BỒ TÁT HẠNH

Ý Nghĩa
Vía Phật - Bồ Tát Trong Năm
---o0o---
CUỘC RA ĐI LÀM NÊN LỊCH SỬ
(Kỉ niệm ngày xuất gia của đức Phật)
Thích Phước Tiến
--o0o--
 
A/ DẪN NHẬP
Văn hào Victor - Hugo có nói : “Người ta cần đi vì tiêu khiển, cần trở về vì tìm hạnh phúc”. Vâng, một số người có khuynh hướng luôn chạy tìm hạnh phúc cho riêng mình, bằng mọi cách để hưởng thụ theo đòi hỏi bản năng mà không cần biết điều đó có hợp với nhân bản không, có hưởng thụ hạnh phúc trên đau khổ của người khác không, hoặc hưởng thụ với tâm ích kỷ đến độ không cần biết đến những người đói kém khổ cực xung quanh mình.
Trong một vài trường hợp, cũng có những người luôn đi tìm cái đẹp cho nhân loại bằng giá trị thực tiễn, như ông bà Curie, một gia đình đoạt kỷ lục về giải Nobel, họ chỉ có một mục đích duy nhất là phụng sự cho khoa học và nhân loại. Philippe Semmelweis lấy thân mình làm thí nghiệm để cứu lấy mọi người …. Như vậy, ai dám cho những người đó là sống ích kỷ? Hầu như cả Đông và Tây những người minh triết đi tìm cái đẹp nhân loại bằng một tình thương yêu rọâng lớn là không thiếu. Nhưng đặc biệt nhất mà chúng ta cần phải thấy một cuộc ra đi mang giá trị lịch sử nhân loại mà mỗi khi nhắc đến tên người thì thế giới điều biết với lòng ngưỡng mộ tôn kính cao độ: cuộc ra đi của một vị vương tử trẻ Siddhatha, dòng họ Sakya, thành Kapilavatthu. Đó là cuộc ra đi vô tiền khoáng hậu; sự ra đi ấy không riêng vì lợi ích cho dân chúng thành Kapilavatthu - Ca tỳ la vệ, mà vì nhân loại, vì tất cả chúng sanh trên cõi Diêm Phù Đề. Cho đến ngày hôm nay hay muôn đơì về sau người ta vẫn kính trọng Ngài như một người hy sinh cứu thế đúng nghĩa.
Có thể nói, đức Bồ tát Thích Ca ra đi (xuất gia)là thực hiện đại từ bi, tìm trí tuệ siêu thế, nhằm giải cứu nỗi khổ sinh tử triền miên của vạn loại sinh linh đang phải gánh chịu trên cõi đời này.
Đây là vấn đề lớn, chúng ta cần tìm hiểu, nghiên cứu khách quan mới nhận thức đúng chân giá trị của đức Thế Tôn, là bậc thâỳ của trời người, đã đi vào lịch sử hơn 25 thế kỷ.
 
B/ NỘI DUNG
1.      Vài nhận định về ngày ra đi lịch sử
Ai đã từng nghiên cứu về Phật giáo cũng đều biết đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya - muni) là một người lịch sử, xuâùt hiện trước Công nguyên từ năm đến sáu thế kỷ. Với ngần ấy thời gian thì không dễ gì có một sử liệu hoàn toàn chính xác, mà những dị số về niên đại xung quanh các sự kiện lịch sư,û của một vị giác ngộ gần ba ngàn năm là điều không thể tránh. Căn bản nhất chính là ngày sanh và mất (Niết bàn) của Ngài cũng có rất nhiều giả thuyết, có những giả thuyết được đưa ra như một nguỵ tạo, nhằm làm giảm đi giá trị của một tôn giáo (tạm gọi là tôn giáo) tầm cỡ như Phật giáo. Những số liệu niên đại về ngày sinh, ngày Niêùt Bàn đang được sử dụng một cách phổ thông nhất, mặc dù đang còn tranh luận, đó là:năm 624 – 544 BC (theo cách tính châu Á) và năm 563 – 487 BC (theo cách tính của người Âu). Nhưng những vấn đề vừa nêu không nhằm vào việc bàn thảo chính trong mục này. Nội dung cần trình bày ở đây chính là ngày tháng xuất gia của Đức Phật.
