Thư Viện Chùa Dược Sư
PHẬT HỌC CƠ BẢN
(02)
Luận Giải Về
Pháp Thiền Quán Dzogchen
Tác giả : Gyatrul Rinpoche
Việt dịch : Nguyễn Hòa
--o0o--
 
Khi bạn thực tập qua một thời gian dài hơn, bạn có thể kinh nghiệm được cái tâm trở nên trì trệ, và buồn ngủ. Khi điều đó bắt đầu xảy ra, và đây là phản ứng tự nhiên, bạn nên ngồi thẳng thân lên, điều chỉnh lại tư thế, và đưa tầm nhìn lên phần trên của ảnh tượng bạn đang tập trung tâm ý. Nếu, mặt khác, bạn thấy tâm   bắt đầu trở nên dao động và chứa đầy niệm khởi thì bạn hạ tầm nhìn xuống giữa rốn của hình tượng Phật, hay phần dưới của vật làm đề mục, cố gắng thư giãn. Nếu tâm trở nên dao động là do quá đã dùng quá nhiều nhiều cố gắng.  Nếu dường như không có phản ứng cực đoan nào và sự việc tiến hành khá tốt, thì bạn có thể giữ tầm nhìn ở giữa tim của ảnh tượng. Giai đoạn thực tập này có thể duy trì trong bao lâu bạn thấy là cần thiết, cho đến khi bạn có thể giữ được sự tập trung tâm ý trong một thời gian kéo dài mà không bị xao lãng vì những niệm gây rốí. Khi bạn mệt chán vì dùng đề mục hay ảnh tượng, thì đừng nghĩ về gì nữa, chỉ giữ trong trạng thái tự nhiên của tâm, không tập trung hay có ý nghĩ về quá khứ, hy vọng ở tương lai, hoặc suy tính trong hiện tại. Chỉ đơn thuần giữ tâm trong trạng thái tự nhiên, như nó đang là vậy. Nếu bạn có thể giữ tâm an tịnh khi không có dụng công hay tập trung thì đó là điều tốt.
Phương pháp được chỉ dạy trong bản văn gốc là dùng một linh tự. Ở đây vần HUM được quán tưởng nằm ở giữa tim và nó lớn chừng cỡ cái móng tay, màu đỏ. Khi bạn trở thành ý thức được chữ HUM, bạn không nên nắm giữ nó trong trí, nhất là đến mức bạn nắm được hình dáng, màu sắc và những chi tiết khác. Thay vì vậy, chỉ đơn giản nhận biết được chữ HUM, và cho phép nó ở đó. Sau đó, nếu thấy là bạn hơi xao lãng một chút  và bạn cần đến phương pháp khác, thì bạn lại có thể thử tập trung vào một đề mục ở khoảng trống trước mặt.  Bạn cho phép cái nhìn và tâm trí hoà quyện với đề mục, dù nó là cục đá, cây gậy, hay cánh hoa. Mắt bạn không nên di động qua lại, thực  ra, ngay cả chân mày bạn cũng không nên động đậy.  Cái nhìn của bạn phải nên bất động. Khi bạn tập trung lên bất cứ vật gì, tâm bạn phải ở trên đó, không phải chỉ có cảm thọ về thị giác thôị Nếu bạn dùng đề mục ở khoảng trống trước mặt, bạn nhận thức được nó bằng thị giác (nhãn thức). Với cái tâm, bạn phải nhận biết nó, và phải không có sự xao lãng nào khác. Sau khi thực tập cách này, ngay cả mới bắt đầu một thời gian ngắn, bạn sẽ trở nên xao lãng, bạn sẽ trở nên mệt chán. Bạn sẽ bắt đầu thấy tâm dao động, trạo cử, hay bạn sẽ thấy tâm trì trệ, và buồn ngủ. Cả hai đều là xao lãng tâm. Bạn phải làm sao đây ? Bạn có thể la to :" Phat " để chặt đứt sự xao lãng này,  và đặt tâm với thị giác  trở lại đúng đường. Bạn có thể ngồi thẳng người lại, và đặt tầm nhìn lên caọ Nếu bạn có quá nhiều vọng niệm làm xao lãng, bạn có thể nắm lấy những vọng niệm này và dùng nó làm đề mục quán tưởng. Khi thực tập tới điểm này, bạn có thể thật sự  lấy cái niệm tưởng mà bạn đang xua đuổi và bắt nó đi vào đề mục bạn đang tập trung ở khoảng trống trước mặt, để đưa sự chú tâm trở về với đề mục. Ngay khi bạn bị xao lãng tâm vì những niệm khác nhau, bạn cũng có thể bị xao lãng vì những cảm thọ của giác quan như âm thanh. Khi bạn nghe một âm thanh, nếu nó làm bạn vui thích, thì thay vì chạy đuổi theo âm thanh do bị