. Nhưng nó cũng còn hơn thế nữa, chính điều này nó khác với những tôn giáo bạn, đang được bàn đến. Không những Phật giáo hứa hẹn hạnh phúc và thịnh vượng trong cuộc đời này và cuộc đời kế tiếp, nó còn cống hiến sự giải thoát--tức niết bàn hay giác ngộ. Đây là sự hoàn toàn chấm dứt đau khổ. Đó là cái mục tiêu tối hậu của Phật giáo và nó có khả năng thủ đắc ở đây và bây giờ. 
Khi chúng ta nói đến Niết bàn chúng ta đối phó với một số vấn đề về cách diễn tả, bởi vì tính chất chính xác của một kinh nghiệm không thể nào chỉ chuyển đạt  bằng cách nói về nó--đúng hơn, nó phải được chứng nghiệm trực tiếp. Đây là sự thật của tất cả kinh nghiệm, kinh nghiệm của vị muối, đường, hay sô cô la hay là lần bơi đầu tiên của con người ở đại dương. Tãt cả những kinh nghiệm này không thể được mô tả một cách chính xác được. Để nói lên được điểm này, giả thử tôi vừa mới đến Đông nam Á và được cho biết về một món trái cây địa phương rất phổ biến, đó là sầu riêng. Tôi có thể hỏi những người sống trong vùng và những người thường ăn và thích sầu riêng, nhưng làm sao họ có thể cắt nghĩa được cho tôi một cách chính xác ăn nó giống như cái gì? Quả thật không thể mô tả một cách thật đúng cái hương vị của một trái sầu riêng cho một người nào chưa từng ăn nó. Chúng ta có thể cố gắng so sánh hoặc, một cách khác, phủ định; chúng ta có thể nói rằng sầu riêng có một bề ngoài mềm nhuyễn thơm như bơ hoặc là ngọt và chua, và thêm rằng nó hơi giống mít và không giống bôm táo một chút nào hết. Nhưng nó vẫn không thể nói lên được cái đặc tính chính xác của cái kinh nghiệm của việc ăn sầu riêng. Chúng ta tự cảm thấy đương đầu với một vấn đề tương tợ khi chúng ta cố gắng mô tả niết bàn. Đức Phật và các tăng lữ Phật giáo qua các thời đại đã dùng những phương cách tương đương để mô tả niết bàn--đó là, các phép so sánh và phủ định . 
Đức Phật nói rằng niết bàn là hạnh phúc tối cao, bình yên tuyệt đối. Ông nói rằng niết bàn là bất tử (immortal), vô sinh (uncreated), vô tướng (unformed); bên ngoài của đãt, nước, gió, lửa, mặt trời và mặt trăng; không có chiều sâu và không đo lường được. Ở đây chúng ta có thể thấy những phương cách khác nhau mà Phật giáo thường mô tả niết bàn, các loại mà niết bàn giống với một cái gì đó mà chúng ta đã kinh nghiệm trong thế giới này. Thí dụ, thỉnh thoảng chúng ta đủ may mắn kinh nghiệm được hạnh phúc lớn lao kèm theo sau sự bình yên trong tâm hồn, và có thể tưởng tượng rằng chúng ta đang kinh nghiệm một chút xíu nào đó của niết bàn. Nhưng một trái mít thì thực sự không giống một trái sầu riêng, và niết bàn thì thực sự không giống một thứ gì trong thế giới này. Nó không giống bất cứ kinh nghiệm hàng ngày nào; nó đứng ngoài tất cả các hình thức và danh hiệu mà chúng ta có thể dùng, và trong những từ mà chúng ta kinh nghiệm được trong thế giới này. 
Cái ý chính ở đây là, muốn hiểu niết bàn thực sự giống như cái gì, chính bạn phải nếm mùi nó cho, cũng giống như muốn biết sầu riêng thực sự giống như cái gì, chính bạn phải ăn nó. Không có số lượng luận thuyết hay cách mô tả sầu riêng nên thơ nào để có thể đến gần với cái kinh nghiệm ăn nó. Cũng như vậy, chúng ta phải kinh nghiệm sự chấm dứt đau khổ cho chính chúng ta, và cái cách độc nhứt để chúng ta có thể làm được việc này là diệt trừ các nguyên nhân của thống khổ--những thống khổ (the afflictions) của tham, sân, si (attachment, aversion and ignorance). Khi chúng ta đã diệt trừ những nguyên nhân của đau khổ đó, thế là chúng ta sẽ kinh nghiệm niết bàn cho chính chúng ta. 
Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể tháo gở những nguyên nhân của đau khổ này?  Những phương tiện nào mà nhờ đó chúng ta có thể tận trừ những thống khổ gây ra nguyên nhân đau khổ? Đây là con đường được chỉ dạy bởi đức Phật--Trung Đạo, con đường của sự tiết chế, không thái quá. Bạn hẳn còn nhớ rằng cuộc đời của đức Phật trước khi giác ngộ đã có hai thời kỳ đặc biệt rõ ràng. Thời kỳ trước lúc dám từ bỏ mọi thứ của ông là thời kỳ mà trong đó ông đã hưởng mọi thứ sang giàu có thể có được; chẳng hạn, các lời kể lại cho chúng ta biết rằng ông đã có ba dinh thự, mỗi cái cho một mùa, đầy những nguồn vui thú đến một mức độ khó có thể tưởng tượng được trong thời ông. Thời kỳ vui hưởng này được theo sau khoảng sáu năm cực kỳ khắc kỷ và tự hành xác, lúc đó ông đã sống mà không có những tiện nghi căn bản của một cuộc sống bình thường, sống ngoài trời, mặc quần áo nghèo khổ nhất, và nhịn ăn trong nhiều thời gian dài. Ngoài sự thiếu thốn tự tước đoạt này, ông gây đau đớn cho thân thể ông qua các sự thực hành như ngủ trên giường gai và ngồi trong đống lửa dưới cái nóng thiêu đốt của mặt trời giữa ban ngày. 
Sau khi trải mùi qua các cuộc sống cực kỳ xa hoa và tự tước đoạt--và sau khi đạt tới các giới hạn của các cực điểm này--Ngài thấy sự vô ích của chúng và nhân đãy khám phá được Trung đạo, nó tránh được cả hai cái cực đoan là tự buông thả mình trong sự vui thú của các giác quan và cái cực đoan của sự tự hành xác. Chính là nhờ  nhận ra tính chất của hai cực đoan trong chính cuộc đời mình mà đức Phật mới đạt tới cái lý tưởng của Trung Đạo, con đường tránh được cả hai cực đoan. Như chúng ta sẽ thấy trong những chương sắp tới, Trung Đạo mở ngỏ cho nhiều sự giải thích sâu xa và có ý nghĩa, nhưng một cách cơ bản nhất nó có nghĩa là sự không thái quá trong phương cách tiếp cận của mình về cuộc đời, trong thái độ của ta đối với tất cả các sự vật. 
Chúng ta có thể dùng cái ví dụ ba sợi dây của cây đàn luýt (dùng đệm nhạc thơ trong thế kỷ 14 đến 17) để minh chứng cho những gì chúng ta muốn nói bởi quan điểm này. Đức Phật có một đồ đệ tên Sona, vị này hành thiền với sự quá nhiệt tình đến độ ông chỉ gặp toàn trở ngại. Sona bắt đầu nghĩ đến việc từ bỏ lời thề của mình và bỏ hẳn cuộc đời của một vị tu sĩ. Đức Phật, người đã hiểu được vấn đề của ông, nói với ông, ??Sona, trước khi anh trở thành một tu sĩ, anh là môt nhạc sĩ.?? Sona trả lời, ??Đúng vậy.?? Kế đó Phật nói, ??Là một nhạc sĩ, chắc anh phải biết dây nào của cây đàn luýt cho ra một âm thanh dễ nghe và hòa điệu: có phải cái dây quá căng không??? ??Không,??  Sona trả lời, ??cái dây quá căng tạo ra một âm thanh khó chịu và chắc chắn đứt bất cứ lúc nào.??  ??Vậy thì,?? Phật nói ??phải là cái dây mà nó dùn không??? ??Không,?? Sona trả lời, ??dây dùn không tạo ra âm thanh thích thú và hoà điệu. Cái dây cho ra âm thanh dễ nghe và hoà diệu là cái dây mà nó không quá thẳng cũng không quá dùn.?? Trong trường hợp nầy, một cuộc sống buông thả và xa xỉ có thể được cho là quá lỏng lẻo, không có kỷ luật hoặc nỗ lực, trong khi cuộc sống tự hành xác lại quá cứng nhắc, quá khó khăn và căng thẳng, chắc chắn gây ra một sự dổ vỡ về tâm hồn và thể xác cũng như dây đàn quá căng thì rất có thể đứt bất cứ lúc nào. 