Căn bản chúng ta đều biết, có hai thuyết truyền thống trong Phật giáo, đó là quan điểm của Phật giáo Nguyên thuỷ và Phật giáo Đại thừa. Theo Phật giáo Nguyên thuỷ, các nhà nghiên cứu đều cho rằng: tất cả những ngày kỷ niẹâm đều là ngày rằm, và ngày xuất gia của đức Phật, chúng ta cũng có thể mặc nhiên xem như là ngày  rằm, hay nói khác hơn đó là ngày trăng tròn, tức là vào khoảng những ngày giữa tháng nơi đất Phật. Dường như các sử gia không có chú trọng vào ngày tháng xuất gia của đức phật một cách chính xác, hầu hết chỉ nêu lên sự kiện là ngài đi tu vậy thôi. Một điều cần chú ý là cả luận án tiến sĩ của H.W. SChumann, do cư sĩ Trần Phương Lan dịch, nói về đức Phật lịch sử một cách có khoa học, so sánh chi li, nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng ông cũng không có đề cập đến ngày tháng xuất gia của đức Phật, mà nội dung chỉ nói đại khái là, đêm ra đi chỉ có hai thầy trò Thái tử, nhờ oai thần của chư Thiên mở cổng thành cho họ vượt thành một cách dễ dàng. Lúc ấy Ngài vừa tròn 29 tuổi.
Riêng Phật giáo Đại thừa, chẳng hạn kinh Đại bát Niết Bàn, ghi rõ ngày xuất gia của đức Phật nhằm đêm mùng bảy rạng ngày mùng tám tháng hai âm lịch, hàm ý rằng: hai ngày Đản sanh và xuất gia là chưa viên mãn nên lấy ngày mùng tám làm chủ ý thị hiện của đức Phật. Lúc ấy Ngài vừa tròn 19 tuổi. Còn hai ngày thành đạo và nhập Niết bàn thì lấy ngày rằm, vì công hạnh đã tròn, tức là giác ngộ cùng cực và giáo hoá chúng sanh viên mãn.
2.      Động cơ nào thúc đẩy thái tử đi tu
Nói đến đời sống của các vị vua chúa là điều bất khả tư nghì. Đứng về mặt hạnh phúc thế gian mà nhìn, thì chế độ hưởng thụ vật chất rất cao nhưng ít có một đời sống cá nhân nào sung túc bằng đời sống của một vị vương tử. Đó là một cuộc sống được xem như hạnh phúc nhất trần gian, người dân thường có nằm mơ cũng không bao giờ được. Chỉ riêng thành Kapilavatthu, tiện nghi của Thái tử Tất Đạt Đa, chúng ta sẽ thấy đức Phạât mô tả lại đời sống sung túc của mình trong kinh Tăng chi: “Này các tỳ kheo, trong nhà phụ vương ta, các hồ nước được xây dựng lên, trong một hồ có ao sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một chiên đàn nào ta dùng, này các tỳ kheo, là không từ  kàsi đến, bằng vải kàsi là khăn của ta, này các tỳ kheo. Bằng vải Kàsi là áo cánh; bằng vải Kàsi là nội y, bằng vải Kasi là thượng y. Đêm và ngày một lọng trắng được che chở cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay sương. Này các tỳ kheo, ba lâu đài được xây dựng cho ta, một cho mùa Đông, một cho mùa Hạ, một cái cho mùa mưa. Và ta này các tỳ kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, ta không có xuống dưới lầu …”. Qua đoạn kinh mô tả đó , chúng ta thấy Thái tử không có thiếu thốn bất cứ một thứ gì. Như vậy Ngài ra đi hoàn toàn không phải vì tầm cầu ăn mặc hay các nhu cầu vật dục của trần gian, nhằm làm thoả mãn hạnh phúc cho riêng mình. Ngài ra đi với lý do cao quí và thánh thiện.
            Với trí tuệ bẩm sinh Ngài nhìn thẩm thấu trong từng sự vật ngay khi chúng còn hiện hữu một cách tốt đẹp chớ không phải đợi đến lúc hư hoại rồi mới buông lên lời bi quan. Trong tác phẩm ánh đạo vàng Võ Đình Cường có diễn tả lời tâm sự giữa Thái tử và Gia–du - đà- la như sau: một hôm Thái tử nhìn chằm chằm vào mắt Gia du đà la và thốt lên lời than thở rằng: “Ta nghĩ đến một ngày chúng ta sẽ già yếu và xấu đi; thời gian sẽ phủ lên đầu chúng ta những lớp tro bạc. Ôi ! đôi mắt em rồi sẽ mờ đục! môi đỏ của em rồi sẽ úa màu! Và hai bàn tay đẹp đẽ thế này sẽ co quắp lại thành như những que củi khô...”. Những chữ “rồi - sẽ” mang một ý nghĩa cho cái nhìn vô cùng chính xác, cái nhìn giác ngộ.