quyến rũ, bạn hãy nhận thức bản chất của nó là không, và để cho nó tan vào với thiên nhiên trống không, còn bạn thì duy trì công việc thiền quán. Nếu nó là âm thanh khó chịu làm bạn không thích, thì nó cũng không khác gì với âm thanh làm cho vui tai. Tâm bạn cũng bị xao lãng bởi mùi hương, xúc giác, hay cảm thọ. Ngay khi có thể, hãy ý thức là bạn đang bị loại cảm thọ đó làm xao lãng. Nhận thức rằng cái kinh nghiệm đó có bản chất là không. Hãy để cho nó tan vào cái không nguyên thủy, và bạn trở lại với công việc quán tưởng. Khi bạn có thể vượt qua được vài sự xao lãng thô đó, dần dần qua thực tập bạn sẽ bắt đầu có ý thức về những niệm lan man, tản mạn mà trước đây bạn không biết tới. Những thứ làm xao lãng rõ ràng  thì đã nổi lên mặt, ngay từ khi mới bắt đầu; nhưng rồi những niệm mà bạn không bao giờ có ý thức tới, bạn không thể nhớ là đã từng  có, những điều mới ghi  nhớ, và những sự việc trước đây chưa từng nhớ tới, bây giờ lại xuất hiện. Thực vậy, bạn cảm thấy như thể bạn lạc mất cái tâm mình. Điều quan trong đáng nhớ là những niệm lan man này không phải là mới. Chúng đã rất xưa cũ. Cái tâm giống như  nước đục bị khuấy lên,  nên tất cả bùn cặn ở dưới đáy bị đưa lên trên mặt. Khi tâm bắt đầu lắng xuống, giống như bùn tự nhiên lắng đọng xuống đáy, nên bạn có thể quan sát được những tính chất mà trước kia bạn không biết tới. Thật ra, những tính chất đó của vọng tưởng vẫn luôn ở đấy, và cũng phải được xử lý. Khi những niệm này nổi lên, không phải là chuyện  chúng tốt hay xấụ  Về mặt thực hành, không có  gì khác giữa những niệm tốt và những niệm xấu. Niệm  chỉ là niệm . Điều bạn cần phải làm là nhận ra chúng là niệm tưởng đang khởi lên, và ngay sau khi  bạn   bình thản nhận diện được chúng rồi, thì chúng sẽ tan mất. Sau khi thực tập điều này một thời gian, bạn sẽ có thể bắt đầu có kinh nghiệm về niềm hỷ lạc trong thân tâm cao đến mức bạn không muốn rời khỏi cái đệm ngồi thiền.
          Công việc thiền quán sẽ đem lại sự dễ chịu nhiều hơn  bất cứ điều gì bạn sẽ làm trong phần đời còn lạị Bạn sẽ muốn thực tập thiền mãi mãi. Tới điểm này, có hai kinh nghiệm nổi lên từ sự an tịnh. Thứ nhất là kinh nghiệm về niềm hỷ lạc thân tâm mà bạn không bao giờ muốn ngưng thiền quán. Kinh nghiệm này vẫn còn là bất tịnh. Ở đây trong kinh nghiệm thiền quán bạn có thể không  còn có kinh nghiệm cảm thọ về hình sắc, âm thanh, mùi vị, xúc giác. Nó như thể đi vào giấc ngủ sâụ Bạn không thực sự biết những gì chung quanh bạn, bạn không thể nghe gì, không thể thấy gì, không thể cảm xúc, ngửi, nếm, vân vân...Khi bạn xả thiền, tương tự như bạn thức dậy từ một giấc ngủ rất sâụ Bạn không biết chuyện gì đã xảy ra, và thời gian qua bao lâu. Đây là kinh nghiệm về sự tĩnh lặng bất tịnh, bởi vì bạn không thể nhớ lại những gì xảy ra trong lúc có kinh nghiệm đó. Gần như thể là tâm đã đi vào một trạng thái trống không. Đó không phải là giải thoát, cũng không phải là kết quả tốí hậu. Tuy nhiên đây là một giai đoạn kinh nghiệm Thiền. Tại sao? Bởi vì đây là dấu hiệu cho thấy là bạn bắt đầu hoàn thành sự tĩnh lặng, và là tâm có thể giữ được sự yên tịnh trong một thời gian mà không bị các vọng tưởng, phiền não khuấy động. Nếu bạn tham luyến điều đó như là kết quả tối hậu, bạn sẽ tái sinh lạitrong vòng luân hồi. Đừng tham luyến nó, bạn phải tiến bước trên đường tu tập, vì nên biết   còn rất nhiều thứ khác sẽ đến với bạn. 
--o0o--