Đặc biệt hơn nữa, con đường đi đến mục tiêu của sự chấm dứt đau khổ của Phật giáo giống như một toa thuốc. Khi một bác sĩ có khả năng chữa trị một bệnh nhân bị bệnh nặng, toa thuốc của người này không phải chỉ cho thân xác mà cũng cho tâm lý nữa. Chẳng hạn, nếu bạn đau khổ vì bệnh tim, bạn không chỉ được cho thuốc nhưng cũng được yêu cầu kiểm soát cách ăn uống của bạn và tránh những tình trạng căng thẳng. Ở đây, cũng vậy, nếu chúng ta xem kỹ những điều chỉ dẫn đặc biệt, theo con đường của Phật để chấm dứt đau khổ, chúng ta thấy rằng những điều đó nói đến không những cho thân thể mình--tức các hành động và lời lẽ--mà còn nói đến tư tưởng của ta nữa. Nói một cách khác, Bát Chánh Đạo, con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, là một con đường toàn bộ, một liều thuốc hợp nhất. Nó được vẽ ra để chữa trị căn bệnh đau khổ qua việc diệt trừ các nguyên nhân của nó, và nó làm được như vậy bằng cách chữa trị, áp dụng không những cho thể xác mà còn cho phần tâm linh nữa. 
Chánh kiến hay chánh tri kiến (Right understanding, right view) là bước đầu tiên của Bát chánh Đạo. Nó được theo sau bởi chánh tư duy (right thought), chánh ngữ (right speech), chánh nghiệp (right action), chánh mệnh (right livelihood), chánh tinh tấn (right effort), chánh niệm (right mindfulness), và chánh định (and right concentration). Tại sao chúng ta bắt đầu với chánh kiến?  Bởi vì, muốn leo lên một ngọn núi, chúng ta phải có cái đỉnh núi rõ ràng trước mặt. Trong ý nghĩa này, bước đầu tiên của cuộc hành trình tùy thuộc vào bước cuối cùng. Chúng ta phải giữ mục tiêu rõ ràng trước mặt nếu quả chúng ta muốn đi theo một con đường mà nó có thể dẫn chúng ta một cách chắc chắn đến mục tiêu đó. Bằng cách này, chánh kiến cung cấp phương hướng và định hướng cho những bước kế tiếp khác. 
Chúng ta có thể thấy ở đây là hai bước đầu tiên, chánh tri kiến và chánh tư duy, nói đến tâm trí và các sự suy nghĩ. Nhờ chánh tri kiến và chánh tư duy, sự si mê, không hiểu biết; sự tham muốn yêu thích hay muốn được yêu thích; và sự sân giận, ghét bỏ có thể được loại trừ. Nhưng vẫn không đủ để ngừng tại đó vì, để hoàn thành chánh tri kiến và chánh tư duy, chúng ta phải cần gieo trồng và làm tinh khiết sự suy nghĩ và các phần cơ thể của chúng ta. Cái cách để làm việc này là phải qua sáu bước kế tiếp của Bát Chánh Đạo. Chúng ta tẩy uế thân thể để nó có thể làm dễ dàng hơn cho việc thanh lọc các sự suy nghĩ của chúng ta, và chúng ta thanh lọc, phát triển sự suy nghĩ của chúng ta hầu nó có thể làm dễ dàng hơn cho việc đạt tới chánh tri kiến. 
Vì sự tiện lợi, Bát Chánh Đạo đã được chia thành ba cách tu tập: (1) giới đức (morality), (2) phát triển định tâm (mental development) và  trí huệ  (wisdom). Tám bước của Con Đường được chia thành ba lối tu tập như sau: (1) chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng thuộc về con đường của Giới đức ; (2) chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định thuộc về con đường của Định tâm; và (3) chánh tri kiến và chánh tư duy thuộc về con đường của  Huệ giác. 
Để làm trong sạch lời nói và việc làm trước khi thanh lọc sự suy nghĩ, chúng ta tiến hành theo Con Đường của mình, bắt đầu với Giới đức, hay hạnh kiểm tốt đẹp. Và vì Bát Chánh Đạo là phương tiện để đạt được mục tiêu của Phật giáo, tôi sẽ dành hết Chương 5, 6 và 7 cho ba lối tu tập này. 
           Trích dịch quyển The Tree of Enlightenment (từ trang 29 đến trang 45,  chương 4, Chico Dharma Study Foundation, 1997)
--o0o--