Sau lần đi dạo chơi bốn cửa thành, chứng kiến cảnh sanh già bệnh chết, lúc đó Ngài vỡ lẽ ra một sự thật phủ phàng, những điều Ngài thấy không riêng gì dân chúng, chính bản thân của mình cũng phải tuân theo qui luật tự nhiên đó, không thể cưỡng lại bằng quyền uy hay tiền bạc. Và sự cảm nhận tinh tế hơn về tướng mạo của một vị Sa Môn, hay đó chính là hạt giống được tiềm ẩn trong tâm của một vị Bồ Tát. Chỉ cần nhìn qua hình ảnh của một vị xuất gia theo truyền thống Bà la môn, Siddhattha đã phát biểu rằng: “Đời sống tại gia thật là bất tịnh và thật là chật hẹp, còn đời sống xuất gia tự do như bầu trời  khoáng đạt”.
Từ những cái nhìn như thật, đức Phật bắt đầu khởi lên sự nhàm chán cuộc sống hưởng thụ hạnh phúc ngũ trần. “Với ta, này các tỳ kheo, được đầy đủ về sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: “Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị gìa, lại bực phiền hổ thẹn ghê tởm, quên rằng mình cũng vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, khi người khác già. Ta có thể bực phiền, hổ thẹn ghê tởm sao? Như vậy thật không xứng đáng cho ta. Sau khi quan sát về ta như vậy này các ty økheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn”. Rồi đến bệnh chết …v.v….cũng tương tự như trên. Do vậy Ngài bắt đầu khởi tâm yêu thương những người đời. Mặc dù không có một  đời sống đầy đủ như Ngài, nhưng họ cũng cố tìm cách bám lấy sự sống giả tạm nầy, họ tranh giành quyền lợi từng chút nhỏ nhặt, để rồi lẩn quẩn trong vòng khổ đau. Họ đang nô đùa vui vẻ mà không biết già bệnh chết đang phủ vây bên mình. Đức Phật từng sánh ví họ như đàn bò trong lò sát sanh, từng ngày phải thay nhau chết nhưng vẫn chẳng hay biết gì, cứ mãi miết vui đùa tranh nhau, húc nhau.
Cho nên đức Phật đã nói trong một vài trường hợp, ngũ dục cũng có vị ngọt nhưng cũng có nhiều lỗi lầm và chúng sẽ đem lại khổ đau (kinh Tăng nhất A hàm).
Và điều kiện cuối cùng, Thái tử yêu cầu phụ hoàng thực hiện cho ngài bốn việc: nếu phụ hoàng thực hiện được thì ngài sẽ bỏ ý định xuất gia, ở lại cai trị đất nước.
- Làm sao cho con trẻ mãi không già.
- Làm sao cho con mạnh mãi không đau.
- Làm sao cho con sống hoài không chết.
- Làm sao cho mọi người hết khổ.
Nghe qua những yêu cầu như thế, vua cha đã hiểu được điều gì sẽ xãy ra và Tịnh Phạn Vương chỉ còn chờ đợi một ngày gần đây sẽ chịu cảnh sống nhớ nhung buồn tẻ trên ngôi vị hoàng đế mà Ngài tưởng ai cũng tham vọng hướng đến để tước đoạt tranh giành. Kể từ đó cuộc ra đi của một vị vương tử trẻ đã được xếp đặt kỹ càng. Rồi cái gì đến nó sẽ đến. Mọi rào chắn của quyền uy tột bực, của sự giàu sang phú quí, của sắc dục hay bức tường thành vững chắc của kinh thành Kapilavatthu diễm lệ cũng không ngăn cản được sự quyết tâm ra đi của thái tử. Đêm mùng 7 rạng ngày mùng 8 tháng hai âm lịch (theo truyền thống Bắc tông) thái tử với người hầu của Ngài là Channa cùng con Kiền trắc vượt thành đi qua lãnh thổ ba vương quốc, thái tử Siddhattha đến dịng sơng Anomà dừng lại . Rồi Ngaì giao ngựa và vàng ngọc trang điểm cho Channa đem về thành Kapilavatthu. Lần đầu tiên trong cuộc đời Ngaì bắt đầu sống ẩn cư không nhà, trong khu vườn xồi gần làng Anupiyà, rồi tiến lên về phía Ràjagaha.
3.      Cuộc ra đi đầy quyết tâm.
Khi bàn về cuộc ra đi lịch sử mà chúng ta không bàn đến một vài khía cạnh của tâm lý được diễn biến trước khi khởi hành cũng là một điều thiếu sót.
 Những người xuất gia như chúng ta hôm nay thì chẳng có gì đáng để gọi là từ bỏ. Quá chăng chỉ là sự từ bỏ  chút ít công danh phú quí, tài sản cỏn con thậm chí cũng chẳng có, hay tạm rời xa cha mẹ, nên một mặt nào đó xem như là thiếu bổn phận chăm sóc đấng sanh thành. Đó là việc tất nhiên. Nhưng chúng ta không phải bận tâm với nhiều mạêt khác. Phần lớn mọi người chỉ có “một túp liều tranh hai qủa tim vàng”, một mảnh vườn nho nhỏ, một đứa con bụ bẩm thơ ngây, là xem như cuộc đời chúng ta sẽ bị sợi dây vô hình cột trói không có ngày thoát thân ra được.
Đối với Gia du đà la, là một điều vô cùng khó khăn cho thái tử. Bởi vì Gia du đà la luôn là mọât người vợ lý tưởng, bổn phận chu toàn , thông minh hiền hoà, luôn tỏ ra đồng tình với tất cả mọi thiện tâm của Thái tử, thì không có lý do gì để phải phiền trách hay bỏ đi. Mỗi khi Thấy thái tử trầm ngâm không nói không rằng, Gia du đà la an ủi: Thiếp có làm gì cho chàng buồn không mà chàng tỏ ra trầm ngâm như vậy? Những lần được hỏi, thái tử đều luôn tự trách những suy nghĩ vẩn vơ của mình, khuyên nàng nên yên tâm, vì nàng là người vợ tuyệt vời. Do vậy, chúng ta phải biết cuộc ra đi của thái tử phải có sự đồng tình một cách trực tiếp hay gián tiếp của Gia du đà la, bởi không có sự đồng tình này, thì đó có thể là một sự chạy trốn một vấn đề gì đó chớ không phải là hy sinh? Cho nên sự ra đi này cũng có một phần hy sinh của công chúa Gia du đà la cùng vun bồi cho lý tưởng cao cả của Thái tử Tất đạt đa. 
Bởi có kinh nghiệm trong việc ra đi này nên đức Phật đã dạy trong kinh Tứ thập nhị chương, bài hai mươi điều khó trước tiên nhất: “Bần cùng bố thí nan, hào quí học đạo nan, … nhẫn sắc nhẫn dục nan …”. Như vậy, từ bỏ những vật chất thông thường còn thấy khó huống hồ là từ bỏ tất cả sự phú quí vinh hoa. Đối với tình cảm vợ chồng lại càng là một vấn đề khó xử. Cho nên người không có tâm lượng rộng lớn thì sẽ không thực hiện được ước mơ cao xa. Vì rằng: nếu từ bỏ cái này để được cái kia tốt đẹp hơn trăm ngàn lần mà thấy rõ ràng trước mắt thì ngươi ta sẽ không có gì để ngần ngại; còn đằng này sự từ bỏ sự vinh hoa phú quí để đi tìm một lối sống khổ hạnh, kẻ ăn xin không nhà, mặc dù có lý tưởng, nhưng khi đạo quả chưa thành thì biết mai kia nó là cái gì, trong khi thực tế thì phải chịu khó khổ muôn vàn. Sau năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh, suýt nữa Ngài phải bỏ mình bên dòng sông Ni -Liên - Thiền. Đức Phật đã diễn tả lại quá trình tu khổ hạnh như sau:.."Vì ta ăn quá ít mỗi ngày, nên cơ thể ta trở nên hết sức gầy yếu. Tay chân ta như các lĩng tre khơ đầy khúc khỉu. Hai bàn tọa của ta trở thành giống như mĩng trâu, xương sống với cột tủy lồi ra trơng giống chuỗi hạt. Xương sườn ta lộ rõ như rui cột của ngơi nhà đổ nát. Ðồng tử của ta nằm sâu trong hố mắt thăm thẳm giống như ánh nước long lanh từ dưới giếng sâu. Da đầu ta khơ héo nhăn nheo như trái mướp đắng được cắt đem phơi nắng khơ héo nhăn nheo. Nếu ta muốn sờ da bụng thì ta đụng nhằm xương sống vì hai thứ đã dính sát vào nhau. Nếu ta muốn đi đại tiện hay tiểu tiện thì ta ngã úp mặt xuống đất. Nếu ta chà xát tay chân thì đám lơng hư mục rụng xuống trong tay ta". (MN 12.52 _ MN 36.21)
Nhờ bát sữa của nàng Su già ta Thái tử mới tĩnh ngộ rằng, khổ hạnh cũng không phải là phương pháp tốt để đi đến giác ngộ. Và một lần nữa Ngài kiên thệ dưới cội cây Tất bát la: “Nếu không thành chánh giác, ta nhất định không rời khỏi cội cây này”. Sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định, khi sao Mai vừa mọc Ngài đạt được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Như vậy, bước đường đức Thế tôn đã đi là một sự dấn thân đầy gian lao vất vả. Nếu không có lòng yêu thương chúng sanh vô bờ bến, không có một nghị lực phi thường, không có ý chí sắt thép, không có lòng tin vững chắc thì Ngài không thể vượt qua những thử thách cam go, không thể thành tựu được lý tưởng tối thượng của mình - lý tưởng Giác ngộ. Chính những khó khăn gian khổ mà Ngài dấn thân được mới là một đều đáng trân quí. Thiết nghĩ: những người thường dân chịu cực khổ đã quen, nên gặp những lúc khó khăn chịu cực thêm một chút, chắc có lẽ cũng không đến nỗi. Còn như người giàu sang phú quí, chưa bằng Thái tử, mà vừa gặp khó khăn hoặc hơi chật vật một nhu cầu nào đó trong cuộc sống đời thường thì chắc hẳn người ấy chẳng dễ chịu tí nào. Thế thì, Siddhattha là một vị Thái tử, mọi nhu cầu quá mĩ mãn lại dấn thân vào một hoàn cảnh sống trái ngược như thế mà Ngài chấp nhận và được những người bạn đồng tu, năm anh em Kiều Trần Như, mến phục sức chịu đựng khổ hạnh của Ngài như vậy là tối ưu không ai có thể hơn được, đủ để chúng ta thấy được ý chí sắt thép, nghị lực phi thường của Ngài.
            4.      Ý nghĩa xuất gia trong đạo Phật
Xuất gia là một hành động vô cùng cao quí, là hình ảnh đẹp của một số tôn giáo được dân gian của mọi thời  đại tôn kính ca tụng và giành những gì thanh khiết nhất để khen tặng cho những nhà tu hành; dù là hình thức tu sĩ nào, cũng vẫn được người đời quý kính. Nhưng ấn tượng đẹp nhất trong các tôn giáo vẫn là hình thức tu sĩ Phật giáo. Đây là một cái nhìn rất khách quan theo thông tin đại chúng chớ không phải là ý chủ quan của người viết.
Trước thời đức Phật ra đời ở Aán độ người theo đạo Bà la môn muốn đi tu phải trải qua bốn giai đoạn. Giai đoạn một gọi là học đạo kỳ, tức trong thời tuổi trẻ, người Bà la môn phải học hết các kinh điển Vệ đà; giai đoạn hai gọi là gia cư kỳ, tức là người thanh niên ấy phải lập gia đình, nuôi dạy con cái  và phụng sự xã hội; giai đoạn ba là ẩn cư kỳ: khi con cái lớn khôn thì rút lui khỏi cuộc đời trần thế làm mọât ẩn sĩ tu hành và giai đoạn cuối cùng là du hoá kỳ, tức là đem sở tu sở đắc của mình đi hoá độ mọi người. Mặc dù đây cũng là một cách sắp xếp có thứ lớp rạch ròi, theo tinh thần Bà la môn; nhưng với cái nhìn của Thái tử thì có khác đi. Ngài xem đó là một công thức cứng nhắt, không mang đến hiệu quả lắm. Bởi vì, theo Ngài, một là đến tuổi già mới tu thì mọi nhuệ khí minh mẫn để tiếp nhận những điều cao siêu mầu nhiệm sẽ yếu đi vì sức khoẻ kém. Thứ nữa là cuộc đời vô thường đâu hẹn cho bất cứ một ai rồi cũng sống được đến tuổi già!? Đó là một vài quan điểm khác biệt thuở đương thời về ý nghĩa xuất gia. Ý nghĩa xuất gia trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Xuất gia có ba nghĩa: một xuất thế tục gia, tức đi ra khỏi nhà thế tục; nói nôm na đó là đi vô chùa tu; hai là xuất phiền não gia, tức là thanh tu gột rửa các tập khí phiền não, các tư tưởng thấp kém, nhiễm ô và nghiã thứ ba là xuất tam giới gia, giải thoát ra khỏi tam giới . Như vậy, nhìn lại quá khứ thì hành động ra đi của thái tử chỉ mới mang một nghiã đầu tiên của xuất gia, tức ra khỏi nhà thế tục. Kể từ khi thành đạo dưới cội Bồ đề thì lúc đó xuất gia được viên mãn cả ba ý nghĩa.
Trong thực tế, có những người mặc dù không ra khỏi nhà thế tục những vẫn đạt được hai ý nghiã xuất gia mang tính quyết định cho chân giá trị giải thoát. Đó là mẫu người lý tưởng, thực hành Bồ tát đạo, bằng hình thức cư sĩ, sống đời thế tục nhưng hoàn toàn cách ly khỏi các ràng buộc của phiền não nhiễm ô, như hình ảnh của Tuệ Trung thượng sĩ, hay cư sĩ Bàng Uẩn … Đó là những hình ảnh tiêu biểu cho hai ý nghĩa xuất gia sau cùng. Cổ đức dạy rằng: “Tuy xử cư gia, bất trước Tam giới. Thị hữu thê tử thường tu phạm hạnh”. Nghĩa là: tuy ở trong nhà thế tục mà cả Tam giới này còn không ràng buộc được; mặc dù có vợ con, nhưng lại là người chuyên tu phạm hạnh. Đó là ý nghĩa cao siêu của hàng đại Bồ tát.
Nhưng dẫu sao đi nữa, một người xuất gia đúng nghĩa theo đạo Phật, phải đủ cả ba yếu tố trên, mới thành tựu cả nội dung lẫn hình thức, có thể làm niềm tin cho tất cả mọi người và giáo hoá chúng sanh được dễ dàng. Đầu tiên việc xuấùt gia của đức Phật là ngài cắt tóc đưa cho Sa nặc mang về. Kể từ đó Ngài trở thành một vị sa môn xuất thế tục gia, sống đời không nhà. Đấy chính là hình ảnh giải thoát đầu tiên của người tu Phật. Cho nên ý nghĩa xuất thế tục gia, trở thành tiền đề cho một bản sắc Phật giáo. Trong kinh Tứ thập nhị chương, đức Phật dạy: “Cạo bỏ râu tóc làm bậc Sa môn, là người lãnh thọ đạo pháp, phải xả bỏ của cải ở đời, mong cầu vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, cẩn thận không trở lại (dòng thế tục)”. Tổ Qui Sơn cũng có dạy: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục”.  Đây là một trong những ý nghĩa thù thắng của Phạât giáo. Và phần tâm chứng là để hoàn tất cho hai ý nghĩa xuất gia còn lại. Kinh tứ  thập nhị chương, đức Phật dạy tiếp: “Những bậc xuất gia làm Sa môn, dứt bỏ ái dục, nhận biết nguồn tâm của mình, hiểu rõ lý mầu của Phật, ngộ pháp vô vi, trong không sở đắc, ngoài không sở cầu…”.
Đó là một vài ý nghĩa cao quí của việc xuất gia và người xuất gia theo Phật giáo.
5.      Bài học lớn cho chúng sanh đời sau
a/  Tu phải biết hy sinh
- Hy sinh tài vật:
Người đời sở dĩ khổ tâm nhọc trí cũng chỉ vì cái ăn cái mặc. Khi có được chút ít ăn mặc thì phải khổ công bảo vệ giữ gìn cho có của dư của để. Khi giàu có thì họ lại mong muốn làm giàu hơn nữa, chỉ muốn gom vào mà không muốn bỏ ra. Những người có tâm ích kỷ thì lại lấy thân che của, chẳng biết san sẻ cho ai, dù đó  là cha, mẹ, vợ, con. Thế thì, chính người thân của mình mà không dám hy sinh thì làm sao dám san sẻ cho người khác, lại càng không dễ từ bỏ của cải. Cho nên chúng ta kính phục sự hy sinh cao cả của đức Phật, từ bỏ tất cả mà không phải tìm hạnh phúc riêng mình. Trong Bồ tát Anh lạc giới đức Phật nói lên tâm nguyện của Ngài như sau: “Ta nguyện đem thân ta chịu hằng hà sa số khổ đau của chúng sanh, vì nguyện cứu khổ chúng sanh nên ta nguyện thành Phật”. Vậy thì, nếu đã là người xuất gia phải có tâm hy sinh cao cả thì mới mong làm lợi ích cho chúng sanh trên cõi đời này. Vì nghĩ đến lý tưởng giải thoát mà chúng ta quyết xa lìa sự cám đỗ của vật dục thế gian, chính nó là một mối ràng buộc lớn, cũng vì nó mà chúng ta phải tạo nghiệp trầm luân trong sanh tử. Nếu không tập tánh lìa bỏ vật dục thì người xuất gia khó giải thoát ra khỏi tù ngục của Dục giới. Sự hy sinh này không chỉ dừng lại ở chỗ từ bỏ vật chất phù hoa mà còn phải tiến xa hơn nữa là hy sinh thân mình để làm lợi ích cho chúng sinh. Đó mới đúng với tinh thần vị tha vô ngã. Khi có tâm vô ngã thì không còn gì nữa để luyến tiếc trong việc tu hành, dấn thân hoằng pháp lợi sanh, bởi vì khi đạt được vô ngã thì chúng ta có tình yêu thương nhân loại nhiều hơn và đó chính là chân giá trị của tình thương không vướng chấp (vô duyên từ).
- Hy sinh tình cảm
Trái tim màu đỏ:“Ai ra đi mà chưa từng bịn rịn, xa người thương mà dễ mấy ai quên”. Tình đời thế sự là thế. Tình cảm là một mối ràng buộc vô cùng lớn; theo thế gian nó vừa là giá trị thiêng liêng, vừa mang tính ích kỷ bảo thủ. Cho nên người đời cũng lao tâm nhọc trí khổ sở không biết bao nhiêu trong việc đi tìm hạnh phúc ái tình. Khi có được, mấy ai dám từ bỏ như đức Phật để làm một điều gì đó lợi ích cho mọi người. Vì thương yêu chúng sanh không thể kể xiết đức Phật sẵn sàng hy sinh tất cả những tình cảm riêng tư, để đi tìm chân lý mong làm lợi ích cho tất cả chúng sanh, dẫu biết rằng sự hy sinh đó là một niềm đau lớn cho công chúa Gia du đà la. Cho nên có một đoạn thơ(?) quen thuộc nói lên lời tâm huyết của Thái tử thay lời từ biệt Vợ con:
“…Gia du ơi! Xin em đừng sầu khổ
Để anh tìm đạo lý cứu nhân sinh
Tình ta nay đẹp mai sau khổ
Lưu luyến làm chi một bóng hình
Chiếc áo cẩm bào nay gác lại
Thay vào chiếc áo khách điêu linh
Chén cơm hoàng tộc xin từ biệt
Đổi bát muôn nhà độ chúng sanh
Đêm nay gác cánh tình riêng lại
Mở cánh tình chung trải ánh vàng”.
Điều đó chính là sự biểu hiện một nghị lực phi thường của bậc xuất trần thượng sĩ.
Mang tâm nguyện người tu hành, nói chung, dù là người xuất gia, nếu tái sanh vào trong cõi đời này thì ai cũng mang ít nhiều nghiệp chướng, nhưng có người thành tựu quả giải thoát người không, không phải ai may mắn hơn ai, hay đức Phật gia hộ người này không gia hộ người kia mà tất cả chỉ do tâm lực của mỗi người, khả năng chuyển hoá đúng như pháp, khả năng từ bỏ của mỗi người mà thôi; người có chí, có nghị lực, chiến thắng được những tham lam dục vọng thì thành tựu, còn ai yếu đuối sẽ bị đổ vỡ, đó là những nguyên tắc tất yếu, chớ không phải tu hành là gắng gượng hay mong đợi kết quả một cách cầu may.
b/ Sự khó khăn của người mở lối
Cổ ngôn thường nói: “Vạn sự khởi đầu nan”. Đây là vấn đề khó khăn lớn nhất của bất cứ một ai muốn dấn thân vào con đường sự nghiệp của mình. Chúng ta thử hỏi tất cả những người thành tựu sự nghiệp vẻ vang hôm nay, ai chưa từng phải đối đầu với nhiều nghịch cảnh, nhất là đối đầu với những cái mới mẻ mà mình phải mù tịt. Con đường nào chưa có ai kinh qua mà mình là người tiên phong thì dường như luôn phải chịu lắm gian nan vất vả, có khi phải đổi lấy bằng tính mạng. Vì vậy, cuộc ra đi của đức Phạât chính là cuộc tiên phong đầy gian nan và thử thách, thử thách đầu tiên chính là sự thay đổi hai lối sống vô cùng trái ngược nhau. Chỉ cần nhìn lại qua khứ lịch sử của đức Thế tôn thì lòng kính ngưỡng của chúng ta bao giờ mới hết được. Hôm nay đây, chúng ta đã có sẵn bản đồ trong tay, chỉ cần nỗ lực bước đi thì việc gì mà chúng ta còn phải lưỡng lự chần chừ. Có phải vì thời nay tiện nghi vật chất qúa hấp dẫn, căn cơ chúng sanh cạn mỏng, lòng tham chấp càng sâu dày, ý chí hạ liệt cho nên chúng ta không dám từ bỏ những cái nhỏ nhặt để bước vào con đường làm lợi ích cho chúng sanh. Đó chính là lý tưởng tối thượng, là bức thông điệp mà đức thế tôn muốn gởi cho tất cả hàng đệ tử của ngài. Krisknamurti có viết một bài thơ rằng:
“…Nếu sau này tôi có viết lên những vần thơ để nói
Sẽ chẳng bao giờ nói lên để ca ngợi tình yêu
Vì tình yêu là hình ảnh buổi chiều
Tuy êm ái nhưng sẽ vào đêm tối
Nếu sau này tôi có viết lên những vần thơ để nói
Chỉ nói lên để ca ngợi tình thương
Của những người vì nhân loại quê hương
Của hạnh phúc thoát ra ngoài tội lỗi”
Như vậy, con đường tầm đạo của đức thế tôn thật đáng cho chúng sanh kính phục, nhưng không có nghĩa hôm nay chúng ta đi tìm sự kính phục ngày xưa mà đức Thế tôn trải thân thử nghiệm. Mặc dù thực hành theo lối chỉ dẫn sẵn nó sẽ không có giá trị bằng sự đi tìm như đức Phật, nhưng đã có bản đồ hoàn chỉnh trong tay còn tự đi tìm để vẽ bản đồ khác nữa thì đó chính là chuyện liều lĩnh, phí thời gian. Đã có bản đồ tốt thì chúng ta chỉ cần tiến bước mà đi; lúc đó người có chịu quyết tâm đi đến cùng hay không là chuyện khác. Đức Phật khuyên dạy các hàng tỳ kheo: “Hãy tự thắp đuốc lên mà đi, hãy tự mình làm hòn đảo cho chính mình”. CoÙ nghĩa là khuyên người hãy tự giác; pháp của Phật là ánh lửa, tâm ta là ngọn đuốc. Hãy thắp đuốc giác ngộ tự tâm mang đi và bảo trì cho ngọn lửa đừng bị tắt, đó là nhiệm vụ của cháu con dòng họ Thích, mang sứ mạng Như Lai truyền đăng tục diệm cho chánh pháïùp được trường tồn trên thế gian này.
C/ KẾT LUẬN
Mỗi năm khi đến ngày kỷ niệm xuất gia của đức Thế tôn, những người con Phật đều nao nao khi nhớ đến hình ảnh người cha tinh thần đầy khả kính. Nếu không  có sự ra đi lịch sử xưa, thì ngày hôm nay cũng không có một tôn giaó lớn nhân bản như đạo Phật. Khi chưa tầm ra lẽ đạo, nhưng với niềm tin đức Phạât vẫn không nản lòng từ bỏ lý tưởng ban đầu. Những bước đường gian nan nhiều chông gai thử thách là một bài học lớn khích lệ cho chúng đệ tử của Ngài phải biết trân quí di sản của đạo sư quyết tâm tu hành và truyền bá tư tưởng giải thoát khổ đau cho chúng sanh. Một ngày ra đi lịch sử với đầy tâm huyết, đã đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chẳng những riêng con người mà còn có cả chư Thiên.
Hơn hai mươi lăm thế kỷ qua, những hình ảnh đã đi vào lịch sử chưa phai nhoà trong tâm trí người con Phật. Mỗi lần hình dung đến những đức tính cao quí thánh thiện của Người là một lần như được sự khích lệ lớn lao, giúp cho hành giả có nhiều nghị lực. Được xem như chính sự gia trì của đức phật, mà mỗi lần vượt qua khó khăn, chúng ta đều khấu đầu trước đức từ tôn xin được kính lễ tạ ơn Ngài. Cho nên, đứng về góc độ lịch sử, nếu bỏ qua sự kiện trong đại này - ngày xuất gia của đức Phạât, là một điều thiếu sót lớn, đối với giá trị tinh thần lại càng bị mất mát nhiều hơn. Cho nên chúng ta cần phải nghiên cứu tìm hiểu, ôn lại mọât cách nghiêm túc và đầy đủ để ngày này trở thành những ngày kỷ niệm trọng đại, đối với cuọâc đời lịch sử của đức Phật, mà tín đồ Phật giáo trong khắp năm châu bốn biển đều trân trọng đón mừng.
 
Tài liệu tham khảo:
·        Phật học phổ thông       HT. Thích Thiện Hoa
·        Ánh đạo vàng                Võ Đình cường
·        Lịch sử đức Phật Cồ Đàm  Thong Kham.
·        Đức Phật lịch sử          Trần Phương Lan dịch.
·        Phật học khái luận       HT. Thích Chơn Thiện.
·        Kinh Tăng Chi             HT. Thích Minh Châu dịch.
--o0o--